K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2020

trái nghĩa:hòa bình

đồng nghĩa:xung đột

31 tháng 3 2020

Đồng nghĩa : Xung đột 
Trái nghĩa : Hòa bình 
Chúc bạn học tốt!

31 tháng 3 2020

cá = con cá / cá cược/ mắt cá chân

học tốt

31 tháng 3 2020

cá = bố em mang cá về kho đông lạnh

       bố em mang cá về nướng

31 tháng 3 2020

Trả lời ;

Người ta dùng năng lượng mặt để các cây quạt gió có thể chạy được giúp tiết kiệm điện, năng lượng điện rất quan trọng.

+Cây quạt gió chạy bằng năng lượng mặt trời.

+Tôn hấp thu năng lượng mặt trời và tiết kiệm điện

+ Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối …

+ Để sưởi ấm

+ Sử dụng pin mặt trời trên vệ tinh nhân tạo

+ Giúp con người, thực vật và động vật phát triển, có sự sống

+ Sử dụng pin năng lượng mặt trời cho sinh hoạt hằng ngày,...

chúc bạn học tốt


 

3 tháng 4 2020

Trong đời sống: chiếu sáng, phơi khô, sưởi ấm,...

Trong sản xuất: phơi khô các lương thực, thực phẩm, làm muối, pin năng lượng mặt trời,...

Bạn tham khảo nha :

  Bài 1 : Ky Cung – Ta Phu temple is one of the biggest festivals in Lang Son province. It annually takes place on the 22nd through 27th day of the first Lunar month. This festival is held to pay our respects to Than Cong Tai, a head of district who had merit of opening Ky Lua Market to trade with Chinese from the 17th century.

The parade route runs from Ky Cung temple to Ta Phu temple. Local people dressed in colorful and traditional clothes paraded around the city. People go to temples to pray for a better health and a happy life.

Almost families along the streets celebrate big parties and invite guests to have lunch together. Every house also makes offerings, especially a roasted big pig. There are many folk games. The festival attracts many visitors even foreign tourists. This is one of the biggest and most important festivals in Langson.

 Dịch : Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Lạng Sơn. Nó thường diễn ra từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng. Lễ hội này được tổ chức để thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với Thân Công Tài, Quận công, người có công thành lập chợ Kỳ Lừa để giao thương với người Trung Quốc từ thế kỉ 17.

Đoàn người diễu hành từ đền Kỳ Cùng đến đền Tả Phủ. Người dân địa phương trong những bộ trang phục truyền thống và màu sắc đi diễu hành quanh thành phố. Mọi người đến đền để cầu nguyện cho sức khỏe tốt hơn và một cuộc sống hạnh phúc.

Hầu hết các gia đình dọc theo các con phố đều tổ chức những bữa tiệc lớn và mời khách tới dự và ăn trưa cùng nhau. Mỗi nhà cũng thờ cúng nhiều, đặc biệt là một con lợn quay to.

Có rất nhiều trò chơi truyền thống. Lễ hội thu hút rất nhiều du khách, thậm chí cả người nước ngoài. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất ở Lạng Sơn.

   Bài 2 : Lunar New Year as well as Tet holiday, is the most important festival in Vietnam, which takes place from the first day of the first month of the Lunar calendar (around late January or early February) until the third day.

However, Vietnamese people often spend almost 3 weeks to celebrate this special event. Although Tet is a national holiday but each region has its own customs. Every house is decorated with peach blossoms in the North and yellow apricot blossoms in the southern parts. In the northern cities, the kumquat tree is popular. It is placed in the living room during Tet.

The more fruits are, the more fortune and profit the family gets in the coming year. People usually clean the whole houses carefully before Tet because sweeping during 3 first days of the year is considered to be anunlucky sign. It means sweeping the luck away.

Then they decorate houses with a lot of colorful accessories. This is also the time when people spend a lot of money on shopping. They buy new clothes, new furniture, food, snack and everything else. Besides, family members will visit and clean their ancestor’s graves together to express the respect of descendants.

Everyone needs to pay all of the debt before the new year because the remaining debt is considered to bring bad luck to themselves. Vietnamese people prepare a lot of traditional food for Tet such as Chung cake (it is called “Tet cake” in the South), dried bamboo soup, sky rice, boiled chicken, spring roll and Vietnamese sausage.

Braised pork belly with duck is more popularly enjoyed in the South than in the North. Some snacks and drinks are always prepared for guests, we can name as roasted watermelon seeds, dried candied fruits, candies, cookies, coke and green tea.

