Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 25 SVIP
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Luận học pháp)
"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền(1). Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương(2), ngũ thường(3). Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò thường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trận cựu triều(4), đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử(5). Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên đến tứ thư(6), ngũ kinh(7), chư sử(8). Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành người thì tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét.
Kẻ hèn thần cung kính tấu trình.
(La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp(*),
Theo La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập II)
Chú thích:
(*) Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng thường gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Thiếp là người "thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu", từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Quang Trung mấy lần viết thư mời ông cộng tác với thái độ rất chân tình nên cuối cùng Nguyễn Thiếp ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Khi Quang Trung mất, ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời mà không hợp tác với nhà Nguyễn.
Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791. Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên cho vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường mang yếu tố hài). Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần, văn biền ngẫu. Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung bàn về ba điều mà theo ông bậc quân vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
(1) Thất truyền: bị mất đi, không được truyền lại cho đời sau.
(2) Tam cương: ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ).
(3) Ngũ thường: năm đức tính của con người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
(4) Cựu triều: triều vua cũ, ở đây chỉ nhà Lê.
(5) Chu Tử: Chu Hi (1130-1200), nhà nho nổi tiếng, đồng thời là nhà triết học, nhà giáo dục học thời Nam Tống.
(6) Tứ thư: bốn quyển sách tiêu biểu của Nho giáo: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung.
(7) Ngũ kinh: năm bộ sách kinh điển của Nho giáo: Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu.
(8) Chư sử: các cuốn sách sử có tiếng đời xưa (chư: từ chỉ số nhiều như trong chư vị, chư khách...)
Em hãy đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi.
Tác giả của văn bản Bàn luận về phép học là ai?
Văn bản Bàn luận về phép học được trích từ đâu?
Bài tấu được viết vào thời gian nào?
Theo em, mục đích của việc học mà tác giả đề cập đến trong văn bản là gì?
Năm đức tính của con người là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín được gọi là gì?
Trong văn bản, tác giả đã phê phán những lối học sai trái nào? (chọn nhiều đáp án đúng)
Để khuyến khích việc học, tác giả đã có những đề xuất gì? (chọn nhiều đáp án đúng)
Em hãy chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống.
Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, cần chú ý:
- Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu . Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn ) hoặc cuối cùng (đối với đoạn ).
- Tìm đủ các cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật .
- Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để dự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)
Trong đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề được đặt ở vị trí nào?
Trong đoạn văn quy nạp, câu chủ đề được đặt ở vị trí nào?
Em hãy nhấp vào câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An-đéc-xen là một cô bé đáng thương. Em nhà nghèo, mồ côi mẹ, từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Cô bé phải sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm và phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua và cũng chẳng ném em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó, cô bé tội nghiệp chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường.
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn An-đéc-xen là một cô bé đáng thương. Em nhà nghèo, mồ côi mẹ, từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Cô bé phải sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm và phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua và cũng chẳng ném em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó, cô bé tội nghiệp chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường.
Em hãy đọc đoạn văn trên và cho biết đó là kiểu đoạn văn gì?
Em hãy nhấp vào câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau… Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Bởi vậy ta có thể kết luận rằng chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.
Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau… Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Bởi vậy ta có thể kết luận rằng chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.
Em hãy đọc đoạn văn trên và cho biết đó là kiểu đoạn văn gì?
Cho đoạn văn trên:
Em hãy biến đổi đoạn văn ấy từ đoạn văn quy nạp thành đoạn văn diễn dịch.