(NLXH) Viết mở bài cho đề sau: con người và động vật hoang dã
Dàn ý:
MB:-Dẫn dắt (Nhận định, ý kiến..... tương đồng)
-Nêu VĐNL
-Sự cần thiết của việc bàn luận vấn đề
HELP ME!!:((((
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đầu tiên chúng ta cần giải nghĩa từ:
Yêu cầu có nghĩa là nêu ra một điều nào đó mà mình cần, mình muốn xin...
Yêu sách là đòi hỏi, bắt buộc phải đáp ứng một điều gì vì nghĩ rằng mình có quyền được hưởng...
Vậy ta có:
a) Yêu cầu
b) Yêu sách
Lý do:
- Ở câu a, các tổ muốn nêu ra ý kiến để xin một điều nào đó mà các tổ cần. Xét về mặt nghĩa thì Yêu Cầu là một câu trả lời phù hợp.
- Tương tự với câu b, Nhân dân Việt Nam có quyền đòi hỏi, bắt buộc phải đáp ứng những thứ mà mình có quyền được hưởng. Vì thế dựa theo nghĩa, từ Yêu Sách hoàn toàn phù hợp.
[Sai thì cậu cho mình sorry tại mình chưa làm bài kiểu này nhiều cho nên là mình sợ sai á cậu =)) ]
\(#HaAnn\)
1. Mở bài
Giới thiệu về đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" và nhân vật Dế Mèn.
2. Thân bài
- Hình dáng, ngoại hình: Khỏe mạnh, cường tráng:
+ Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ Cái đầu to nổi lên từng tảng nhìn rất hùng dũng, oai vệ.
+ Hai cái răng đen nhánh "lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc"
+ Thân thể cường tráng nổi bật với màu nâu bóng bẩy.
→ Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cao lớn, dế ta tự tin vào sức mạnh và vẻ đẹp của bản thân.
- Tính cách:
+ Kiêu căng, tự phụ, lúc nào cũng cho rằng mình hơn hẳn người khác.
+ Tự tin vào vẻ đẹp và sức mạnh của bản thân, cho rằng mình là một "tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ này rồi".
+ Ngang ngược, phách lối, thường xuyên trêu chọc, cà khịa những người xung quanh.
+ Hay bắt nạt, coi thường, chế giễu sự yếu ớt của Dế Choắt.
- Bài học đường đời đầu tiên: Trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chết đầy oan uổng
- Thái độ:
+ Nhận thức được sai lầm của bản thân
+ Hổ thẹn và hối hận về những lời nói, hành động với Dế Choắt
→ Tự hứa sẽ sống khiêm tốn, chan hòa với mọi người.
3. Kết bài
Đánh giá chung về nhân vật và rút ra bài học nhận thức.
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi, qua hành trình phiêu lưu của Dế Mèn, nhà văn còn khéo léo gửi gắm nhiều bài học nhân văn, giá trị. "Bài học đường đời đầu tiên" là một trong những trích đoạn xuất sắc nhất của tác phẩm khi khắc họa sống động chân dung, tính cách và bài học đầu tiên trong hành trình khám phá thế giới của Dế Mèn.
Qua những nét vẽ tỉ mỉ, chi tiết, nhà văn Tô Hoài đã mở ra trước mắt người đọc bức chân dung chân dung sống động của một anh Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng với "đôi càng mẫm bóng", "những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt". Cái đầu to nổi lên từng tảng nhìn rất hùng dũng, oai vệ, hai cái răng đen nhánh "lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc" Thân thể cường tráng nổi bật với màu nâu bóng bẩy mà mỗi khi di chuyển thì cả người chú "rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn". Dế Mèn hiện lên trong trang văn của Tô Hoài là một chú dế khỏe mạnh, cao lớn, dế ta tự tin vào sức mạnh và vẻ đẹp của bản thân.
Ý thức được vẻ đẹp ngoại hình cùng sức khỏe vượt trội của bản thân nên Dế Mèn rất kiêu căng, tự phụ, lúc nào cũng cho rằng mình hơn hẳn người khác. Đi đến đâu dế ta cũng huênh hoang, tự đắc với suy nghĩ mình là một "tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ này rồi". Sự phách lối, kiêu ngạo của Dế Mèn còn thể hiện qua hành động trêu chọc, "cà khịa" tất cả mọi người "quát mấy chị Cào cào ngụ ngoài đầu bờ" hay "ghẹo anh Gọng Vó lấp láp". Cũng chính sự ngông nghênh, tự đắc cùng tính cách tự cho mình là nhất đã mang đến cho Dế Mèn một bài học nhớ đời, bài học được đánh đổi bằng chính mạng sống của người hàng xóm- Dế Choắt.
Dế Choắt là người hàng xóm đáng thương của Dế Mèn, với thân hình ốm yếu, xanh xao Dế Choắt thường xuyên bị Dế Mèn trêu chọc, giễu cợt bằng những lời lẽ khó nghe: "chú mày có lớn mà chẳng có khôn" hay "im cái điệu khó mưa dầm sùi sụt ấy đi". Khi được nhờ giúp đỡ, Dế Mèn không những không giúp mà còn tỏ thái độ coi thường "hếch răng lên, xì hơi một cái rõ dài và đầy ngông nghênh". Đỉnh điểm là khi Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, mặc lời can ngăn yếu ớt của Dế Choắt, dế ta cho rằng không ai có thể khiến cho mình phải sợ "Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa". Khẳng định mạnh mẽ, hùng hồn là vậy thế nhưng khi đã chọc giận chị Cốc, Dế Mèn lại sợ hãi chạy trốn vào trong hang của mình, để mặc cho Dế Choắt tội nghiệp phải thay mình hứng chịu cơn giận dữ của chị Cốc.
