K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

hay thì tk cho mn nhe                           EM ĐẾN QUÊ ANH    Em theo dòng người về đến quê anhQua những con sông hiền hòa uốn khúcQua những con đường bạt ngàn thẳng tắpCây trái rực màu xanh đỏ vàng nâuChân bước ngập ngừng ngã rẽ không sâuTa nhận ra nhau vỡ òa màu nắngEm thẹn thùng anh lâng lâng đỏ mặtHai đứa cùng cười nhịp bước song đôiTiếng chim chào mào ríu rít tinh khôiChú chim gáy gù...
Đọc tiếp

hay thì tk cho mn nhe

                           EM ĐẾN QUÊ ANH

    

Em theo dòng người về đến quê anh
Qua những con sông hiền hòa uốn khúc
Qua những con đường bạt ngàn thẳng tắp
Cây trái rực màu xanh đỏ vàng nâu
Chân bước ngập ngừng ngã rẽ không sâu
Ta nhận ra nhau vỡ òa màu nắng
Em thẹn thùng anh lâng lâng đỏ mặt
Hai đứa cùng cười nhịp bước song đôi
Tiếng chim chào mào ríu rít tinh khôi
Chú chim gáy gù trên cành nhảy nhót
Hoa trái trong vườn trĩu mùa quả ngọt
Ngọn gió thu về dịu mát trong nhau
Ta cứ ngại ngùng chẳng nói tròn câu
Tay siết tay nhau chuyền qua hơi ấm
Bữa cơm gia đình ngọt ngào nồng đậm
Hạnh phúctuyệt vời hai đứa từng mơ
Kẽo kẹt trưa chiều nhịp võng đong đưa
Ta kể nhau nghe những ngày đông giá
Hạnh phúc mong manh dòng đời hối hả
Trái chín ta cầm anh nhé ! Đừng quên
Mai em về nhớ mãi phút thiêng liêng
Nhẫn cưới trao tay vơi đầy kỷ niệm
Bốn mắt nhìn nhau… dịu dàng tha thiết
Nỗi nhớ đong đầy da diết trong tim

1
10 tháng 2 2019

cần sửa chửa nội dung mới tạm gọi là thơ được nha

10 tháng 2 2019

CON CHÓ

12 tháng 2 2019

Bạn làm ơn nghiêm túc giùm mình đi . Nếu ko biết thì đừng  ghi lung tung chứ

10 tháng 2 2019

Một năm… hai năm… ba năm… đã lâu lắm rồi tôi mới trở về quê hương vào một ngày cuối năm. Mùa xuân! Bầu trời quê tôi như bớt đi những sắc mây u ám, ló rạng những tia nắng vàng ấm áp. Những chồi lá non đang dần hé nở trên cành cây cao sau một giấc ngủ đông dài. Cánh hoa xuân khẽ rung rinh trong làn gió nhẹ, khoe sắc hương đón chào mùa mới sang. Những chú chim non uống những giọt sương đêm còn sót lại trên cành lá rồi líu lo cất tiếng hót vang xa. Quê hương ơi! xuân đã về trong náo nức của muôn loài.

11 tháng 2 2019

Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sao trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!. Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.
Câu đặc biệt: Quê hương

10 tháng 2 2019

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên. 
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân

11 tháng 2 2019

Đã đi qua những ngày tết cổ truyền, tôi lại bước chân lên tàu và đi đến một miền đất xa xôi mà tôi đã chọn để học tập, tôi đi xa bà, xa ông, xa bạn bè, đặc biết nhất là xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Tôi chỉ biết khóc tôi thấy đâu đây vị ngọt ngào của nước mắt, chính quê hương đã ban cho tôi giọt nước mắt ngọt ngào đó, Ngày mai, tôi sẽ được đi xa nơi đây đến phương trời kia không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần tôi nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn bầu trời xanh kiaĐi! Thật xa gặp những con người mới ở xứ lạ. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt dưới mảnh đất xa lạ ấy, quê hương tôi nằm ở đây trong con tim tôi đây này.

Những chố in đậm là của đề

Bài làm

- P/S viết tắt của từ " postscript " có nghĩa là " tái bút "

- Công dụng: viết thêm vào cuối bức thư, sau chữ kí (thường viết tắt là T/B hoặc là P/S) đoạn tái bút.

~ Mình cũng mới biết thôi, tại mình xem fairy tail, con lucy viết thư cho mẹ nó, nó ghi " P/S" và nó đọc là " tái bút " , nên mình mới biết ~
# Chúc bạn học tốt #

10 tháng 2 2019

thanks bn nha!!

