K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2020

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,… Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Các từ ngữ ẩn dụ:

  • (Mùi hồi chín) chảy

=>  thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.

  • (Ánh nắng) chảy;

=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.

  • (Tiếng rơi) rất mỏng;

=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).

  •  Ướt (tiếng cười).

=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

      Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
 

12 tháng 4 2020

Tham khảo:

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Chúc bạn học tốt!

12 tháng 4 2020

giải giùm cái nhé,ai làm được tui k

12 tháng 4 2020

lên mạng tra nhé bạn

                   CÁC BẠN NÀO THẤY MÌNH ĐÚNG THÌ K NHA

Bạn tham khảo nha

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Từ hình ảnh người cha mái tóc bạc dịu hiền, đến người lãnh đạo tài ba xuất chúng, hình ảnh người được các nhà thơ, nhà văn lưu giữ trong từng câu thơ, tác phẩm nghệ thuật. Minh Huệ cũng vậy, nhà thơ đã khéo léo xây dựng lên một bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc về hình ảnh Người.

Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu. Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

 Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

12 tháng 4 2020

Tham khảo:

Có biết bao lời ca, bài thơ viết về Bác Hồ- người anh hùng, người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bài nào cũng quý, bài nào cũng hay, bài nào viết về Người cũng đều chứa chan tấm lòng kính trọng và cảm phục. Nhưng để lại trong lòng em nhiều ấn tượng nhất thì đó là bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ.

Đêm nay Bác không ngủ được viết vào năm 1951. Tác phẩm ra đời khi Minh Huệ được nghe một người bạn chiến đấu kể lại câu chuyện đêm trên chiến trường Bác không ngủ đầy xúc động. Tác giả đã viết nên bài thơ như thay lời ngợi ca tình thương bao la và tấm lòng cao đẹp của Người.

Giữa hiện thực khắc nghiệt bom đạn, giữa rừng hoang, sương muối với lạnh lẽo, mưa bay, ta thấy một bóng hình thân thương ngày đêm miệt mài vì dân, vì nước. Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh Bác Hồ thật đẹp, tuy bình dị mà sáng ngời tấm lòng bao la của Người.

Qua từng lời thơ, em càng thấu hiểu hơn về Bác, về trái tim của một vị cha già yêu còn dân đất Việt. Bác vẫn vậy, luôn yêu thương mọi người, luôn dành cho mọi người sự quan tâm ân cần, chu đáo nhất. Nơi rừng sâu bốn bề hoang vắng, đêm tĩnh mịch, những người lính sau chặng đường dài hành quân đã thấm mệt, chìm sâu vào giấc ngủ thì ở nơi đó, có người vẫn đang ngồi bên bếp lửa.

"Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác."

Chợt tỉnh giấc sau giấc ngủ say, anh đội viên trẻ thấy bóng Bác vẫn ngồi lặng yên, trầm ngâm bên bếp lửa. Chính anh đội viên cũng thắc mắc vì sao trời đã khuya mà Người chưa ngủ, nhưng rồi cũng tự mình vỡ lẽ bởi Người đang bận đốt lửa, sưởi ấm cho các anh được ngủ ngon giấc. Còn gì xúc động hơn như thế, giấc ngủ luôn luôn cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là những người lính đã vất vả mồ hôi sau bao chặng chiến trận. Và Bác cũng vậy, Bác cũng cần được chợp mắt để có chút sức lực cho những ngày dài sắp tới, nhưng vì các anh, Bác vẫn lặng lẽ thức để đốt lửa, đắp lại tấm chăn để các anh không bị lạnh. Hơi ấm của ngọn lửa chắng sánh bằng hơi ấm tình thương mà Người mang đến.

Càng xúc động biết bao đọc những dòng thơ thiết tha đến vậy:

"Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."