In the Lunar calendar, New Year’s Eve – the last day of the year, is celebrated at evening. Family members gather to watch Tao Quan (a famous show in Vietnam) or go out to watch the fireworks. When it is at 12 o’clock at night, people say “Happy new year” to each other and wish them nice words.

This is the meaningful moment of the transition of the year. People also visit pagodas and temples to pray and wish for a happy and lucky year. On the first day of the new year, people seldom enter any other people’s houses without being invited.

The reason is that Vietnamese believe the first visitor in the year will determine their fortune for the entire year. People will spend time with family after working far from home for a long time. Children in new clothes give the elders greetings while the adults give them lucky money in red envelopes in exchange.

In addition, Vietnamese pay attention to every word they say since they believe what they do will affect them all year round.On the second day, people begin to visit relatives and friends. Many people also return to their homeland for family reunions.

The last day is for the teacher. After Tet holiday, there are many other spring festivals all over the country. Tet is an important occasion. During these 3 first days, people hope for a good upcoming year. If you want to experience the traditional cultures, come and have an unforgettable Lunar New Year trip in Vietnam.

 Dịch

 Tết Nguyên Đán hay là Tết, là ngày lễ quan trọng nhất ở Việt Nam, thường diễn ra từ ngày đầu tiên trong tháng đầu theo Âm lịch (khoảng cuối tháng một hoặc đầu tháng hai) cho tới ngày thứ ba.

Tuy nhiên, người Việt Nam thường dành tới khoảng 3 tuần để tổ chức sự kiện đặc biệt này. Mặc dù Tết là ngày lễ truyền thống nhưng mỗi vùng lại có phong tục riêng. Mỗi nhà đều được trang trí bằng hoa đào ở miền Bắc và hoa mai vàng ở các vùng trong Nam. Ở các thành phố phía Bắc, cây quất rất phổ biển. Nó được đặt trong phòng khách trong suốt những ngày Tết.

Cây càng nhiều quả thì gia đình càng nhận được nhiều sự may mắn và giàu có trong năm tới. Mọi người thường dọn sạch cả nhà cẩn thận trước Tết bởi vì quét nhà trong suốt 3 ngày đầu năm thường bị coi là dấu hiệu không may mắn. Nó có nghĩa là quét sự may mắn đó đi.

Sau đó họ trang trí nhà với rất nhiều phụ kiện màu sắc. Đây cũng là khoảng thời gian mà người ta chi rất nhiều tiền để mua sắm. Họ mua quần áo mới, đồ nội thất mới, đồ ăn, thức ăn nhẹ và mọi thứ khác.

Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình sẽ tới thăm và dọn mộ của tổ tiên cùng nhau để bày tỏ lòng thành kính của con cháu. Mọi người cũng cần phải trả hết nợ trước năm mới vì số phần còn nợ được coi là đem lại xui xẻo cho chính bản thân họ.

Người Việt Nam chuẩn bị rất nhiều món ăn truyền thống cho ngày Tết như bánh chưng (còn được gọi là bánh tét ở miền Nam), canh măng khô, xôi, gà luộc, nem rán và thịt. Thịt kho hột vịt được yêu thích phổ biến hơn ở trong Nam.

 Một số đồ ăn và đồ uống luôn được chuẩn bị sẵn sàng cho khách có thể kể tên như hạt dưa, mứt, kẹo, bánh quy, nước có ga hay trà xanh. Theo Âm lịch, Giao thừa – ngày cuối cùng trong năm thường được tổ chức vào ban đêm.

Các thành viên tập trung xem Táo quân (một chương trình nổi tiếng ở Việt Nam) hoặc ra ngoài xem pháo hoa. Khi đến 12h đêm, mọi người nói “Chúc mừng năm mới” và chúc nhau những lời tốt đẹp. Đây là thời khắc chuyển giao vô cùng ý nghĩa.

Mọi người cũng đến đền, chùa để cầu nguyện và cầu mong một năm hạnh phúc và may mắn. Vào ngày đầu tiên trong năm, mọi người hiếm khi đến nhà người khác mà không được mời.

Lí do là bởi người Việt Nam tin rằng người khách đầu tiên trong năm sẽ ảnh hưởng đến sự may mắn của họ trong suốt năm. Mọi người sẽ dành thời gian bên gia đình sau khi làm việc xa nhà trong suốt một thời gian dài. Trẻ em trong những bộ quần áo mới sẽ chúc người lớn tuổi và người lớn sẽ mừng tuổi lại trong các bao lì xì màu đỏ.