10 tháng 2 2019

Đề : Viết văn nghị luận về câu " Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng "

Bài làm :

Trong cuộc sống, mỗi con người chúng ta đều phải trưởng thành, đều phải trau dồi bản thân, hình thành một nhân cách tốt. Trong quá trình rèn luyện đó, môi trường tác động ngoại cảnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách. Đúng như nội dụng câu nói của ông cha ta từ xưa: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Theo ý hiểu trực tiếp mực thì có màu đen, đèn thì sẽ phát sáng, tạo nguồn sáng cho con người. Hiểu với ý trìu tượng hơn, mực chính là những điều xấu xa, đen tối, không trong sạch, mà khi bị mực “ vấy bẩn” chúng ta sẽ bị đen đi. Còn đèn, ánh sáng tức biểu tượng cho những điều tốt đẹp, trong sáng, ..đến gần đèn chúng ta sẽ được soi đường chỉ lối bằng ánh sáng ấy. Như vậy , câu nói với hai vế ngắt bởi dấu phẩy , hai vế là hai sự vật đối lập về hình thức cũng ngư là đối lập về tính biểu tượng đã khiến cho ta hiểu ra một triết lí sống: nếu ở trong một môi trường không tốt, quan hệ không tốt đẹp thì con người sẽ bị tha hóa, “đen” đi còn khi con người sống trong mọt môi trường trong lành, giao du với những người tốt thì con người sẽ học được nhiều điều, rèn luyện bản thân hướng đến cái đẹp toàn diện.

Đèn và mực là hai sự vật tương phản được đặt trong tương quan như vậy là vì sao? Nó liên quan mật thiết đến nhân cách con người chăng? Đúng vậy, vì mỗi con người ta lớn lên một phần nhỏ sống theo bản năng còn phần lớn là trưởng thành và rèn luyện bản thân nên môi trường xung quanh rất quan trọng, nếu môi trường xấu, nhân cách con người cũng bị ảnh hưởng. Nếu môi trương tốt, con người ta đương nhiên học được những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó là những mối quan hệ được tạo lập giữa những con người cũng góp phần quan trọng đến việc xây dựng tính cách. Nếu giao du với người xấu, tính cách xấu có thể dễ lây nhiễm sang bạn. Ông cha ta nói “ gần mực thì đen” cũng xuất phát từ bản chất của mực, điều tất nhiên, giấy không thể trắng tinh sau khi bị mực đổ vào, chúng ta không thể trong sạch như ban đầu sau khi bị nhiễm thói hư tật xấu. Giống như một đứa trẻ mới lớn, nó ngây thơ và trong sáng như một tờ giấy trắng. Còn người lớn chính là người đóng vai trò quan trọng tạo ra những nét vẽ đẹp đẽ trên tờ giấy trắng chứ không phải những nét vẽ nghoệch ngoạc lên “tâm hồn trẻ thơ”.

Như vậy , những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách con người. Vậy chúng ta phải làm gì để có nhân cách tốt trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Thiết nghĩ rằng, chúng ta nên tự rèn luyện trau dồi bản thân trước, hãy biết phân biệt được “đen” và “trắng” dù đó là những suy nghĩ và nhận thức về nó còn khờ dại. Hơn nữa chúng ta cần giữ vững lập trường, quan điểm của bản thân khi đứng trước một tình huống mà ta nhận thức rằng nó không tốt, nó là thứ xấu xa, quan trọng nhất bạn không được để bị cám dỗ trước những thứ vật chất tầm thường dần dần bị tha hóa biến chất thậm chí mất cả nhân tính. Ngoài xã hội, bạn nên tạo những mối quan hệ tin cậy, tốt đẹp mà đối phương là người có phẩm chất đẹp, điều đó giúp bạn học hỏi được nhiều điều quý giá. Nhìn theo hướng khách quan, chúng ta nên tránh xa những người không tốt, hoặc môi trường có nhiều tệ nạn, nhiều điều không tốt đẹp. Nhưng đôi khi , môi trường sống xung quanh bạn không thể chọn lựa theo cách riêng của mình, lúc này, cần nhất ý chí của bản thân, nội lực trong con người ta sẽ chiến thắng được ngoại cảnh. Nhắc đến ý chí vượt lên “màu đen” của mực ta nhớ về thời kháng chiến chống Mỹ gian khổ của dân tộc, có những thành niên xung phong tình báo tiêu biểu như Vũ Ngọc Nhạ đã sống ngay trong ổ của những tên bán nước Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu,… nhưng ông vẫn giữ mình không đẻ bị buông thả thao lối sống xa hoa bẩn thỉu ô uế của lũ bán nước hèn hạ, không bị tha hóa, không trở thành tay sai của của giặc ngoại xâm.

