K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2020

Từ khi nhà Thương hình thành khoảng thế kỷ 17 trước công nguyên cho đến khi vua nhà Thanh Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12 tháng 2 năm 1912 sau cuộc Cách mạng Tân Hợi, quyền lực thống trị tối cao tại Trung Quốc do thành viên các gia tộc thế tập nhau nắm giữ, hình thành nên các triều đại Trung Quốc [a]. Các triều đại có người thống trị tối cao là"vương" hoặc "hoàng đế". Các dân tộc khác nhau lập nên triều đại hoặc chính quyền định đô tại Trung Nguyên, thông thường xưng là vương triều Trung Nguyên; các chính quyền do ngoại tộc thành lập ở ngoài Trung Nguyên, về sau tiến vào thống trị Trung Nguyên được gọi là vương triều chinh phục hoặc vương triều xâm nhập.

Căn cứ lịch sử địa lý học Trung Quốc, các chính quyền hoặc thế lực cát cứ địa phương trong lịch sử Trung Quốc cũng là một bộ phận của các triều đại Trung Quốc[4][5].

Chuyển giao triều đại[sửa | sửa mã nguồn]

Sự chuyển giao triều đại trong lịch sử Trung Quốc xảy ra chủ yếu thông qua hai cách: chinh phục quân sự và chiếm ngôi [6]. Việc thay thế nhà Liêu bởi nhà Kim đã được tiến hành sau một loạt các chiến dịch quân sự thành công, cũng như sự thống nhất của Trung Quốc dưới thời nhà Nguyên; mặt khác, sự chuyển đổi từ Đông Hán sang Tào Ngụy, cũng như từ Nam Tề sang nhà Lương, là những trường hợp chiếm ngôi.

Có thể suy luận một cách không chính xác khi thông qua mốc thời gian lịch sử để cho rằng sự chuyển giao giữa các triều đại xảy ra đột ngột và thô bạo. Đúng ra, các triều đại mới thường được thiết lập trước khi lật đổ hoàn toàn chế độ hiện có [7]. Ví dụ, năm 1644 thường được trích dẫn là năm mà nhà Thanh thay nhà Minh sở hữu Thiên mệnh. Thật ra, nhà Thanh đã được Hoàng Thái Cực chính thức thành lập vào năm 1636 thông qua việc đổi tên nước Hậu Kim do cha ông là Nỗ Nhĩ Cáp Xích thành lập vào năm 1616, trong khi hoàng tộc nhà Minh vẫn cai trị Nam Minh cho đến năm 1662 [8][9]. Vương quốc Đông Ninh trung thành với nhà Minh với trụ sở ở đảo Đài Loan tiếp tục chống lại nhà Thanh cho đến năm 1683 [10]. Trong khi đó, các phe phái khác cũng đấu tranh nhằm dành quyền kiểm soát Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi Ming-Thanh, đáng chú ý nhất là Đại Thuận và Đại Tây do Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung thành lập [11][12][13]. Sự thay đổi nhà cầm quyền này là một vấn đề phức tạp và kéo dài, và nhà Thanh phải mất gần hai thập kỷ để mở rộng sự cai trị của họ đối với toàn bộ Trung Quốc.

Tương tự, trong quá trình chuyển đổi Tùy-Đưởng trước đó, nhiều chính quyền được thành lập bởi các lực lượng khởi nghĩa đã tranh giành quyền kiểm soát và tính hợp pháp khi sức mạnh của nhà Tùy cầm quyền trở nên suy yếu. Các chế độ tự trị tồn tại trong giai đoạn biến động này bao gồm, nhưng không giới hạn là, Ngụy (Lý Mật), Tần (Tiết Cử), Tề (Cao Đàm Thành), Hứa (Vũ Văn Hóa Cập), Lương (Thẩm Pháp Hưng), Lương (Lương Sư Đô), Hạ (Đậu Kiến Đức), Trịnh (Vương Thế Sung), Sở (Chu Xán), Sở (Lâm Sĩ Hoằng), Yên (Cao Khai Đạo) và Tống (Phụ Công Thạch). Nhà Đường thay thế nhà Tùy đã phát động một chiến dịch quân sự kéo dài một thập kỷ để thống nhất Trung Quốc [14].

Theo truyền thống viết sử Trung Quốc, mỗi triều đại mới sẽ viết về lịch sử của triều đại trước, với đỉnh cao là Nhị thập tứ sử [15]. Truyền thống này vẫn được duy trì ngay cả sau khi Cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh nhằm thiết lập một nền cộng hòa. Tuy nhiên, nỗ lực của phía Cộng hòa trong việc phác thảo lịch sử nhà Thanh đã bị gián đoạn bởi Nội chiến Trung Quốc, dẫn đến sự chia rẽ chính trị của Trung Quốc thành hai nước là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên Trung Quốc đại lục và Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan [16][17].

Kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai là:

  • Số quân Tống bị chết quá nửa, số còn lại tinh thần suy sụp
  • Quách Qùy chập nhận giảng hòa và hạ lệnh cho quân rút lui về nước.
  • Nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững

DÀI LẮM KO VIẾT ĐƯỢC 😎 😎 😎 😎

17 tháng 11 2018

Ngô Xương Xí, còn gọi Ngô Sứ Quân, là con trai của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, tức là cháu nội của Ngô Tiên chúa Ngô Quyền. Sử không ghi rõ năm sinh và năm mất của Ngô Xương Xí, nhưng căn cứ vào hành trạng của Ngô Xương Ngập thì ông sinh khoảng từ năm 944 đến trước năm 950.

17 tháng 11 2018

Chuận cmnr