Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thủy thủ: người làm ăn trên biển
thủy sản:những món ăn từ biển
thủy triều: mực nước biển trào, dâng
chúc bạn học tốt :))
TRẢ LỜI:
Bạn có thể lên google tỳm kiếm !
CHÚC HỌC TỐT:)...
@CaNdYcAnDy [ ^ ~ ^ ]
:333
Có thể hiểu nghĩa cả câu thơ gắn với hoàn cảnh đất nước lúc bây giờ mới chiến thắng quân xâm lược Tống năm 981 nên nguy cơ chiến tranh vẫn còn, chưa thật sự ổn định, giống như dây mây quấn quít, ràng buộc rất phức tạp. Câu thư đưa đến sự thức tỉnh, cảm nhận về vận nước, nếu khéo giữ thì được lâu bền, không khéo giữ thì dẫn đến rối ren, nguy biến.
Về hình thức, câu thư thể hiện bằng tiểu đối giữa “vận nước” và “dây mây quấn quít”’ được nối với nhau bằng liên từ “như”, qua đó tạo nên sự đăng đối và mối liên tưởng? liên hệ giữa “Vận nước” và “dây mây quấn quýt”; và ngược lại là hình ảnh dây mây quấn quít cũng giống như vận nước vậy. Cách thức đặt tiểu đối so sánh như thế giúp câu thư trở nên có hình ảnh, sinh động, rõ nghĩa, dễ đi vào tâm trí người đọc.
Nếu như câu thư mở đầu thiên về khơi gợi, nêu vấn đề về hiện tình đất nước thì câu thư tiếp theo Nam thiên lý thái bình (Trời Nam sửa sang nền thái bình) nhằm xác lập yêu cầu, biện pháp, cách thức giữ nước, thiên về sự khẳng định, mở đường chỉ lối.
Riêng chữ lý có nghĩa là liệu lý, điều hành, sửa sang chính sự để đất nước được yên bình, chúng dân no đủ. Việc xác định “Trời Nam sửa sang nền thái bình” là cách nói thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm của nhà sư trước hiện trạng đất nước đang như dây mây quấn quít, phức tạp. Đó cũng là sự tiếp nối, hô ứng với nội dung đã được nêu ra từ câu thơ trên.
Rõ ràng lời thư còn có ý nghĩa rộng lớn, vượt thời gian của một thời để thành bài học cho muôn đời, bởi lẽ triều đại nào cũng rất cần thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, cần sự điều hành, sửa sang, vun đắp cho quốc gia được thái bình, thịnh trị. Ở đây, lời thơ dịch cũng đã theo sát được cả phần nội dung, ý nghĩa và vần điệu của nguyên tác:
Vận nước như mây quấn,
Trời Nam giữ thái bình. . .
Trong hai câu thơ sau, nhà sư nhấn mạnh phương hướng, xác định thể thức và biện pháp trị nước cho chính nhà vua. Câu thư Vô vi cư điện các (ở cung điện dùng đường lối “vô vi”) mang sắc thái như một lời khuyến cáo, khuyên bảo, cụ thể hoá được cách thức giữ thái bình cho đất nước. Hai chữ “vô vi” theo học thuyết Đạo giáo có nghĩa là không làm những việc trái tự nhiên.
Theo sách Đạo đức kinh của Lão Tử thì “đạo” vốn là vô vi, thuận theo lẽ tự nhiên. con người không nên can thiệp và đi ngược lại quy luật đời sống. Trong phép trị nước và hoạt động xã hội, bậc vua hiền tài vẫn có thể “vô vi nhi trị” đặt ra chính sách thuận lòng dân, trông coi bốn phương nhẹ nhàng tưởng như không làm gì cả mà đất nước vẫn yên bình, thịnh trị.
Nho giáo cũng đề cao vai trò “Đại biện hành hoá”, “Thế thiên hành hoá”, thay trời trị nước của nhà vua. Nếu nhà vua có đức sáng, có phẩm chất tốt đẹp thì trăm họ chúng dân sẽ tự nguyện theo về. Khổng Tử đã nói trong thiên Vi chính, sách Luận ngữ. “Vi chính dĩ đức thí như bắc thần cơ kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” (Thi hành chính sự nhờ vào đức cũng giống như sao Bắc Đẩu đứng yên một chỗ mà các vì sao khác đều châu tuân về).
