Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề kiểm tra giữa học kì I - Đề số 2 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Nội dung nào sau đây không phải là lịch sử của ngôi làng em đang ở?
Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố
Nhận định nào đúng về ý nghĩa những thành tựu của văn minh Ấn Độ đạt được?
Những hiểu biết của con về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là
Trong các quốc gia cổ đại phương Đông dưới đây quốc gia nào được hình thành sớm nhất?
Ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp là
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử?
Phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu là các bước cơ bản của quá trình
Cho đoạn thông tin sau đây:
Tư liệu 1: “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”
(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.101)
Tư liệu 2:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
a) Đoạn tư liệu 1 vừa phản ánh chức năng khoa học, vừa phản ánh chức năng xã hội của Sử học. |
|
b) “…việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau” phản ánh nhiệm vụ cung cấp tri thức khoa học của Sử học. |
|
c) Ở đoạn tư liệu 2, Hồ Chí Minh khuyến khích nhân dân ta nên tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử thế giới để hiểu về lịch sử Việt Nam. |
|
d) Ý nghĩa sâu xa của cả hai đoạn tư liệu là đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức lịch sử đối với một quốc gia, dân tộc. |
|
Cho đoạn thông tin sau đây:
Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài. Tri thức lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai. Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội.
a) Tri thức lịch sử rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu lịch sử đúng đắn cần một quá trình lâu dài. |
|
b) Tri thức lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, việc học tập lịch sử cần lâu dài. |
|
c) Những nhận thức về lịch sử hôm nay sẽ không thay đổi vào ngày mai. |
|
d) Tri thức lịch sử giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển bản thân. |
|
Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu của các nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.
Nền văn minh |
Thành tựu |
Ai Cập |
Chữ tượng hình; toán học (nhất là hình học); kiến trúc và điêu khắc; kĩ thuật ướp xác; tín ngưỡng thờ đa thần. |
Trung Hoa |
Chữ tượng hình được viết trên mai rùa, xương thú,…; văn học (thơ Đường, tiểu thuyết Minh - Thanh); toán học (sử dụng hệ số đếm thập phân); kiến trúc và điêu khắc (Di hoa viên, Thập tam lăng,…); kĩ thuật (in, giấy, thuốc súng,…); tư tưởng, tôn giáo (Nho giáo, Đạo giáo). |
Ấn Độ |
Văn học (kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na,…); toán học (sáng tạo số tự nhiên); tôn giáo (Bà-la-môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo,…). |
Nhận định nào dưới đây là đúng/sai?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)
a) Cư dân Ai Cập rất giỏi hình học với mục đích xây dựng các công trình kiến trúc và đo đạc ruộng đất. |
|
b) Chữ tượng hình của Trung Hoa thời cổ - trung đại được viết trên mai rùa, xương thú và thẻ tre,… Hiện nay, chữ viết của Trung Hoa vẫn là chữ tượng hình. |
|
c) Ấn Độ là nơi khởi nguồn của một số tôn giáo lớn trên thế giới và có sức ảnh hưởng tới tất cả các nước trên thế giới. |
|
d) Hiện nay, tất cả các thành tựu của văn minh phương Đông vẫn còn tồn tại và phát triển mạnh ở khu vực. |
|
Cho đoạn thông tin sau đây:
"Một nhà du hành người Ai Cập đã viết: "Sông Nin của Ai Cập hơn hẳn các dòng sông khác trên thế giới về vị ngọt, độ dài và cả sự hữu ích của nó. Không dòng sông nào khác trên thế giới có thể quy tụ bên bờ của nó nhiều thành phố và làng mạc đến vậy"... Người Ai Cập gọi vùng đất phì nhiêu của họ là "Vùng đất đen" vì màu của phù xa và cây trồng rậm rạp trên đó. Ngoài dải đất dài và hẹp của những cánh đồng màu mỡ ấy là sa mạc (được gọi là "Vùng đất đỏ")".
(Theo Uy-li-am G.Đu-khơ, Giắc-xơn G.Spi-en-vô-ghen, Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh)
a) Vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại là tạo ra “Vùng đất đen" phì nhiêu, màu mỡ. |
|
b) Vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại là tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn. |
|
c) Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập thích hợp nhất cho việc phát triển ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. |
|
d) Quy tụ hai bên bờ sông Nin nhiều thành phố, làng mạc vì có đất đai màu mỡ, dễ canh tác. |
|