K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2022

Câu nói đó thể hiện được tấm lòng cao cả, chứa đựng những tình yêu thương của cậu bé. Cậu đã lan tỏa tình thương của mình đến cả những sinh vật nhỏ bé nhất. Bằng những hành động thiết thực của mình. Tuy đó chỉ là những hành động nhỏ bé nhưng đã đem lại sự sống cho những chú sao biển. Mặc kệ sự hoài nghi của người khác cậu vẫn quyết tâm thực hiện điều tốt của mình.

12 tháng 4 2021

Tham khảo!

Truyện ngắn "Bố của Xi-mông” kể về nỗi tủi nhục của một em bé "không có bố" với bao tình yêu thương, chứa chan tinh thần nhân đạo. Bé Xi-mông và mẹ em – chị Blang-sốt thật đáng thương; cuộc đời hai mẹ con để lại trọng lòng độc giả nhiều thương cảm. Xi-mông là đứa con ngoài giá thú. Mẹ em là “một cô gái đẹp nhất vùng" đã bị lầm lỡ tình yêu… Hai mẹ con sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ. Người đàn bà này tên là Blăng-sốt "cao lớn, xanh xao" phải lao động cực nhọc để nuôi con trước cái nhìn ghẻ lạnh của người đời. Tuổi thơ của Xi-mông là những chuỗi ngày cô đơn trong ngôi nhà nhỏ, lạnh lẽo. Em thiếu tình thương và sự chăm sóc của bố. Trường học cũng không phải là cái nôi hạnh phúc của em. Tám tuổi, em mới được đến trường. Lớp học là nơi hội tụ của những đứa trẻ thô lỗ, cục cằn; cái ác cái xấu sớm ngự trị trong tâm hồn chúng. Xi-mông đau khổ, cay đắng bị lũ trẻ dùng những lời "ác độc" nhất, những tiếng cười khả ố nhất, giễu cợt nhất đã dồn em đến chân tường. Xi-mông phải tự vệ và đã bị lũ trẻ "'quỷ quái" hành hạ suốt ngày này qua ngày khác. Người đọc đã hơn một thế kỷ nay không khỏi buồn phiền xót xa khi nghĩ về em Xi-mông bị bạn học cùng lớp làm cho đau đớn tả thể xác lẫn tâm hồn. Bị bọn trẻ xua đuổi, bị đánh tơi tả, bé Xi-mông đau khổ, bế tắc hoàn toàn. Em không thể sống trong tủi nhục vì "không có bố”. Dòng sông, nơi em sẽ đến tự tử có thể xoa dịu nỗi đau khổ và cô đơn của em? Một đứa bé 8 tuổi cảm thấy không thể sống trong nỗi đau khổ, nỗi nhục, phải nhảy xuống sông tự tử, thì bi kịch về thân phận con người đã lên đến cực điểm. Tình tiết này rất cảm động và điển hình cho nỗi gian khổ cô đơn của những em bé trên cõi đời vì một lí do nào đó mà “không có bố". Xi-mông với bãi cỏ xanh, với chú nhái cạnh dòng sông được miêu ta đầy chất thơ. Thiên nhiên rất đẹp. Trời ấm. Ánh nắng êm đềm sưởi nóng cỏ. Nước lấp lánh như gương. Bãi cỏ xanh như chiếc nôi xoa dịu nỗi đau khổ cô đơn của em. Xi-mông ngắm dòng sông, em rất thèm được nằm ngủ trên bãi cỏ dưới nắng ấm. Con nhái màu xanh “dương tròn con mắt có vành vàng” hình như đã níu giữ chân em trước tử thần? Xi-mông được sống hồn nhiên trước cảnh sắc thiên nhiên. Nhưng nỗi đau về thân phận quá lớn. Đây là hình ảnh Xi-mông: “Người em rung lên, em quỳ xuống em đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ". Em khóc nức nở. Em “chi khóc mà thôi". Em chẳng nhìn thấy gì nữa. Em đi dần đến tuyệt vọng. Mô-pa-xăng đã miêu tả tâm lí bé Xi-mông với tất cả tình thương xót. Ông chỉ cho mọi người thấy rằng, dù thiên nhiên có đẹp đến đâu, ngoại cảnh có đẹp đến đâu con người vẫn bất hạnh, khó sống nổi trong cảnh ngộ cô đơn và thiếu tình thương, nhất là những đứa bé "không có bố”. Một tình huống bất ngờ đã xảy đến. Chú thợ rèn "cao lớn, rau tóc đen quăn… nhân hậu” đã đến với Xi-mông. Chú đã “lau khô" đôi mắt đẫm lệ của em. Chú đã an ủi em với tình thương của một con người “có phép lạ”: Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà mẹ. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố". Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi cô đơn cho bé Xi-mông, và cả cho mẹ em là Blăng-sôì. Cảnh bé Xi-mông bất ngờ gặp chú thợ rèn bên bờ sông là cảnh rất cảm động. Em bé thơ ngây được sống, và người ta sẽ cho em "một ông bố". Đọan đối thoại giữa chú thợ rèn và bé Xi-mông thấm đẫm tình cảm nhân đạo. Nước mắt khô dần trên má em; em đã được chú thợ rèn dắt tay trả về với mẹ. Tính cách bé Xi-mông được khắc họạ đậm nét khi em gặp lại mẹ. Em hỏi chú thợ rèn: "Chú có muốn làm bố cháu không?". Khi được chú thợ rèn nhấc bổng lên, hôn vào má em và nói: "Có chứ, chú có muốn" thì tâm hồn em “hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái lên Phi-lip vào lòng, với niềm tự hào "có bố". Câu nói của Xi-mông như một lời nguyền hẹn ước: "Chú Phi-líp, chú là bố cháu đấy nhé!". Có bố đó là niềm hạnh phúc của mỗi em bé trên cõi đời. Có bố là có nơi nương tựa. “Con có cha như nhà có nóc" (Tục ngữ). Có bố tức là có quyền làm người. Có bố, tuổi thơ mới thực sự được sống hạnh phúc. Xi-mông đã hãnh diện tuyên bố với lũ bạn "như ném một hòn đá": “Bố tao ấy, bố tao là Phi-lip". Em đã có bố. Em cảm thấy mình đã lớn lên! Đó là niềm vui và hạnh phúc tuổi thơ! Đọc truyện "Bố của Xi-mông", ai mà không xúc động? Mô-pa-xăng đã từng nếm bao cay đắng về thân phận mồ côi từ độ lên mười, nên ông đã dành cho bé Xi- mông và chị Blăng-sốt bao cảm thông về tình thương san sẻ. Tình cảm nhân đạo dào dạt trang văn của ông. Cái hay của đoạn văn là ở bút pháp tinh tế lấy cảnh để tả tình, là ở nghệ thuật đối thoại, là ở tình huống chú thợ rèn gặp bé Xi-mông ở bờ sông, chú thợ rèn gặp chị Blăng-sốt. “Không có bố thì đau khổ!", "Có bố thì hạnh phúc". Như một chân lý giản dị, giàu nhân bản. Bé Xi-mông thật đáng thương và đáng yêu !

