Hãy đóng vai một hướng dẫn viên giới thiệu về Thăng LOng thời Trần
Em có suy nghĩ ntn về nhận xét sau của hs :"Thăng LOng thời Trần đánh giặc giỏi "
Nhanh giúp mk nha !!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh:
hớ hớ
nó bảo bn đã chọn Đào Kiều Ly Đúng hơn 3 lần trg ngày nên ko cho nx :))
Chiến tranh Minh-Việt diễn ra từ năm 1407 đến khoảng những năm 1413-1414 là cuộc chiến tranh giữa dân tộc Đại Việt dưới sự lãnh đạo của các vị vua nhà Hậu Trần cùng tông thất và các tướng lĩnh cũ của nhà Trần với lực lượng đô hộ của nhà Minh dưới thời Minh Thành Tổ. Cuộc chiến diễn ra nhằm mục đích giành lại độc lập cho Đại Việt khi đó đã bị nhà Minh xâm chiếm và đặt thành quận Giao Chỉ và là sự tiếp nối của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ.
Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta,đổi tên thành quận giao chỉ, sáp nhập vào trung quốc
Mục đích là muốn phá bỏ truyền thống nước ta
Trả lời :
* Giống nhau :
Về nhà nước phong kiến, các quốc gia phương Đông như phương Tây đều theo chế độ quân chủ (do vua đứng đầu)
* Khác nhau :
- Ở phương Đông, nền chuyên chế đã có từ thời cổ đại. Sang xã hội phong kiến, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng được hoàn thiện hơn, vua chuyên chế có thêm quyền lực, trở thành Hoàng Đế hay Đại Vương.
- Ở phương Tây, thời Hi Lạp và Rô -ma cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hòa và đế chế, thực chất đều là chế độ quân chủ. Chế độ chuyên chế thời cổ đại tiếp tục tồn tại ở thời phong kiến. Song ở giai đoạn đầu, quyền lực của nhà vua rất hạn hẹp, thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn mà thôi - đó là chế độ phong kiến phân quyền, quyền hành mới được tập trung trong tay vua.\
Thời gian hình thành
Hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).
Hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X
Cơ sở kinh tế
Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến.
Giai cấp cơ bản
Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
Thể chế chính trị
Quân chủ chuyên chế
Quân chủ chuyên chế
# Chúc bạn học tốt!
Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta.
-Vì:+Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống. + "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.
# CHúc bạn học tốt!
Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó:
- Cử thái úy Lý Thường Kiệt - một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.
- Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.
- Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
- Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.
# CHúc bạn học tốt
a. Nhà Trần chuẩn bị:
- Nhà Trần bắt gaim sứ giả Mông cổ kiên quyết chống giặc
- Ban hành lệnh sắm sửa vũ khí
- Quân đội dân binh được thành lập và ngày đêm luyện tập
b. Diễn biến:
- Tháng 1- 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại,sau đó tiến vào Thăng Long.
- Nhà Trần tạm lui khỏi Thăng Long, thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống “xuôi về thiên mạc,khiến cho giặc vào Thăng Long bị thiếu lương thực,thực phẩm rơi vào tình thế cực kì khó khăn.
- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Ngày 29- 1- 1258 quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long chạy về nước.
c. Kết quả:
Quân Mông Cổ bị đánh bại hoàn toàn.
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
1. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên
- Mục đích: Xâm lược Champa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.
- 1283 cho quân đánh Chămpa trước để làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt nhưng thất bại
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến.
- Vua Trần triệu tập hội nghị ở bến Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc, cử Trần Quốc Tuấn chỉ huy cuộc kháng chiến
- 1285 mở Hội Nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn cách đánh giặc.
- Tổ chức tập trận, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu, trấn giữ nơi hiểm yếu, quân sĩ thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát
3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến.
a. Diễn biến
- 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy vào xâm lược nước ta.
- Quân ta sau một vài trận chặn đánh địch ở biên giới đã rút về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng, và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
- Cùng một lúc Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam nhằm tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta, nhưng bị thất baị, phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
- 5/1285, lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây kết, hàm tử, Chương dương, Thăng Long
b. Kết quả
- 50 vạn Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước,Toa Đô bị chém đầu.
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1287 – 1288)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
* Hoàn cảnh
- Sau hai lần thất bại, Nhà Nguyên đình chỉ việc xâm lược Nhật bản, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3.
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến
* Diễn biến
- 12/1287: Quân Nguyên ạt tấn công Đại Việt, cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy tiến đánh Lạng Sơn, Bắc Giang, cho quân chiếm đóng Vạn Kiếp.
Ô Mã Nhi chỉ huy thuỷ quân tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng phối hợp cùng Thoát Hoan
2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của địch.
- Khi đoàn thuyền lương đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm
3. Chiến thắng Bạch Đằng
- Cuối tháng 1 năm 1288,Thoát Hoan tiến vào chiếm đóng Thăng Long nhưng chúng bị rơi vào tình thế bị động, binh lính hoang mang
- Quân Ta bố trí, mai phục giặc trên sông bạch Đằng
- 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng, ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.
- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ. Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
- Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần.
- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh nhà Trần, đặt biệt là Trần Quốc Tuấn.
# Chúc bạn học tốt!
* Giống nhau:
- Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:
+ Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
+ Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.
+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp:
+ Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.
+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.
- Thương nghiệp:
+ Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.
+ Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.
=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
* Khác nhau:
Thời Lý - Trần | Thời Lê sơ | |
Nông nghiệp | - Tổ chức lễ “cày tịch điền” - Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp. | - Không tổ chức lễ “cày tịch điền” - Chính sách ruộng đất: quân điền. - Đặt một số chức quan chuyên về nông nghiệp. |
Thủ công nghiệp | - Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Vua Lý cho người dạy cung nữ dệt vải. - Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,… | - Có các làng nghề thủ công, phường thủ công. - Các xưởng do nhà nước quản lí, gọi là "Cục bách tác". |
Thương nghiệp | - Đã có sự phát triển, tuy nhiên chưa phát triển bằng thời Lê sơ. | - Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý - Trần. |
#Chúc bạn học tốt!