Bên cạnh những tấm gương tốt, luôn tồn tại những điều xấu xa. Ta càng phải lên án gay gắt những kẻ vị những lợi ích mà mờ mắt, bị cám dỗ. Hay những kẻ không giữ nổi mình trước những thứ hào nhoáng để rồi đúng như câu nói “ gần mực thì đen” trở thành con người xấu xa, vô đạo đức.

Như vậy, câu tục ngữ xưa đã khẳng định lại một triết lí sống quý giá và sâu sắc về con người, về nhân cách và yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách con người. Câu tục ngữ trở thành một bài học quý báu cho thế hệ ngày nay và cả mai sau.

#Violet_Star#

10 tháng 2 2019

Đề : Hãy lập ý cho câu " Đói cho sạch , rách cho thơm "

Bài làm :

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta djay bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và lòng tự trọng, giữ phẩm chất của mình cũng thế. Những điều đó được thể hiện qua câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

II. Thân bài: giải thích câu tự ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
1. Giải thích câu tực ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- “ Đói, rách”: chỉ những thiếu thốn, mất mát, khó khan về vật chất và điều kiện sống của con người.
- “ Sạch, thơm”: chỉ phẩm chất của con người, chỉ phẩm chất tốt đẹp và trong sạch
- “ Đói cho sạch”: dù có đói đến mức nào cũng phảo sống sạch sẽ thơm tho
- “ Rách cho thơm”: dù có rách thì tấm lòng và nhân cách cũng phải thơm tho.
=> Dù gặp khó khăn và thiếu thổn đến mức nào chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Câu tuc ngữ khuyên chúng ta, dù cuộc sống khó khan nhường nào cũng không bán rẻ lương tâm, đạo đức, phẩm chất của con người.
- Chúng ta có giữ gìn được tự trọng và danh dự của chính mình thì điều đó mới là điều tốt đẹp.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Câu tục ngữ rất có ý nghĩa
- Em sẻ học câu tục ngữ, sống giữ gìn nhân cách và phẩm chất của mình.

#Violet_Star#

 23 tháng 4 2017 lúc 22:20

Mở bài: 
Tinh thần đoàn kết là 1 trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam . Đoàn kết là sức mạnh rất mạnh mẽ , là truyền thống , là bài học về yêu thương và đã giúp chúng ta đấu tranh vì hòa bình , xây dựng cuộc sống ấm no , bền vững . Vì thế nhân dân ta thường hay nhắc nhở nhau : 
" Một cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao " 
Thân bài: 
a) Giải thích câu tục ngữ : 
"Một cây" thì chẳng bao giờ làm" nên non" được cả . Đó là điều hiển nhiên.Nhưng vói số lượng "ba cây " thì có thể làm nên "núi cao". Ở đây muốn nói về số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi. "Chụm lại"là hành động thể hiện sự đoàn kết . "Cây " được nhân hóa , trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết. 
b) chứng minh tinh thần đoàn kết: 
Lịch sử chúng ta đã có nhiều cuộc đấu tranh chứng tỏ tinh thần đoàn kết. Tiêu biểu là : Hai Bà Trưng , Bà Triệu , Nguyễn Huệ , Đinh Tiên Hoàng ,......... Những vị anh hùng bất khuất vì dân vì nước đã được nhân dân ta biết ơn , tưởng nhớ họ . Đó là đoàn kết trong lịch sử . Đoàn kết còn dẫn đến chiến thắng .Như chúng ta đều biết đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của vị cha già chủa dân tộc : Bác Hồ . Công lao to lớn của Bác và toàn dân là một lời khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết : 
"Đoàn kết , đoàn kết , đại đoàn kết 
Thành công , thành công, đại thành công" 
Đoàn kết còn thể hiện tronh hòa bình . Đoàn kết chống tệ nạn xã hội . Đoàn kết để xây dựng đất nước thái bình để không phụ lòng của Bác Hồ và các vị anh hùng dân tộc . 
kết bài: 
"Môt cây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" 
Đúng như câu tục ngữ , chúng ta phải luôn luôn đoàn kết nha ! Đoàn kết là sức mạnh là sự dẫn đến thành côn vĩ đại !

     

I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải biết đoàn kết. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- “ một cây” thì không thể làm “ nên non”
- “ ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao
=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo
- “ chụm” từ được dung để thể hiện sự đoàn kết
- “ cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
2. Chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
a. Trong lịch sử
- Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặt ngoại xâm
- Các cuộc khởi nghĩa có sự đoàn kết như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng,….
- Bác Hồ có câu: “ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”
b. Trong thực tế cuộc sống
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất
- Họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng... 
- Chung tay bảo vệ môi trường, sinh vật,…
3. Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đoàn kết quyết định nên sự thành công.

III. kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ
- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ

nguồn : Dàn ý giải thích, chứng minh một cây làm chẳng nên non