12 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã khắc họa thành công tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-lip và chị Blăng-sốt, qua đó tác giả nhắc nhở chúng ta lòng yêu thương con người.
Nhà văn viết truyện ngắn theo trình tự sự việc, qua từng sự việc đó, các nhân vật thể hiện tâm trạng và tính cách của mình. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung là tình cảm của họ dành cho nhau rất chân thành.

Xi-mông là em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em lớn lên trong sự dạy dỗ của mẹ mà thiếu tình thương của bố. Đến khi đi học, ngày đầu tiên em đến trường đã bị sự chế giễu của bạn bè. Hoàn cảnh đó đã làm em tuyệt vọng và em quyết tìm đến cái chết. Tuy nhiên, cũng như bao đứa trẻ khác, em là người ham chơi đến nỗi quên mất ý định ban đầu của mình. Ra bờ sông để tự tử, thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em quên mất ý định tự tử của mình và vui với những trò hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ lại ý nghĩa ban đầu, em buồn bã khóc, khóc hoài. Trong đầu em lúc đó không thể nghĩ ra điều gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Gặp bác Phi­lip và bác hứa cho em một người bố, em như quên tất cả và vui vẻ theo bác về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Tính cách trẻ con của Xi- mông được tác giả khắc họa rất thành công, nó vừa thể hiện được sự ngây thơ nhưng đồng thời cũng là cho thấy niềm khát khao có bố của em.

 

Nếu như trong truyện Những đứa trẻ, nhà văn Go-rơ-ki thể hiện lòng thương cảm đối với những em bé sống thiếu tình thương của mẹ thì trong truyện Bố của Xi-mông,Mô-pa-xăng lại thông cảm với số phận của những em bé sống thiếu tình thương và sự dạy dỗ của cha. Tình thương và lòng nhân ái luôn hiện hữu trong mỗi chi tiết truyện. Với tình thương của mình, không những bác Phi-lip làm cho Xi-mông từ bỏ cái ý định tự tử của mình mà còn mang lại cho em sự lạc quan, tin tưởng, tạo ra một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Không những thế, sự hi sinh của bác còn tạo cho người mẹ vững tâm hơn trong cuộc sống. Tình thương đã làm thay đổi tất cả. Đó là giá trị cao cả của tác phẩm và cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm cho người đọc.