Thêm vào đó, người Việt Nam chú ý đến từng lời họ nói vì họ tin những gì họ làm sẽ ảnh hưởng đến họ quanh năm. Ngày thứ hai mọi người bắt đầu đi thăm họ hàng và bạn bè. Rất nhiều người thường trở về quê nhà để đoàn tụ bên gia đình. Ngày cuối cùng là để thăm thầy cô giáo.

Sau Tết có rất nhiều lễ hội xuân trong khắp cả nước. Tết là một dịp rất quan trọng. Trong suốt 3 ngày đầu năm, mọi người thường hi vọng cho một năm mới tốt lành sắp đến. Nếu bạn muốn trải nghiệm nền văn hóa truyền thống, hãy đến và có một những ngày Tết Nguyên Đán đáng nhớ ở Việt Nam.

Bạn kham khảo khảo đoạn văn này nhé : 

 

Mid_Autumn festival is one of the popular celebrations in the Viet Nam.
Every year,it's on the 15th day of the 8th lunar month. It's organized so that people celebrate the largest full moon in the year.
In that festival, children wear masks, parade on the street have parties with special cakes and lots of fruits. 
I feel happy when taking part in it because it makes me exited and helps me remember about my childish.

# chúc bạn học tốt ạ #

30 tháng 3 2020

1.Công có nghĩa là "sự nghiệp" :chiến công, thành công, quân công, công đồn

2.Công có nghĩa là "đánh, phá" :phản công, tấn công

3.Công có nghĩa  "công việc": phân công, chủ công, công tác

30 tháng 3 2020

a) Chịu thương chịu khó.

b) Dám nghĩ dám làm.

c) Muôn người như một.

d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).

e) Uống nước nhớ nguồ

a) Chịu thương chịu khó.

b) Dám nghĩ dám làm.

c) Muôn người như một.

d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).

e) Uống nước nhớ nguồ

a) Chịu thương chịu khó.

b) Dám nghĩ dám làm.

c) Muôn người như một.

d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).

e) Uống nước nhớ nguồ

a) Chịu thương chịu khó.

b) Dám nghĩ dám làm.

c) Muôn người như một.

d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).

e) Uống nước nhớ nguồ

a) Chịu thương chịu khó.

b) Dám nghĩ dám làm.

c) Muôn người như một.

d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).

e) Uống nước nhớ nguồ

a) Chịu thương chịu khó.

b) Dám nghĩ dám làm.

c) Muôn người như một.

d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).

e) Uống nước nhớ nguồ

a) Chịu thương chịu khó.

b) Dám nghĩ dám làm.

c) Muôn người như một.

d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).

e) Uống nước nhớ nguồ

a) Chịu thương chịu khó.

b) Dám nghĩ dám làm.

c) Muôn người như một.

d) Trọng nghĩa khinh tài (tài: tiền của).

e) Uống nước nhớ nguồn


1.

Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra ở chùa.
1.

Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra ở chùa.
1.

Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ dân nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra ở chùa.

2.

Người trên ở chẳng chính ngôi,
Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào.

18.

Thờ cha mẹ, ở hết lòng,
Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường.

30 tháng 3 2020

mạng có nhiều ma

30 tháng 3 2020

Văn học lên google search đi bạn

1.Tả cô giáo

Hôm nay là thứ ba, lớp em có tiết kể chuyện. Ngay trong tiết học đó, cô giáo Ngân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến.

Sau khi tiếng trống trường giòn giã vang lên. Cô Ngân bước vào lớp. Hôm nay cũng như bao buổi học khác. Trông cô thật là giản dị nhưng gần gũi và dễ mến. Cả lớp em đứng nghiêm chào cô. "Cô chào cả lớp, hôm nay chúng ta học bài nhé!". Nụ cười của cô như nụ hoa sớm hé nở mới dịu dàng, dễ mến làm sao! Mái tóc của cô mượt mà đen óng lúc nào cũng thơm mùi hoa bưởi, mùi bồ kết nấu với lá chanh. Khuôn mặt của cô tròn đi cùng với nước da trắng. Đôi mắt cô đen và sâu nhìn chúng em trìu mến.  Chiếc áo dài màu hồng hôm nay cô mặc càng làm cho dáng cô thêm mềm mại hơn. Đôi guốc cao gót màu hồng có vẻ như làm cô cao thêm nhiều.