Một mặt khác, vì Pháp Thuận là một vị thiền sư cho nên cần hiểu hai chữ “vô vi” theo cả nghĩa “vô vi pháp” của nhà Phật nữa mới thật đầy đủ. Về thực chất thì đây cũng chỉ là một cách hiểu, một cách hình dung và cách diễn đạt khác về kế sách trị nước thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi. Bởi lẽ thuật ngữ “vô vi pháp” có nghĩa là “Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác”, hướng con người tới chân như, yên bình, tự tại.
Vận dụng vào việc trị nước, tinh thần “vô vi” của nhà Phật đề cao việc thuận theo nhân duyên, từ bi bác ai, dẫn tới giải thoát về nơi an lạc, cuộc sống thanh bình, không tạo tác nên những điều sai trái, gây phiền nhiễu cho dân, đi ngược lại xu thế chung.
nhớ k mk nha nếu sai thì mong bn thông cảm
BẠN THAM KHẢO NHÉ:)_
Ngày qua ngày, tháng qua tháng, Chanh ở bên tôi, cùng tôi gắn bó. Tôi mong rằng Chanh vẫn mãi ở đó, bên cạnh tôi, để tôi có thêm một người bạn đồng hành trong cuộc sống, để khoảng trời tuổi thơ tôi trôi qua đầy êm đềm và vui vẻ.
( TẢ CON BÚP BÊ Ạ )
CHÚC BẠN HỌC TỐT:vvv
@CandyCandyCandy
>333
EM CẢM THÁY MÓM ĐỒ CHƠI MÀ MẸ MUA CHO EM THẬT TUYỆT VỜI . MÓM ĐỒ CHƠI NAỲ THẬT LÀ ĐÁNG ĐỂ TRÂN TRỌNG .EM RẤT CẢM ƠN MẸ VỀ MÓN ĐỒ CHƠI NÀY
Gửi bông hành, bông nghệ nhớ không thôi
Em mong anh đã lâu
Như em mong chim phí
Em đợi anh đã nhiều
Như em đợi chim giông
Tình yêu của trai gái Êđê, M’nông rất mộc mạc, thủy chung. Khi trai gái yêu nhau:
Một trái dưa chẳng quên
Một trái bắp cũng dành cho nhau
Bạn Tham Khảo ặk:)_
Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Êđê (klei duê) và của người M’nông (nao m’pring) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Nó vừa là hiện thực cuộc sống là tri thức dân gian về tình yêu lao động, yêu con người, yêu buôn làng, núi rừng. Nó là bài ca đẹp như tiếng chim ca, tiếng suối chảy, tiếng chiêng ngân, giữa núi rừng Tây Nguyên không bao giờ phai mờ.
Người Ê đê đã nói về người có tài duê như sau:
Người có môi thần cho
Miệng thần tạo
Tai dính chặt với đầu
Là người có tài hát kưưt, mmui, ayray
Cũng như các dân tộc khác trên khắp mọi miền đất nước, phần lớn các bài ca của người Êđê, M’nông là những lời tâm tình của trai gái yêu nhau.
Chất liệu để tạo ra các bài duê về tình yêu nam nữ của người Êđê, M’nông bao giờ cũng gắn liền với khung cảnh thiên nhiên quen thuộc, với những vật dụng trong cuộc sống thường ngày của họ: quả dưa, chiếc gùi, chiếc võng, bông nghệ, dòng suối chảy, con chim cu đất… Các bài ca về tình yêu nam nữ thường mượn tự nhiên để nói về con người. Một số chất liệu quen thuộc trong môi trường sống của người Êđê, M’nông đã trở thành biểu tượng trong lời nói vần.
Hình ảnh bông hành, bông nghệ, chim giông tượng trưng cho tình yêu xa cách và mong ước gần nhau của nam nữ Êđê, M’nông:
Gửi bông hành, bông nghệ nhớ không thôi
Em mong anh đã lâu
Như em mong chim phí
Em đợi anh đã nhiều
Như em đợi chim giông
Tình yêu của trai gái Êđê, M’nông rất mộc mạc, thủy chung. Khi trai gái yêu nhau:
Một trái dưa chẳng quên
Một trái bắp cũng dành cho nhau
Và đặc biệt là chiếc vòng - mô típ quen thuộc và phổ biến nhất trong các bài ca dao về tình yêu:
Anh với em
Vòng đã trao
Lời thề giữ trong lòng…
Lúc xa nhau, trai gái Êđê, M’nông có chiếc vòng làm “vật tin”. Chiếc vòng tượng trưng cho sức mạnh tình yêu, là vật hứa hôn có nhiều ở các dân tộc. Đối với nam nữ Êđê, M’nông, chiếc vòng có một sức mạnh ràng buộc đặc biệt. Chiếc vòng là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thủy sắt son của họ.