Suy nghĩ của em về câu chuyện sau (viết bài nghị luận):Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.- Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi.- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của em về câu chuyện sau (viết bài nghị luận):

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

- Chiếc xe này của bạn đấy à? - Cậu bé hỏi.

- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy - Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

- Ôi, ước gì tôi... - Cậu bé ngập ngừng.

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! - Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

(Hạt giống tâm hồn - nhiều tác giả, tập bốn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr 16-17)

1
24 tháng 5 2021

Tham khảo

* Giải thích ý nghĩa câu chuyện: ước mơ của cậu bé không phải cũng có được một chiếc xe như vậy cho mình mà cậu ước mơ có được chiếc xe lăn để tặng cho đứa em bé bỏng tật nguyền. Cậu trăn trở và quyết tâm "Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé". Lời hứa là sự chia sẻ, tình yêu thương sâu sắc, sự hy sinh của người anh muốn bù đắp cho đứa em tật nguyền.

* Bàn luận

Câu chuyện ngợi ca tình yêu thương, sự sẻ chia đối với người ta yêu thương. Tình yêu thương của người anh thể hiện bằng việc làm cụ thể, để tạo động lực cho người em vươn lên số phận hoàn cảnh.Câu chuyện cho người đọc bài học về tình cảm gia đình. Khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thì không ai khác chính là những người thân yêu, ruột thịt cưu mang, đùm bọc.Khi ta được yêu thương và yêu thương người khác thì ta sẽ thấy hạnh phúc.Bên cạnh đó trong cuộc sống nhiều gia đình anh em tranh giành quyền lợi, sống thờ ơ, thiếu quan tâm......

* Bài học nhận thức và hành động:

Bài học đáng quý cho tuổi học trò, đừng đòi hỏi người khác quan tâm, chăm sóc mình mà mỗi người cần quan tâm đến mọi người trong gia đình.Biết yêu thương là người giàu lòng nhân ái, lối sống cao đẹp.
25 tháng 5 2021

bạn ơi cho mình hỏi vấn đề là tình yêu thương hay tình cảm gia đình vậy ạ?

 

Bài 1.Viết đoạn văn từ 8-10 câu theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề "sống vì người khác là cách sống đẹp" có sử dụng thành phần biệt lập(gạch chân)Bài 2.Nêu suy nghĩ của em về hành động của hai mẹ con bà Thảo     Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người...
Đọc tiếp

Bài 1.Viết đoạn văn từ 8-10 câu theo cách diễn dịch triển khai câu chủ đề "sống vì người khác là cách sống đẹp" có sử dụng thành phần biệt lập(gạch chân)

Bài 2.Nêu suy nghĩ của em về hành động của hai mẹ con bà Thảo 

    Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…

     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

      […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

     Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

      Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

1
31 tháng 7 2023


Bài 1:

"Sống vì người khác là cách sống đẹp" là một triết lý tuyệt vời, thể hiện tinh thần cao đẹp của sự hy sinh và tình yêu thương vô điều kiện. Khi ta sống vì người khác, ta đặt lòng người lên trên tất cả, hi sinh cho họ mà không cầu đổi hay trông đợi điều gì. Điều này tạo nên một cảm giác hài lòng và mãn nguyện, khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa và giá trị hơn. Người sống vì người khác đem lại niềm hạnh phúc không chỉ cho người được giúp đỡ mà còn cho chính bản thân mình, vì tình yêu thương và lòng nhân ái khiến con người trở nên ấm áp và gắn kết hơn.

Bài 2:

Hành động của hai mẹ con bà Thảo thể hiện sự hy sinh và tình yêu thương không điều kiện đối với người khác. Quyết định tặng thận của bà Lê Thị Thảo và con gái Hòa đã đem lại cơ hội sống mới cho một người phụ nữ khác, giúp gia đình người đó hạnh phúc trở lại. Họ không ngại khó khăn và vất vả trong quá trình đi lại và làm các xét nghiệm để thực hiện hành động đầy tình thương này. Hành động cao cả này đã tạo ra một tác động tích cực lớn, giúp đỡ không chỉ một người mà còn hai gia đình hạnh phúc.

Suy nghĩ của em về hành động này là một điển hình cho tinh thần nhân ái và lòng hy sinh lớn lao. Mẹ con bà Thảo không chỉ tặng một cơ hội sống mới cho người khác mà còn đem lại hạnh phúc cho chính họ bằng sự hài lòng và thỏa mãn từ việc giúp đỡ người khác. Tình thương và lòng nhân ái trong hành động này làm cho họ trở nên đặc biệt, tạo ra niềm tin và hy vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà sự chia sẻ và sẻ chia luôn tồn tại.