Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tổng hợp SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Dòng suối quý giá trong ruột Trái Đất
Lần này, hành trình đi xuống lại bắt đầu theo một đường hầm mới. Theo thói quen, Hans vẫn dẫn đầu. Chúng tôi đi chưa được trăm bước, giáo sư đã soi đèn dọc vách đường hầm và kêu lên:
- Lớp đất nguyên thủy đây rồi! Chúng ta đi đúng đường rồi! Tiến lên!
Ánh đèn chiếu lên khối đá, làm dội lại như những tia lửa đan chéo nhau từ mọi góc độ và tôi tưởng tượng mình đang du ngoạn trong một khối kim cương rỗng, giữa muôn vàn ánh sáng chói lọi. Đến sáu giờ chiều, tầng nham thạch trước đây vẫn sáng bóng, đã bắt đầu thay đổi. Vách hầm chuyển màu kết tinh sâm sẫm. Chúng tôi đang bị giam trong một nhà tù khổng lồ bằng đá hoa cương!
Lúc ấy là tám giờ tối. Vẫn không có dấu hiệu của nước. Cơn khát hành hạ tôi đến kinh khủng. Giáo sư dẫn đầu đoàn thám hiểm không muốn dừng bước. Ông luôn gắng sức lắng nghe để tìm âm thanh róc rách của một con suối ngầm nào đó, nhưng cũng chẳng thấy gì. Tôi cố chống lại những cơn dằn vặt vì thiếu nước để khỏi bắt giáo sư phải dừng lại. Dừng lại bây giờ tức là bóp chết tia hy vọng cuối cùng đang còn le lói trong ông, vì ngày sắp hết, mà hôm nay lại là ngày gia hạn cuối cùng. Sau cùng, sức lực trong tôi cạn kiệt hẳn. Tôi kêu lên một tiếng, rồi gục xuống.
- Cứu tôi với! Chết mất!
Suốt một giờ, tôi nằm trong bóng tối với những ý nghĩ quay cuồng trong trí. Có lẽ tôi sắp điên lên mất! Nhưng sau cùng, tôi nghe có tiếng bước chân vang. Hans đang quay trở lại. Ánh sáng mờ mờ bắt đầu lướt trên vách rồi lóe ra ở miệng đường hầm. Hans xuất hiện. Anh bước lại gần và khẽ lay chú tôi dậy.
- Cái gì vậy? – giáo sư thức giấc hỏi.
- Watten! (Nước - tiếng Đan Mạch) – chàng thợ săn đáp.
Phải chăng nỗi thống khổ dữ dội đã khiến người ta linh cảm mà biết được nhiều thứ tiếng nước ngoài? Một chữ Đan Mạch bẻ đôi cũng không biết vậy mà tự nhiên tôi bỗng hiểu rành rọt câu nói của Hans.
- Nước! Nước! – tôi hoa chân múa tay reo hò như một người mất trí.
- Nước à? Nước ở đâu? – giáo sư hỏi anh chàng người Iceland.
- Nedat!
- Ở đâu? Ở dưới kia! – bây giờ họ nói gì tôi cũng hiểu hết.
Tôi nắm tay Hans và siết mạnh, nhưng anh vẫn im lặng nhìn tôi. Việc chuẩn bị lên đường không lâu và chẳng mấy chốc chúng tôi đã tiến xuống theo một hành lang khá dốc. Một giờ sau chúng tôi đã đi được khoảng một dặm và xuống sâu hai ngàn bộ. Ngay lúc đó chúng tôi nghe rõ một âm thanh bất thường ì ầm vẫn như tiếng sấm rền xa, chạy trong vách đá. Đi thêm nửa giờ nữa vẫn không gặp nguồn nước ấy, tôi lại thấy lo sợ. Chú tôi liền giảng giải cho tôi rõ nguồn gốc những tiếng ì ầm này.
- Hans không lầm đâu! – giáo sư nói – Âm thanh cháu vừa nghe thấy là tiếng sóng gầm của một con sông ngầm.
- Một con sông à? – tôi kêu lên.
- Không còn gì nghi ngờ nữa, có một dòng sông ngầm đang chảy ở quanh ta!
Chúng tôi rảo bước. Hưng phấn quá độ vì hy vọng, tôi không còn cảm thấy mệt mỏi nữa. Tiếng nước chảy ào ào ấy đã làm tôi hết khát. Tôi luôn luôn sờ tay lên vách đá, hy vọng dò gặp chỗ nào ẩm ướt nhưng thật vô vọng. Thêm nửa giờ nữa trôi đi! Chúng tôi lại vượt nửa dặm đường nữa! Nhưng càng tiếp tục đi chúng tôi lại càng xa dòng sông vì tiếng nước chảy nghe nhỏ hơn. Chúng tôi bèn quay trở lại. Hans dừng lại đúng chỗ có vẻ gần dòng sông nhất. Anh ta cầm lấy đèn, tiến tới bức tường bằng đá
- Thoát nạn rồi! – tôi reo lên – Chúng ta được cứu sống rồi!