Ngỡ Dế Choắt chính là người đã trêu chọc mình, chị Cốc đã dùng chiếc mỏ dài và sắc nhọn của mình mổ xuống thân hình gầy yếu của Dế Choắt. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp với chút hơi tàn như một cú đánh mạnh mẽ vào sự kiêu ngạo, huênh hoang của Dế Mèn. Vì những hành động nông nổi không biết nặng nhẹ của bản thân mà giờ đây người hàng xóm tội nghiệp phải đánh đổi bằng chính sự sống. Lời trăn trối của Dế Choắt với Dế Mèn đã giúp Dế Mèn thức tỉnh và đau khổ nhận ra bài học đường đời đầu tiên "ở trên đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình đấy".
Sau khi Dế Choắt chết, Dế Mèn vô cùng hối hận về những lời nói và hành động của bản thân, dế ta đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người hàng xóm xấu số với sự "hổ thẹn và ân hận vô cùng". Cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn thức tỉnh mà nhìn nhận được sai lầm của bản thân.
Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" và câu chuyện về thói huênh hoang, kiêu ngạo của Dế Mèn mang đến cho chúng ta bài học thấm thía, sâu sắc: Sự nông nổi, thiếu hiểu biết có thể mang đến tai họa cho bản thân và những người xung quanh, vì vậy cần phải biết khiêm nhường, yêu thương những người xung quanh. Khi mắc lỗi cần biết nhìn nhận vào sai lầm của bản thân để từ đó sửa chữa và thay đổi.
Bài thơ Bếp lửa là một bài thơ xuất sắc về tình cảm bà cháu. Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.
Phép lặp: bà
1.tk
Mẹ em thường nói: “Thời bao cấp, ăn gạo sổ, gia đình ta khó khăn lắm. Nhưng mấy năm gần đây, mọi thứ đã khá hơn nhiều…”. Nhà cửa được trang trí, nền nhà lát gạch hoa, và giờ đây có đủ đồ dùng. Anh Dũng, em trai của em, còn được điều giáo máy để dạy học. Gia đình không lo thiếu áo quần. Bữa cơm giờ đã phong phú hơn với thịt và cá. Nhưng vẫn có điều gì đó đặc biệt trong những bữa cơm họp gia đình vào tối thứ bảy hàng tuần.
Tối thứ bảy lúc nào cũng hân hoan. Dì Thu và chồng, cùng với bạn gái của anh Dũng, đều đến chơi. Rau từ vườn, gà từ chuồng, và bia hộp từ nhà vợ chồng dì Thu đã làm cho bữa cơm trở nên phong cách. Mọi người quây quần xung quanh mâm cơm, tận hưởng không khí đầy ấm cúng.
Chia sẻ bữa ăn này, mọi người không chỉ cười đùa mà còn kể chuyện về công việc, học tập, và những điều xã hội.
Những chủ đề nhẹ nhàng, thân thiện, khiến bữa cơm không chỉ là thời khắc ăn uống mà còn là dịp để gắn bó, tận hưởng niềm vui đơn giản của gia đình.
2. tk
Mỗi kỉ niệm đẹp đẽ luôn được con người lưu giữ lại. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm như vậy. Và qua đó, tôi đã học được những bài học quý giá.
Cuối tuần này, trường tôi tổ chức một buổi tham quan cho học sinh khối lớp sáu. Các bạn trong lớp tôi đều tham gia. Chuyến tham quan đến với khu di tích Cổ Loa. Nơi đây gợi cho tôi nhớ đến truyền thuyết về vua An Dương Vương.
Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đúng sau giờ ba phút, chúng tôi phải có mặt ở trường, lên xe và điểm danh. Bảy giờ, xe bắt đầu xuất phát. Trên xe, mọi người cùng trò chuyện rất vui vẻ. Xe đi khoảng một tiếng thì đến nơi. Sau khi xuống xe, chúng tôi tập trung theo từng lớp để đi tham quan. Mỗi lớp sẽ có một anh hoặc chị hướng dẫn viên dẫn đi tham quan.
Trước hết, học sinh toàn khối sẽ đến thắp hương ở đền thờ vua An Dương Vương. Sau đó, các lớp sẽ đến thăm lần lượt các địa điểm như đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mị Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mị Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng tôi lại được nghe các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu những kiến thức bổ ích.
Đến trưa, chúng tôi sẽ tập trung lại ăn trưa theo lớp rồi được nghỉ ngơi khoảng một tiếng. Buổi chiều, học sinh toàn khối sẽ tập trung lại để tham gia một số hoạt động tập thể. Đầu tiên, chúng tôi được tham gia cuộc thi “Đố vui có thưởng”. Các câu hỏi có liên quan đến khu di tích Cổ Loa mà chúng tôi vừa được tham quan. Rất nhiều bạn đã trả lời đúng và nhận được phần thưởng. Đến câu hỏi cuối cùng là câu hỏi khó nhất, phần thưởng nhận được cũng có giá trị nhất. Một số bạn giơ tay nhưng không trả lời đúng. Cô tổng phụ trách phải đưa ra các gợi ý nhưng vẫn chưa có ai trả lời đúng. Suy nghĩ một lúc, tôi đã đoán ra được đáp án, xung phong trả lời và giành được phần thưởng. Tôi còn nhận được lời khen của cô tổng phụ trách và một tràng pháo tay và ánh mắt ngưỡng mộ các bạn học sinh trong khối. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất khá tự hào.
Sau đó, chúng tôi còn được chơi các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Cuối cùng, chúng tôi còn được xem một tiết mục múa rối nước, và hát quan họ. Chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.
Một kỉ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ. Tôi cũng đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích hơn và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.