Bác ngồi bên bếp lửa mà lòng Bác không yên, lo sợ rằng các anh bộ đội chẳng đủ ấm bởi sương giá, mưa lạnh. Người chậm rãi, từ tốn đi dém chăn cho từng người, từng người. Cử chỉ ấy thật ân cần, những bước chân nhẹ nhàng đến bên chỗ các đồng chí ngủ, lo sợ rằng các anh sẽ giật mình mà tỉnh giấc, Bác cố gắng bước thật khẽ, làm thật êm. Những hành động của Bác chẳng khác gì một người mẹ hiền thức thâu đêm chăm con ốm, lại như một người cha, vì thương con lạnh mà dém từng góc chăn cho con trai mình vậy.

Cảm nhận được tình cảm của Bác, anh đội viên vừa sung sướng, vừa ngỡ ngàng như đang chìm trong giấc mộng đẹp:

" Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"

Trong căn lều tranh xơ xác, bên ánh lửa hồng đang rực chạy, Bác trở nên đẹp đẽ lạ thường. Từ láy "lồng lộng" càng khắc họa được hình ảnh vĩ đại của Người, lồng lộng bóng hình, lồng lộng cả tình thương. Hơn hết, tình yêu thương vô bờ bến đã khiến trái tim người chiến sĩ được ủ ấm, thắp lên ngọn lửa của sự cảm phục và biết ơn. Ngọn lửa ấm mà lòng Bác còn ấm áp hơn nhiều, trái tim Bác cao sâu, nòng hậu biết bao nhiêu.

Chợt tỉnh giấc lần ba, anh đội viên bỗng giật mình hoảng hốt vì thấy Bác vẫn ngồi đó với vẻ trầm ngâm nghĩ suy. Buông lời hỏi han sao Bác vẫn chưa chợp mắt khi trời đã sắp sáng, anh thấy lòng ấm áp, bồi hồi biết bao khi nghe những sự quan tâm, lắng lo của Người dành cho các chiến sĩ dân công, dù cho đó là những điều nhỏ bé, bình dị:

" Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau...."

Bác không ngủ được vì một nỗi thương người, thương đoàn dân công nơi rừng xa. Bác ngồi đây, bên bếp lửa ấm và nghĩ về đoàn dân công, những con người ấy không có một miếng chăn đắp, một mảnh chiếu mỏng để nằm. Bác càng nóng lòng hơn khi trời cứ vô tình buông xuống những giọt mưa, từng giọt nguội lạnh ấy càng cứa vào da thịt người dân công, họ đang phải chịu đựng cái rét, cái lạnh thấu xương, bởi thế mà càng nghĩ, Người lại càng không khỏi đau lòng, xót xa.

Trái tim Bác thật rộng lớn, lòng Bác thật mênh mông. Hơn ai hết, lúc này anh đội viên là người thấu hiểu được sự nhân ái nơi tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu ấy khi tận mắt chứng kiến từng hành động, cử chỉ và được nghe những nỗi lo toan mà Bác giãi bày. Lòng anh vui sướng, hạnh phúc vô bờ khi được quan tâm, được yêu thương và được chạm đến những tình cảm cao đẹp của Người. Người chiến sĩ đã chọn cách thức cùng Bác, canh giấc ngủ cho những người đồng chí, đồng đội mình, sẻ chia cùng Người những lo toan, nỗi niềm chiến trận. Chính Bác là Người đã khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ về tình quân dân, tình đồng chí, đồng đội nơi những người lính cụ Hồ.

Học xong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ mà lòng em trào dâng cảm xúc biết ơn và tự hào về người con ưu tú: Hồ Chí Minh. Người thật vĩ đại, sự vĩ đại ấy không chỉ là những hy sinh cho cuộc chiến đấu của dân tộc mà còn là sự vĩ đại của một trái tim cao cả. Người dành cả cuộc đời mình vì thương dân, vì yêu nước. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi, phấn đấu rèn luyện cả trí tuệ và nhân cách mỗi ngày để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ.

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 4 2020

- Họ rất can đảm, hết lòng vì tính mạng của nhân dân nè ._.

