Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về lòng biết ơn trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ,gạch chân trạng ngữ đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.
Theo tôi, ngụ ý của Bác là: muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thời gian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ sau này, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cần phải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cả đất nước.
Chúc bạn học tốt !!!
Phần mở bài trực tiếp : ( lấy cái này tham khảo thui nha tự nghĩ chắc không hay đâu ... )
" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây "
Câu tục ngữ trên mang một triết lí nhân văn sâu xa. Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Nhắc đến trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam chúng ta người ta nghĩ ngay đến tà áo dài, áo dài thường được sử dụng ở các ngày lễ lớn, tà áo dài thướt tha, kín đáo nhiều màu sắc làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều dịu dàng của người con gái Việt Nam, đã từ lâu áo dài được coi là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam.
Từ xa xưa, dân ta đã thiết kế nhiều loại áo dài đa dạng và phong phú như áo dài truyền thống, áo dài tứ thân và áo dài giao lãnh, áo dài ngũ thân, áo dài truyền thống có cổ hình chữ V dài từ bốn đến năm xentimet, làm nổi bật nên vẻ đẹp của chiếc cổ trắng ngần của người phụ nữ Việt Nam và cũng rất là duyên dáng, kín đáo, ngày này chiếc áo dài truyền thống được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn, cổ chữ U, cổ trái tim, và cổ tròn làm đa dạng thêm tà áo dài truyền thống.
Có năm phần chính trên một chiếc áo dài, phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần, thân áo được tính từ cổ đến eo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ, tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau, được chia làm hai phần ngăn cách bởi hai bên hồng, tà áo thì phải dài hơn đầu gối, phần tay áo là phần từ vai đến qua cổ tay, có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt, phần quần áo được may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam.
Trong các ngày lễ hội truyền thống không thể thiếu trang phục áo dài, áo dài vừa thể hiện nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ mà còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của dân tộc ta, trang phục áo dài còn xuất hiện trong trường hợp, trong các trường Trung học phổ thông thứ hai hàng tuần nhìn các em nữ sinh trong trang phục áo dài trắng đứng lên chào cờ đẹp và thiêng liêng làm sao, những giáo viên trong trang phục áo dài đứng trên bục giảng toát lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch nhưng không kém phần thanh tao, trang nghiêm của giáo viên. Trong các buổi văn nghệ, hay các cuộc thi lớn không thể thiếu những hình ảnh chiếc áo dài, khi các hoa hậu của đất nước ta đi thi đấu ở đấu trường quốc tế, trong hành trang không thể thiếu tà áo dài thướt tha, mang nét đẹp, truyền thống của dân tộc ta giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Khi giặt áo dài phải giặt thật nhẹ tay và không được phơi ở thời tiết nắng quá lâu, ủi ở nhiệt độ vừa phải, có như thế mới giữ được áo dài luôn mới.
Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
P/s: k e nha cj iu
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Trả lời
Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược
-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh
-Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng
-Lê lợi đã đóng góp nhiều công sức vào các trận đanh
-Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm
Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân
Black Pink (Hangul: 블랙핑크; Romaja: Beullaek Pingkeu, thường được viết cách điệu thành BLACKPINK hay BLΛƆKPIИK) là một nhóm nhạc nữ Hàn Quốcđược thành lập vào năm 2016 và quản lý bởi công ty YG Entertainment bao gồm 4 thành viên: Jisoo, Jennie, Rosé và Lisa.
Nhóm nhạc chính thức ra mắt vào ngày 8 tháng 8 năm 2016 với hai đĩa đơn "Boombayah" và "Whistle", nằm trong đĩa đơn đầu tay mang tên Square One. Đĩa đơn "Boombayah" là đĩa đơn xếp hạng quán quân đầu tiên của nhóm nhạc trên bảng xếp hạng World Digital Songs của tạp chí Billboard, thiết lập kỷ lục video đầu tay có số lượt xem cao nhất bởi một hay một nhóm nghệ sĩ Hàn Quốc. Với thành công về phương diện thương mại của nhóm nhạc trong năm tháng đầu tiên kể từ khi ra mắt, họ đã được hoan nghênh ở hạng mục Nghệ sĩ mới của năm tại Giải Golden Disc Awards lần thứ 31 và Giải Seoul Music Awards lần thứ 26.
