Bài học cùng chủ đề
- Tri thức ngữ văn
- Đọc văn bản: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
- Thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội
- Đọc văn bản: Quang Trung đại phá quân Thanh
- Đọc văn bản: Ta đi tới
- Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ địa phương
- Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá)
- Đọc: Minh sư
- Củng cố, mở rộng
- Phiếu bài tập chủ đề 1
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập chủ đề 1 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
BÊN BỜ THIÊN MẠC
(Trích)
Trần Bình Trọng dẫn họ về nhà Nhân Tông đang ở. Trần Quốc Tuấn hỏi cậu bé chăn ngựa một lần nữa về con đường qua Màn Trò. Ông hài lòng vì Hoàng Đỗ tỏ ra hiểu rõ bãi lầy. Ông giơ một viên sáp lớn lên trước mặt:
- Đây là một đạo lệnh bí mật bọc sáp. Khi vượt xong bãi lầy, cháu tách đi một đường riêng tới quân doanh của Thượng tướng quân Trần Quang Khải. Cháu sẽ trao tận tay Thượng tướng quân bản lệnh này và chỉ được trao cho chính tay Thượng tướng quân mà thôi. Nếu nửa đường gặp giặc, cháu phải cố vượt thoát. Nếu vượt không được thì phải nhai nuốt bản lệnh này đi. Việc lớn của nước nhà nằm trong viên sáp này đó!
Trần Quốc Tuấn trao viên sáp cho Hoàng Đỗ. Cậu bé chăn ngựa nhận viên sáp và cúi đầu nghĩ ngợi. Trần Quốc Tuấn chăm chú ngắm cậu bé. Ông đã được Trần Bình Trọng kể lại trận phá vây ải Khả Lá và những người lính được thưởng đồng tiền bạc. Ông hỏi:
- Cháu còn vương vấn điều chi trong lòng thế?
- Thưa Quốc công, cháu chỉ là thằng bé chăn ngựa. Nhưng bố cháu đã dạy cháu phải trung với nước. Dù có chết cho nước, cháu cũng không sợ, nhưng cháu sợ không đảm đương nổi việc này.
- Ờ, cháu cứ nói nữa đi. Thật thà như vậy là đáng khen đấy!
- Cháu sợ nửa đường gặp giặc.
- Thì cháu làm thế nào?
- Cháu sẽ cố vượt vòng vây.
- Nếu chúng vây kín quá?
- Thì cháu sẽ làm đúng như lời Quốc công đã dặn là nhai nuốt bản lệnh này đi.
- Thế là cháu hiểu kĩ lời ta đó.
Nhưng cậu bé chăn ngựa tỏ ra băn khoăn hơn:
- Nuốt xong, cháu không chịu chết một mình đâu. Cháu sẽ xông vào chúng nó. May ra cháu đổi mạng cháu được vài mạng giặc.
- Thế thì ta lại càng khen cháu chứ sao!
Hoàng Đỗ kêu lên:
- Nhưng dạo chúng cháu phá vây trên ải Khả Lá thì lại thế này cơ. Khi chúng cháu xông vào, chúng cháu liều chết với giặc, cuối cùng… cuối cùng, chúng cháu không chết mà chính lũ giặc đứa thì chết, đứa thì bỏ chạy bán mạng…
Trần Quốc Tuấn bật cười lớn:
- Binh pháp gọi như thế là “vào đất chết để tìm lấy sống” đó. Có ai ngăn cháu làm như vậy đâu!
Trần Bình Trọng cũng cười:
- Thì lúc ấy ta lại thưởng thêm cho một đồng tiền bạc nữa chứ sao!
Cậu bé chăn ngựa ngơ ngác:
- Nhưng nếu vào đất chết mà lại sống thì khi cháu gặp Thượng tướng quân, cháu biết ăn nói làm sao?
- Sao hử?
- Bởi trước khi liều chết, cháu đã phải nuốt bản mật lệnh này, còn đâu để mà trao tay cho Thượng tướng quân được nữa.
Trần Quốc Tuấn nheo mắt cười. Mặt ông tươi tắn và trẻ trung, sinh động. Ông móc trong bọc ra một vật và khẽ rung cổ tay. Tiếng lanh canh reo vui lại vang lên:
- Ta cũng đã nghĩ trước điều đó rồi. Khi ấy, cháu sẽ trao cái khóa bạc này cho Thượng tướng quân. Thượng tướng quân suy nghĩ rồi sẽ hiểu được ý ta. Nếu vật này có rơi vào tay quân Nguyên, chúng cũng không thể nào ngờ được rằng chiếc khóa bạc có liên quan gì đến vận nước đâu.
Hoàng Đỗ yên lòng. Cậu sụp lạy Trần Quốc Tuấn rồi quay sang lạy từ Trần Bình Trọng.
(Hà Ân)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:
Văn bản Bên bờ Thiên Mạc thuộc thể loại nào?
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Truyện sử dụng ngôi kể nào?
Nhân vật hư cấu trong văn bản là
Trần Quốc Tuấn đã giao nhiệm vụ gì cho Hoàng Đỗ?
Hoàng Đỗ là người thế nào?
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Dòng nào nói đúng về từ ngữ được sử dụng trong văn bản?
Truyện lịch sử là truyện
Dòng nào sau đây có sử dụng biệt ngữ xã hội?
Vì sao biệt ngữ xã hội lại được sử dụng trong phạm vi hẹp?
Dòng nào có sử dụng từ địa phương?
Trong bài thơ sau, từ “cá tràu” là loại từ ngữ nào?
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
(Chế Lan Viên)
Từ nào có thể thay thế cho từ địa phương được in đậm?
Em buôn chi em bán chi
Mười phiên chợ Sạt không li phiên nào.
(Ca dao)
Mục đích viết của bài văn kể về một chuyến đi hoặc hoạt động xã hội là gì?
Viết bài văn ngắn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá) của em.