K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 - Những điểm độc đáo khi đánh giặc của Lý Thường Kiệt:

  + Tấn công để tự vệ: Chỉ tấn công vào đồn giặc, nơi giặc chuẩn bị lương thực,... để đánh ta

  + Sau khi đã 'tự vệ' thì gấp rút về nước xây phòng tuyến sông Như Nguyệt

  + Cho ngâm bài thơ 'Nam quốc sơn hà': Tiếp thêm sức mạnh cho quân ta đồng thời làm giặc chán nản, hoảng sợ

  + Nửa đêm đánh úp vào đồn giặc

  + Chủ động giảng hòa khi đang thế thắng và cung cấp thuyền, ngựa cho giặc về nước: Khát vọng hòa bình

# Chúc bạn học tốt!

26 tháng 11 2020

cảm ơn bạn nhé

20 tháng 11 2020

Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc, Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bản rộng lớn, có diện tích bảo tồn gần 500ha. Khu Di tích này được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước.

Cổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.

Cổ Loa có hàng loạt di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện, phản ánh quá trình phát triển liên tục của dân tộc Việt Nam từ sơ khai qua các thời kỳ đồ đồng, đồ đá và đồ sắt mà đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn, vẫn được coi là nền văn minh sông Hồng thời kỳ tiền sử của dân tộc Việt Nam.

Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (Thành ngoại) chu vi 8km, vòng giữa (Thành trung) hình đa giác có chu vi 6,5km và vòng trong cùng (Thành nội, hình chữ nhật, chu vi 1,6km).

Tương truyền, thành đắp đến đâu, xây luỹ đến đó, cả ba vòng thành đều được bao quanh bằng những con hào. Phía đông thành Trung là Đầm Cả, có năm con ngòi đưa nước vào thành Trung và thành Nội, tạo vòng khép kín, rất thuận lợi cho việc lập căn cứ bộ binh, thuỷ binh linh hoạt. Thân thành ngày nay có chiều cao trung bình 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng hai, ba chục mét. Vào thời đó, vũ khí chỉ là gươm, giáo và cung tên, quy mô thành Cổ Loa tỏ ra rất kiên cố.

Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; Về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; Về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu – Trọng Thủy… Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Khu vực thành Nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn.

Trong quần thể khu di tích lịch sử Cổ Loa, đền Thượng (đền Thục Phán An Dương Vương) là điểm tham quan đáng chú ý nhất. Đền được xây dựng năm 1687 đời vua Lê Hi Tông, đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Trước cửa đền có đôi rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, được chạm trổ tinh xảo, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê.

Cổ Loa ngày nay không chỉ đã trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm,mà nó còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa,những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình.

Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ hội trang trọng để tưởng nhớ những người đã có công xây thành, nhất là để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.

18 tháng 11 2020

giúp mình với ,mình sắp thi rồi

18 tháng 11 2020

Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn có ý nghĩa lịch sử lớn lao: cuộc kháng chiến biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đã đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài (nhà Tống), giữ vững nền độc lập, củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đồ của nước Đại Cồ Việt.

Lop 6

18 tháng 11 2020

Đã giữ được nền độc lập của nước ta trước quân xâm lược nhà Tống

18 tháng 11 2020

Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn là:

  • Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
  •  Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.