Black Pink là nhóm nhạc nữ Hàn Quốc có vị trí xếp hạng cao nhất trên bảng xếp hạng Social 50 của Billboard, từng đạt ở vị trí thứ 5, và trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, ra mắt ở vị trí thứ 55.Họ là nhóm nhạc nữ K-pop đầu tiên và duy nhất, là một nhóm nghệ sĩ Hàn Quốc nói chung, bên cạnh NCT, lọt vào bảng xếp hạng Emerging Artists của Billboard và dẫn đầu bảng xếp hạng. Họ cũng là nhóm nhạc nữ K-pop đầu tiên sở hữu bốn đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng BillboardWorld Digital Song Sales.
trời hỏi câu hỏi của Online math ra
tụi mình trả lời cho cậu chép à
câu khác thì mình trả lời chứ câu này không dc nhé
Tử tế hay tốt bụng đều không có mục đích vụ lợi, đánh bóng tên tuổi hoặc làm gương, nếu vậy có động cơ đó thì dứt khoát không còn là lòng tốt hay sự tử tế nữa. Lòng tốt đặt đúng chỗ chính là tử tế, bởi dân gian cũng có câu “tử tế tệ” để chỉ các hành vi có ý định tốt nhưng hóa ra lại làm hại người khác.
Mới đây, một sự kiện về lòng tốt và sự tử tế lan truyền, tác động đến tâm thức nhiều người. Đó là việc hai người đàn ông nước ngoài lao vào cứu hai đứa trẻ bị kẹt trong ngôi nhà khóa trái đang bị cháy tại Đà Nẵng. Đó là hành vi dũng cảm bởi sự cứu giúp này có thể nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của họ nhưng trước hết hành vi đó xuất phát từ lòng tốt và sự tử tế.
Họ có lòng tốt và môi trường giáo dục tạo ra sự tử tế trong họ và hành vi dũng cảm là sự thể hiện tất yếu của quá trình trên. Hành vi đó đối lập hoàn toàn với đồng bào của hai đứa trẻ kia chỉ biết đứng xem, ghi hình hay cùng lắm là la hét, gọi lực lượng chức năng cứu giúp. Đáng lưu ý là hai người đàn ông này quốc tịch khác nhau (Nga và Pháp), họ chỉ giống nhau ở chỗ so với chúng ta là người nước ngoài!
Liền sau sự kiện này, một người đàn ông nước ngoài khác tại Vũng Tàu đã lao vào can thiệp khi chứng kiến cảnh một người đàn ông Việt Nam đánh một phụ nữ trước mặt hai đứa trẻ đang ngồi trên xe máy trên đường phố. Đó cũng là hành vi tử tế thể hiện lòng tốt và ý thức bảo vệ phụ nữ vốn là nét đẹp của văn hóa phương Tây. Đây chỉ là hai sự việc mới nhất xảy ra gần đây, còn rất nhiều dẫn chứng về sự tử tế của người nước ngoài như dọn rác, móc cống, tham gia giữ gìn trật tự giao thông, đường phố và không ít những nghĩa cử hành động theo kiểu Lục Vân Tiên: “Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”!
Còn chúng ta nghĩ gì trước sự tử tế đó? Gần đây, một nữ tài xế ở Hải Phòng xảy ra va chạm giao thông với một sinh viên đã nói rằng “sinh mạng không quan trọng”, người đi cùng bà ta cũng là một phụ nữ thì bảo người bị nạn là: “Mày báo Công an thì không phải người tốt”. Nữ tài xế này đỗ xe giữa đường, gây cản trở giao thông, bất hợp tác với Công an, Cảnh sát và tỏ một thái độ bất cần, coi thường mọi người. So sánh với hành vi của những người nước ngoài kia thì thấy rõ môi trường giáo dục, văn hóa ứng xử của chúng ta thua kém họ rất xa.
P/s: cóp mạng
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Ôi thật đáng trân trọng biết bao !