Tiết học bắt đầu. Hôm nay chúng em học bài "Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai". "Cả lớp em còn đang không biết Mĩ Lai ở đâu nên rất tò mò. Cô cầm viên phấn trắng viết lên bảng. Chữ của cô mới đẹp làm sao. Từ tay cô, dòng chữ nắn nót "Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai" hiện ra trước mắt em. Cô bắt đầu kể, cả lớp em yên lặng nghe cô kể. Giọng cô thật trầm ấm, lúc trầm lúc bổng. Theo lời cô, chúng em như được đang tận mắt chứng kiến cảnh tượng đau lòng và tàn bạo, vô nhân tính của những người lính Mĩ tàn ác kia. Khi cô kể đến đoạn lính Mĩ xả súng vào đoàn người dân vô tội, giọng cô như nghẹn lại, cô quay mặt đi. Em chợt nhìn thấy cô quay ra cửa, cô đưa tay vội quệt giọt nước mắt lăn trên má. Không gian như chìm xuống. Gió như ngừng thổi để nghe cô kể. Cả lớp em ai cũng rưng rưng. Rồi cô kể đến đoạn người cựu chiến binh Mĩ đến Mĩ Lai kéo những khúc nhạc vĩ cầm như một lời tạ tội với linh hồn những người đã khuất. Giọng cô vui hẳn lên. Nghe nó sao trong trẻo và thánh thiện quá vậy. Lòng em cũng vui sướng biết nhường nào.

Bây giờ đến phần tập kể chuyện. Cô đi xuống dưới lớp ân cần chỉ bảo  tận tình chúng em. Bạn Hoa lúng túng, chưa nhớ rõ được nội dung câu chuyện, cô đã gợi ý bằng những lời nhẹ nhàng. Thế là bạn ấy nhớ  lại và kể được cả đoạn của mình. Bạn Hùng học giỏi văn lên đã kể trôi chảy và cô rất vui, cho bạn điểm 10. Cả lớp em ai cũng muốn được cô gọi kể trước lớp. Cô khen cả lớp và thưởng cho cả lớp một tràng vỗ tay giòn giã. Cô cười rất tươi. Em ngắm nhìn cô, thấy cô lúc đó thật đẹp. Em biết cô rất hài lòng về những điều cô đã dạy cho chúng em.

Cô ơi, dù mai em có xa ngôi trường này, em sẽ mãi nhớ bóng hình của cô. Nhớ những điều cô đã kể cho em có một vụ thảm sát ở Mĩ Lai đau thương như thế. Em hứa với cô sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng là học trò của cô. Cô ạ, một ngày không xa em sẽ đến Mĩ Lai, em sẽ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ những người dân vô tội. Cô Ngân ạ, nhờ cô em thêm yêu đất nước mình hơn.

2.Tả em bé

Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Kẹo. Em đã được 24 tháng tuổi.

Kẹo thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió. Khuôn mặt Kẹo tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương. Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Kẹo ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Cái mũi của nàng công chúa Kẹo hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái. Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Kẹo hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở. Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp. Móng tay, móng chân bé như những nụ hồng chúm chím. Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.

Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh. Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Kẹo lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười!

Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Kẹo đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò.

Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác. Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Kẹo lại dang rộng hai chân ra ôm chọn cái mâm.

Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười. Những lúc như vậy, Kẹo ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi lần được xem lại reo hò sung sướng.

Em rất yêu quý Kẹo – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.

3.Tả mẹ

Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là “mẹ”. Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.

Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường mặc những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ lặt rau, lặt lá úa, cọng sâu. Từng cọng râu được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ lặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.

Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.

Chúc bạn học tốt~

30 tháng 3 2020

Hạt gạo làng ta =Trần Đăng Khoa

Thầy thuốc như mẹ hiền= Trần Phương Hạnh

Chuyện một khu vườn nhỏ= Vân Long

Tiếng vọng=Nguyễn Quang Thiều

Trồng rừng ngập mặn  =Phan Nguyên Hồng

30 tháng 3 2020

Hạt gạo làng ta __________Trần Đăng Khoa

thầy thuốc như mẹ hiền -----trần phương hạnh

chuyện một khu vừn nhỏ-----trần phương hạnh

tiếng vọng -------------------------nguyễn quang thiều

trông rừng ngập măn ---------phan nguyên hồng

hok tốt

30 tháng 3 2020

Quan hệ từ là hay 

30 tháng 3 2020

Cậu đọc hay tớ đọc

bạn tham khảo : ( xong thì k đúng )

   Ưng bài nào thì lấy !

  bài 1 :                                                            Bài làm 

   Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

 bài 2 :                         bài làm                  

       Sau một đêm cuối đông giá rét, đã nhường chỗ cho những tia nắng xuân ở khu phố em.

