Bài học cùng chủ đề
- Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ
- Chính tả: Nghe viết: Cánh cam lạc mẹ. Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân
- Tập đọc: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
- Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Tập làm văn: Lập chương trình hoạt động
- Phiếu bài tập tuần 20 (tự luận)
- Phiếu bài tập tuần 20
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 20 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những người khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho người bắt quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa!
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
- Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.
Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
- Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.
Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Việc Trần Thủ Độ không cho phép mình vượt qua phép nước thể hiện những tính cách nào của ông?
Nhà vua lại gọi Trần Thủ Độ là Thượng phụ với mục đích gì?
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
Ông Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng, trong đó có đồn điền Chi Nê, ở huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Với lòng nhiệt thành yêu nước, ngay từ trước Cách mạng, ông Thiện đã có những trợ giúp to lớn về tài chính cho tổ chức. Năm 1943, thông qua đồng chí Nguyễn Lương Bằng, ông gửi ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Số tiền này làm người giữ “tay hòm chìa khóa” của Đảng không khỏi xúc động và sửng sốt, bởi lúc bấy giờ, ngân quỹ của Đảng chỉ còn… 24 đồng.
Khi Cách mạng thành công, sự tài trợ của ông Thiện đối với Cách mạng còn lớn hơn nhiều. Trong Tuần lễ Vàng, ông đã ủng hộ Chính phủ tới 64 lạng vàng. Với Quỹ Độc lập Trung ương, ông cũng đóng góp tới 10 vạn đồng Đông Dương và được Chính phủ tín nhiệm giao phụ trách Quỹ.
Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình ông Thiện ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc – là sản phẩm thu hoạch từ đồn điền Chi Nê màu mỡ. Sau hòa bình, ông Thiện đã hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.
Trong suốt cuộc đời mình, nhà tư sản Đỗ Đình Thiện đã hết lòng ủng hộ Cách mạng mà không hề đòi hỏi sự đền đáp nào. Ông là nhà tư sản yêu nước, nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
Theo PHẠM KHẢI
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Từ tài trợ trong nhan đề văn bản có ý nghĩa là gì?
Ông Đỗ Đình Thiện là ai? (chọn 3 đáp án đúng)
Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào chứa tiếng công có nghĩa là không thiên vị?
Em hãy nhấp vào cặp quan hệ từ được dùng trong câu sau.
Vì Nam đã cố gắng học tập chăm chỉ trong cả kì vừa qua, nên bạn ấy được cô khen.
Em hãy chọn quan hệ từ thích hợp điền vào câu sau.
Nếu hôm ấy trời không mưa bố sẽ cho em đi chơi.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Em hãy tìm lỗi sai trong câu sau và sửa lại cho đúng.
Những ngày Tết, em có thể sang nhà bà nên em sẽ đi thăm bạn bè.
Đâu là từ viết sai chính tả?
Câu nào sau đây là câu ghép?