- Phải. – giáo sư cuồng nhiệt nói – Hans nghĩ đúng! Anh chàng này giỏi thật! Có vậy mà chúng ta không nghĩ ra!
Hans liền bắt tay vào việc. Hai chú cháu tôi do vụng về và nóng ruột nên những nhát cuốc bổ xuống chỉ làm cho những mảnh đá vụn bắn tứ tung. Ngược lại, anh chàng dẫn đường người Iceland bình tĩnh ôn hòa hơn. Với những nhát cuốc liên tục đục dần vào vách đá, anh đã khoét được một lỗ rộng khoảng nửa bộ. Tiếng nước chảy nghe rõ dần va tôi tưởng tượng dòng nước trong lành ấy đang tung tóe trên đôi môi khô nẻ của tôi. Công việc kéo dài hơn một giờ. Bỗng có một tiếng rít như xé không khí vang lên. Một tia nước phụt mạnh ra, bắn thẳng vào vách đá đối diện. Bị va mạnh, Hans loạng choạng suýt ngã và không nén nổi một tiếng kêu đau đớn! Tôi bỗng hiểu điều đó khi thọc tay vào tia nước ấy. Tôi cũng phải rụt ngay tay lại và thét lên:
- Oái! Nước sôi!
- Lo gì, nó sẽ nguội thôi. – chú tôi nói. Hơi nước tràn ngập hành lang. Một con suối được hình thành, chảy xuôi để rồi mất hút trong những khúc quanh của đường hầm. Một lát sau, chúng tôi múc nước uống ngụm đầu tiên. Không thể tả nổi cảm giác khoan khoái của chúng tôi lúc ấy! Chúng tôi uống không ngừng nghỉ, không cần e dè cũng chẳng cần để ý đó là nước gì, ở đâu tới! Chỉ biết đó là nước, dù nóng bỏng nhưng nó đã đem lại cho chúng tôi sinh lực đã bị cùng kiệt.
- Chà, đã quá!
- Ừ, chú cũng thấy vậy! Hans kiếm cho chúng ta một nguồn nước quý giá quá. Tôi đề nghị lấy tên Hans đặt tên cho dòng suối phục sinh này nhé! – chú tôi kêu lên.
- Đồng ý! - Tôi trả lời.
Và thế là chúng tôi lấy tên Hans đặt cho dòng suối: Suối Hans.
Đọc bài đọc và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đoạn trích lấy bối cảnh ở đâu?
Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Vì sao dòng suối trong đoạn trích lại có tên là Hans?
Tính chất viễn tưởng của đoạn trích được thể hiện ở đâu?
Chi tiết nào cho thấy tác giả dựa vào kiến thức khoa học?
Trong đoạn trích, nhân vật Hans thể hiện mình là người có tính cách như thế nào?
Dựa vào tên của tiểu thuyết, chỉ ra đề tài của tiểu thuyết này.
Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào?
Chọn câu văn chứa số từ.
Câu văn Ngay lúc đó chúng tôi nghe rõ một âm thanh bất thường ì ầm vẫn như tiếng sấm rền xa, chạy trong vách đá. sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Chọn nhận xét đúng nhất về tác dụng của số từ trong các câu văn sau:
Có thể lắm chứ, nếu dưới áp suất khoảng bảy trăm mười atmosphere.
Ở địa điểm chúng ta dang đứng đây, dưới vĩ độ Iceland, bán kính của trái đất khoảng một ngàn năm trăm tám mươi ba dặm.
Theo các nhà bác học, đúng lý ra còn thiếu một ngàn bốn trăm bảy mươi tư độ bốn phần mười nữa.
(Cuộc du hành vào lòng đất, Giuyn Véc-nơ)
Bấm chọn số từ trong các câu sau:
Một giờ sau chúng tôi đã đi được khoảng một dặm và xuống sâu hai ngàn bộ.
Theo quy luật tăng nhiệt độ thì ở đây nhiệt độ phải là một ngàn năm trăm độ.
Theo các nhà bác học, đúng lý ra còn thiếu một ngàn bốn trăm bảy mươi tư độ bốn phần mười nữa.
Suốt hai tuần, sau buổi trò chuyện giữa hai chú cháu hôm ấy, không xảy ra chuyện gì đáng kể.
Viết đoạn văn biểu cảm về sự việc hoặc nhân vật em yêu thích nhất trong đoạn trích "Dòng suối quý giá trong ruột Trái Đất".