Bài học cùng chủ đề
- Bài 17: Vẽ màu
- Bài 18: Đồng cỏ nở hoa
- Phiếu bài tập tuần 10
- Bài 19: Thanh âm của núi
- Bài 20: Bầu trời mùa thu
- Phiếu bài tập tuần 11
- Bài 21: Làm thỏ con bằng giấy
- Bài 22: Bức tường có nhiều phép lạ
- Phiếu bài tập tuần 12
- Bài 23: Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng
- Bài 24: Người tìm đường lên các vì sao
- Phiếu bài tập tuần 13
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 11 SVIP
NGƯỜI THU GIÓ
Cậu bé Uy-li-am sống ở một làng quê nghèo của châu Phi. Năm mười bốn tuổi, cậu phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Rồi hạn hán xảy ra khiến gia đình cậu và dân làng rơi vào cảnh đói kém. Nhiều người, trong đó có cả bạn bè của cậu, phải bỏ mạng vì không còn thực phẩm để sống. Những con mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại, nhưng Uy-li-am vẫn phải nghỉ học.
Không được tới trường, Uy-li-am tìm đến thư viện làng. Ở đó, với vốn tiếng Anh bập bõm và sự giúp sức của từ điển, cậu đọc được hai cuốn sách hướng dẫn cách làm ra điện. Hình ảnh chiếc máy điện gió gây ấn tượng đặc biệt cho cậu. Cậu quyết định làm một chiếc máy từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ. Mày mò mãi, cuối cùng, Uy-li-am cũng tạo ra được một máy điện gió thô sơ cung cấp đủ điện cho bốn chiếc đèn. Chiếc máy điện gió thứ hai giúp cậu dùng máy bơm nước để cung cấp nước tưới cho cánh đồng ngô, thuốc lá của gia đình. Rồi cậu chế ra ba chiếc máy điện gió, đủ để bơm nước cho các cánh đồng trong làng và phục vụ sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân.
Câu chuyện chế tạo máy điện gió của Uy-li-am nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi của ngôi làng. Năm 2013, Uy-li-am được một tạp chí quốc tế có uy tín đưa vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Cuốn sách “Người thu gió" viết về cậu được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc cho tất cả sinh viên mới vào trường. Cuốn sách nổi tiếng này đã được dịch sang tiếng Việt năm 2020.
Theo TÍNH LÊ và NGUYỄN CƯỜNG
Đọc bài đọc trên và trả lời các câu hỏi.
Cậu bé Uy-li-am sinh ra ở đâu?
Hạn hán ở nơi Uy-li-am sống đã gây ra hậu quả gì? (Chọn 2 đáp án)
Không được tới trường, Uy-li-am đã làm gì để tự tìm hiểu kiến thức?
Uy-li-am đã chế tạo ra cái gì?
Phát minh của Uy-li-am đã giúp ích gì cho dân làng? (Chọn 2 đáp án)
Chọn đúng hoặc sai cho các thông tin sau.
(Nhấp vào dòng để chọn đúng / sai)Năm 2013, Uy-li-am được một tạp chí quốc tế có uy tín đưa vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. |
|
Uy-li-am có vốn tiếng Anh không tốt. |
|
Uy-li-am học được cách làm ra điện từ người thầy giáo cũ của làng. |
|
Vì sao nhiều trường đại học của Mỹ khuyến khích sinh viên đọc cuốn sách viết về Uy-li-am?
Bấm chọn từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa trong câu sau.
Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền cứ vùng vằng chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.
(Võ Quảng)
"Muôn nghìn cây mía", "Kiến" trong khổ thơ sau được nhân hóa bằng cách nào?
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân đầy đường.
(Trần Đăng Khoa)
Biện pháp nhân hóa trong đoạn sau có tác dụng gì?
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
(Phong Thu)