Buổi sáng hôm ấy bầu trời se se lạnh lan tỏa khắp khu phố, một cảm giác êm đềm ấm áp như đang lay động mọi cảnh vật ở khu phố em. Những áng mây trắng, nhè nhẹ bay bồng bềnh tạo ra những hình thù kì lạ. Những nàng gió nô đùa trong từng kẽ lá vòm cây.. Cảnh vật khu phố em càng thêm ồn ào náo nhiệt với những đàn chim én bay lượn trên không trung tạo nên một khung cảnh kì lạ, thanh bình. Xa xa những giọt sương ban mai còn đọng trên lá hòa với những tia nắng xuân đầu tiên tạo nên những viên pha lê tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Càng lúc, mặt trời càng lên cao khu phố em dần hiện rõ ra. Những tia nắng xuân vươn dài như sải chân đến từng ngóc ngách, con hẻm, khe cửa,... Trong ánh sáng dìu dịu của mùa xuân đã làm cho cảnh vật khu phố em như bừng tỉnh giấc sau một mùa đông dài. Những cành cây đang thay áo mới, đâm chồi nảy lộc như muốn ôm nắng xuân vào lòng. Những nụ mai như e thẹn hé nở, những cánh hoa đầu tiên như dang tay đón chào bà chúa xuân. Không những thế, những cánh hoa ly ly, đào, mào gà,... cũng thi đua khoe áo mới làm cho khu phố em càng thêm lộng lẫy, yêu kiều, diễm lệ. Hòa trong niềm vui của vạn vật, mọi nhà, mọi vật cũng trang hoàng câu đối đỏ, cờ đỏ sao vàng được treo khắp nơi bay phấp phới trong gió như reo mừng đón chào một buổi sáng mùa xuân. Người lớn náo nức trưng bày bánh trái, còn những đứa con nít thì xúng xính trong bộ quần áo mới đang vui cười, nô đùa. Xe cộ trên đường rất thưa thớt không tấp nập như mọi ngày, thỉnh thoảng chỉ có vài chiếc xe chở nhau đi chúc tết, đi viếng chùa,... mặt ai ai cũng hớn hở vui vẻ. Tất cả mọi vật, mọi người đã tạo ra một khung cảnh mùa xuân ở nơi khu phố em.

Buổi sáng mùa xuân ở khu phố em là thế đó. Nó để lại trong em những kỉ niệm khó quên, khó phai nhòa trong tâm trí của em.               

   bài 3                                                          Bài làm

                     Én có gì lạ, báo mùa xuân sang.

Nắng có gì lạ, mà cánh hoa hồng tươi"

Tôi nhẩm lại lời của một bài hát thiếu nhi về mùa xuân. Nhìn qua khung của sổ, tôi thấy khu vườn nhà tôi đang bước vào xuân.

Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về với khu vườn nhà tôi. Toàn khu vườn như được phủ một lớp khăn voan trắng mỏng bởi vì mưa xuân như rây bột trên cành cây và kẽ lá. Trong cái tiết trời ấm áp. Cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc. Mới sáng ra, vườn tôi đã rộn rã tiếng chim: Tiếng lích tích của mấy chú chim sâu đang thoăn thoắt chuyền cành. Tiếng ri ri của mấy chú sẻ đồng đang vui vẻ cùng nhau đón chào một ngày mới. Hình như, đất trời như rạo rực hẳn lên vì khí trời ấm áp của mùa xuân đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét, vạn vật và cây cối trong vườn như được hồi sinh. Những mầm non xanh tươi, mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với đất trời những bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được cái tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mà mặc suốt mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu đưa tận vào trong nhà. Một cơn gió nhẹ thổi, vài chiếc lá đào còn sót lại cuối cùng lìa cành rơi theo chiều gió. Những cánh hoa cam rụng trắng đầy cả gốc. Ở phía kia là bụi chuối tiêu, tán lá to như tấm phản, đang đâm bi. Bi chuối tím đỏ như một búp sen, cố nhoài mình ra khỏi mẹ để hít thở khí trời. Ở cạnh ao là cây dừa thật cao lớn, lá như những thanh gươm, khi gió lên, đua nhau khua xào xạc. Cây đào trước cửa thi nhau trổ hoa. Những cánh hoa phơn phớt hồng, mỏng tang bay lả tả theo chiều gió. Tôi ra vườn, hít khí trời sảng khoái. Ngước nhìn bầu trời xanh, lắng nghe đất trời như đang cựa mình. Em thấy lòng mình vui phơi phới.

