Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì - Đề số 5 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ
Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.
Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.
Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.
Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa,… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.
Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.
(Lê Đức Dương)
Nhân vật chính trong văn bản là ai?
Nhân vật chính trong văn bản đã làm gì?
Vì sao chú Trọng lại có hành động khác người như vậy?
Chi tiết nào trong văn bản cho thấy chú Trọng rất chăm chỉ?
Thành quả sau nhiều năm cố gắng của chú Trọng là gì?
Điều gì đã làm nên thành công của chú Trọng?
Dòng nào nói đúng về sự thay đổi thái độ của mọi người khi nhìn thấy những việc làm của chú Trọng?
Chi tiết sau cho người đọc biết về điều gì?
Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.
Nội dung chính của văn bản là gì?
Thông điệp của văn bản là gì?
Chọn từ thay thế cho từ "lòi" trong câu "Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.".
Từ "xanh" trong câu "Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt." được dùng với nghĩa gì?
Những dòng nào có từ "xanh" được dùng với nghĩa chuyển?
Hoàng hôn trên quê hương thật đẹp. Sau một ngày dài, ánh nắng đã dịu hẳn, rồi dần dần chuyển sắc. Cả một khoảng trời nhuộm đỏ. Mặt trời giống như quả cầu khổng lồ, lặn dần về phía chân trời. Những đám mây di chuyển lười biếng, chậm chạp, dịu dàng chào mọi người. Hương lúa chín ở cánh đồng vừa gặt một nửa theo làn gió tỏa ngát hương. Trên con đê đầu làng, đàn trâu theo bước chân của các cậu bé lững thững trở về nhà. Ánh nắng cuối cùng dần tắt, bầu trời chuyển màu tối sẫm, cả làng quê chìm trong yên ắng. Âm thanh của ếch, nhái bắt đầu vang lên rộn ràng.
Ngữ liệu trên thuộc kiểu đoạn văn
Hoàng hôn trên quê hương thật đẹp. Sau một ngày dài, ánh nắng đã dịu hẳn, rồi dần dần chuyển sắc. Cả một khoảng trời nhuộm đỏ. Mặt trời giống như quả cầu khổng lồ, lặn dần về phía chân trời. Những đám mây di chuyển lười biếng, chậm chạp, dịu dàng chào mọi người. Hương lúa chín ở cánh đồng vừa gặt một nửa theo làn gió tỏa ngát hương. Trên con đê đầu làng, đàn trâu theo bước chân của các cậu bé lững thững trở về nhà. Ánh nắng cuối cùng dần tắt, bầu trời chuyển màu tối sẫm, cả làng quê chìm trong yên ắng. Âm thanh của ếch, nhái bắt đầu vang lên rộn ràng.
Khung cảnh làng quê được tả vào thời gian nào?