BT2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:(1) Tôi đi đứng oai vệ, mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên, rung xuốnghai chiếc râu.(2)Cho ra kiểu cách con nhà võ. (3)Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trongxóm.(4) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(5) Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quenthuộc mình cả.(6) Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại...
Đọc tiếp

BT2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi đi đứng oai vệ, mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên, rung xuống
hai chiếc râu.(2)Cho ra kiểu cách con nhà võ. (3)Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong
xóm.(4) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(5) Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen
thuộc mình cả.(6) Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho
he. (7) Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.(8) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
a. Gạch dưới các từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên.
b. Biện pháp nhân hóa có trong đoạn văn trên thuộc những kiểu nhân hóa nào? Xếp chúng
vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây:

Dùng những từ vốn gọi
người để gọi vật

Dùng những từ vốn chỉ hoạt
động, tính chất của người
để chỉ hoạt động, tính chất
của vật.

Trò chuyện, xưng hô với
vật như đối với người

c. Biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Dế Mèn ( về hành
động, tính cách)?

1
16 tháng 4 2020

a) (1) Tôi đi đứng oai vệ, mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên, rung xuống
hai chiếc râu.
(2)Cho ra kiểu cách con nhà võ. (3)Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong
xóm.(4)
Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(5) Bởi vì quanh quẩncó vẻ đẹp cường tráng,kiêu ngạo và tự phụ,xốc nổi; khiến, ai cũng quen thuộc mình cả.(6) Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho
he. (7) Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.(8) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.

b)

-các từ ngữ gạch chân trên chỉ biện pháp nhân hóa

-kiểu nhân hóa :  -Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

                            - Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

c)

-Biện  pháp tu từ nhân hóa  trên đã khắc họa thành công nhân vật Dế Mèn với hình ảnh của chàng Dế Mèn oai vệ; nhưng lại có tính cách kiêu căng ; xốc nổi ;tự phụ;có nhiều hành động thiếu suy nghĩ ; thiếu chín chắn.

 -Biện pháp nhân hóa đó đã giúp cho nhân vật Dế Mèn trở nên gần gũi hơn, mang nét tính cách của con người.

Bạn tham khảo nhé !

Lưu ý : Trên mạng

Môi trường giáo dục luôn ảnh hưởng trực tiếp đến con người, nó không chỉ rèn luyện cho con người ta nhân cách mà nó còn giúp ích trong việc rèn luyện bản thân. Không ai trong chúng ta có thể tự nhiên hoàn hảo cả, đó là một quá trình học tập, rèn luyện và có một môi trường là một trong những yếu tố quyết định. Truyện “ Mẹ hiền dạy con” là truyện đã làm rõ vấn đề môi trường sống trong việc giáo dục con người.

Truyện “ Mẹ hiền dạy con” được trích từ sách Liệt nữ truyện của Trung Hoa. Câu chuyện xoay quanh vấn đề dạy dỗ đứa con của người mẹ giàu lòng yêu thương. Bà luôn tạo cho con một môi trường sống tốt tốt đẹp, vừa có đạo đức, vừa có ý chí học hành phấn đấu thành tài.

Khi ở gần nghĩa địa, bà thấy người con luôn học theo người ta đào, chôn, lăn lóc… Trong đầu bà lúc này hiện lên suy nghĩ là không thể để đứa con trai của mình ở đây được, cứ tiếp tục như vậy con sẽ không chú tâm vào học hành, suốt ngày chỉ làm những điều vô bổ. Thấy vậy, bà chuyển nhà đến chợ. Ở đây, thấy người ta buôn bán tấp nập. nhộn nhịp thì đứa con cũng tập cách buôn bán điên đảo và bà lại nghĩ rằng, đây cũng không phải là môi trường tốt cho con học tập và noi theo. Rồi sau đó, bà lại chuyển nhà tới ở gần trường học. Trường học là môi trường giáo dục vô cùng tốt, ở đây bọn trẻ được học kiến thức, lễ phép với thầy cô giáo. Thấy các bạn đến trường, đứa con cũng học theo để đến trường và rồi đứa con học được cách lễ phép, từ đó có ý học chăm chỉ và bà nghĩ rằng đây chính là môi trường cho con, là chỗ ở lâu nhất.