Ôi, càng ngắm khu vườn nhà em, em càng thấy thêm yêu ngôi nhà nhỏ của em. Em thầm nhủ, dù mai này có đi đâu xa em vẫn nhớ những phút giây êm ả của khu vườn nhà em vào mùa xuân.                         

                                           Xin gửi lời chúc cho cậu 

                                                    chúc cậu học tốt!!!

                                  

                                   

               

31 tháng 3 2020

Xuân về rực thắm cánh đào

Đung đưa trong nắng đón chào Tết sang.

    Chỉ cần nghe hai câu thơ ấy thôi là không khí Tết cổ truyền – Tết Nguyên Đán lại ùa về trong lòng em. Cảm giác đó thật lâng lâng, khó tả, khiến lòng người sao xuyến khôn nguôi. Phải chăng mùa xuân trên quê hương em đã về! Cứ mỗi độ xuân về, em lại thêm yêu hơn dãy phố nơi mình sinh sống vào những ngày đầu năm mới.

    Sáng sớm ngày mùng 1 Tết, vừa tỉnh giấc, cũng như mọi ngày, em ra ngoài ban công vươn vai và hít một hơi căng lồng ngực. Em cảm nhận được cái se se lạnh, phải chăng là dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái lạnh ấy bao trùm lên mọi cảnh vật: cây cối, chim muông không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã dịu ngọt hơn.

    Ngước mắt lên nhìn bầu trời, dường như đêm hôm qua đã có một bàn tay nào đó gội rửa để vòm trời hôm nay sạch bóng hơn. Những bác mây dày trôi thong rong như đang còn ngái ngủ. Mây cũng như lười biếng một chút trong những ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây cũng tan dần. Đâu đó một vài tia nắng yếu ớt len lỏi giữa đám mây chiếu rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với cùng gia đình.

    Em đưa mắt quanh một vòng nhìn khắp phố. Con đường em đi hàng ngày như một chàng trai cường tráng, tràn đầy sức sống, vừa được nàng tiên xuân ban tặng một chiếc áo mới. Chàng ấy được điểm tô bằng một vài cành lộc xanh mơn mởn, nhú ra từ những cành bàng bị mùa đông tuốt sạch lá giờ chỉ còn khẳng khiu đứng đầu phố, còn là âm thanh của những chú chim non tập chuyền cành, hót ríu rít như đang chờ đợi rất lâu một câu chuyện đón mùa xuân về, những hàng khẩu hiệu, băng rôn đủ sắc màu đỏ, vàng được treo khắp đó đây chào mừng năm mới, là tiếng cười nói rộn ràng, lời chúc tụng hân hoan của những người đi chơi Tết. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường nơi em ở. Đấy, mùa xuân trên quê hương em, chỉ ngần nấy đã thấy nao lòng. Bỗng đâu đó có mùi hương trầm thoang thoảng đánh thức khứu giác của em. Mùi hương ấy chỉ thoang thoảng thế thôi nhưng đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê, không có dịp hội tụ với người thân trong những ngày lễ Tết.

    Mọi người nô nức du xuân, chúc Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, ai ai cũng dạng ngời trên từng nét mặt, tràn đầy vẻ tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, muộn phiền của cuộc sống được khép lại sau cánh cửa giao thừa từ đêm hôm qua. Giờ đây chỉ có niềm hân hoan đón chào những điều tốt đẹp sắp đến với từng người trong một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ áo váy mới, tươi cười với gương mặt dạng ngời, nhận những phong lì xì màu đỏ chứa đựng niềm may mắn cho năm mới. Ngày xuân cũng chính là dịp mọi người đoàn tụ bên gia đình. Mọi người hân hoan, sum vầy quanh mâm cỗ tất niên. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ, thiêng liêng nhất vào mùa xuân trên quê hương em.

    Em lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh buổi sáng đầu năm mà lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa đã ban tặng cho cảnh sắc nơi đây. Em ước gì thời gian ngừng lại để em có thể thả hồn vào khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!