Trong tâm trí người Việt vùng đồng bằng, “Cây đa, bến nước, sân đình” là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Còn đối với người Êđê, M’nông, bếp lửa, buôn xưa, bến nước cũng là hình ảnh sâu đậm trong tâm trí họ. Người đi xa nhớ về buôn làng của mình:
Nhớ cây đa bên suối Êa Dông
Đàn ong đậu làm rung lá
Bến nước của người Êđê, M’nông cũng có vai trò như cái giếng đầu làng của người Việt. Đây là nơi gặp gỡ sớm chiều của các bà mẹ, các cô gái, chàng trai. Chàng trai Êđê, M’nông gặp bạn gái bên bến nước, lúc về nhà tơ tưởng không nguôi:
Củ nghệ vàng em tắm lúc chiều hôm
Đêm nằm anh càng thương, càng nhớ
Còn cô gái thì ngỡ ngàng:
Ở bến nước của nhà ai
Mà phía trên trong màu ngọc
Mà phía dưới đục màu chì
Như bến nước của Hơ Kung, Y Du
Và mong ước:
Anh lấy nước ăn trầu
Vẽ lên triền núi đen
Bầy chuồn chuồn màu đỏ mây chiều
Đàn bươm bướm màu sương buổi sáng…
Qua tâm tình trai gái, nghệ nhân dân gian đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên cao nguyên mang màu sắc huyền thoại. Ở một chỗ khác, tác giả đã khắc họa được bức tranh sinh hoạt chân thực, giản dị, đầm ấm và đậm không khí cộng đồng:
Tôi nghe tiếng kéo sợi đang reo
Thấy cô gái xinh
Lại thấy làn khói thuốc bay
Chàng trai đẹp bước vào
Bếp lửa gian trong chưa tắt ngọn
Các bài dân ca về tình yêu nam nữ thường mượn cảnh sắc thiên nhiên, cảnh tượng nương rẫy để biểu hiện tình cảm con người. Dựa vào các bài ca lao động về thiên nhiên, các cô gái và chàng trai Êđê, M’nông đối đáp với nhau nhằm gửi gắm tâm tình với người yêu, lúc đó tình cảm con người được soi vào thiên nhiên, vào nương rẫy và nương rẫy với thiên nhiên lại vang lên những cung bậc tình cảm của con người.
Ở giữa núi rừng sâu thẳm hoang vu, tiếng hát, tiếng cười của trai gái đi rừng đã làm thức dậy cây cỏ muôn thú. Tiếng những cô gái hái rau xanh bên hai bờ suối nghe ríu rít như đàn chim sẻ. Giọng ca của họ cất lên mới êm ả làm sao, tạo thành một giai điệu tình yêu êm ả:
Hái rau phí anh hỡi
Dọc dòng Krông Bông
Hỡi chàng trai cưỡi voi lên núi
Hãy đợi em đi chặt nõn lơ pong.
Mỗi bước đi của họ, rừng núi lại hiện ra những nét đẹp lạ thường của hoa quả, cỏ cây, chim thú, như nâng niu tình bạn, tình yêu của trai gái buôn làng:
Rừng này sao đẹp quá
Bên trái dây cuốn, dây leo
Bên phải cây nhiều cành, nhiều dóng
Trên ngọn khỉ vượn đùa vui
Thơm nức mùi quả hơ đá
Rộn ràng tiếng chim bang bôi
Hát mừng mùa hoa quả chín.
Nhìn chung, lời nói vần về tình yêu đôi lứa của dân tộc Êđê, M’nông vô cùng phong phú. Nó phản ánh tâm hồn trong sáng, tình yêu cao đẹp và mong ước của họ về một cuộc sống hạnh phúc giàu đẹp của ngày mai.
Chúc Bạn Học Tốt=))
@CaNdYcAnDy:)_
Trong tiếng "thuyền" phần vần gồm?
A. âm đệm
B. âm chính
C. âm cuối
D. cả 3 đáp án trên