Trong một lần qua nhà hàng xóm chơi, đứa trẻ thấy người ta đang giết lợn và về nhà hỏi mẹ: “ người ta giết lợn để làm gì”, không kịp suy nghĩ là mẹ đã trả lời ngay là giết lợn để cho con ăn. Sau khi suy nghĩ về lời nói của mình, bà thấy rằng đã lừa dối con, vì vậy bà ngay lập tức ra chợ để mua thịt lợn về cho con ăn như lời hứa mà bà đã nói với con. Bà mẹ đã hình thành cho con một ý thức tuyệt vời, nói được làm được, không bao giờ được nói dối, từ đó tạo nên những phẩm chất tốt đẹp trong người con.

Khi đang dệt tấm vải, bà thấy người con đang đi học thì bỏ về, ngay lập tức bà cắt đi tấm vải mà mình đang dệt để cho người con hiểu ra bản chất vấn đề. Khi đi học mà bỏ học về giữa chừng cũng giống như tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, mãi mãi sẽ không có sản phẩm, nếu hàm chơi sẽ chấm dứt giống như tấm vải kia. Đó là một lời cảnh tỉnh sâu sắc mà bà mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình. Người con trai đã cảm nhận được tình cảm của người mẹ và từ đó đi học rất chuyên cần, không bao giờ bỏ học đi chơi hay về giữa chừng nữa.

Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học có ý nghĩa. Môi trường giáo dục có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cũng như nhân cách của mỗi con người. Ông cha ta có câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” quả là một trong tuc ngữ không hề sai, không chỉ có ý nghĩ trong thời xưa mà còn có ý nghĩ đối với cuộc sống hiện nay

Khi xã hội có rất nhiều cái xấu, chúng ta phải biết chọn môi trường sống cho mình, điều đó quả thực là không hề dễ dàng, chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn trọng để đưa ra quyết định.

Qua truyện “ Mẹ hiền dạy con”, chúng ta có thể học được rất nhiều điều thông qua các dạy, giáo dục con của người mẹ. Tình thương của người mẹ là chưa đủ trong việc giáo dục con cái mà cần phải đến một môi trường giáo dục tốt để con học tập và noi theo.

BT2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:(1) Tôi đi đứng oai vệ, mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên, rung xuốnghai chiếc râu.(2)Cho ra kiểu cách con nhà võ. (3)Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trongxóm.(4) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(5) Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quenthuộc mình cả.(6) Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại...
Đọc tiếp

BT2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi đi đứng oai vệ, mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên, rung xuống
hai chiếc râu.(2)Cho ra kiểu cách con nhà võ. (3)Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong
xóm.(4) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(5) Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen
thuộc mình cả.(6) Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho
he. (7) Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.(8) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
a. Gạch dưới các từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên.
b. Biện pháp nhân hóa có trong đoạn văn trên thuộc những kiểu nhân hóa nào? Xếp chúng
vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây:

Dùng những từ vốn gọi
người để gọi vật

Dùng những từ vốn chỉ hoạt
động, tính chất của người
để chỉ hoạt động, tính chất
của vật.

Trò chuyện, xưng hô với
vật như đối với người

c. Biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Dế Mèn ( về hành
động, tính cách)?

1
17 tháng 4 2020

Mục tiêu -500 sp mong giúp đỡ

1 Mở bài:giới thiệu về ng định tả

2.a) tả hình dáng

-nhưng đặc điểm nối bật như: màu da; khuôn mặt;đôi mắt (cái này tùy thuộc nhé),

b) Tính cách: hiền lành tốt bụng, sống hòa đồng với mọi người Lưu ý: tả phải chân thật, và phải làm cho người nghe cảm thấy thật thích, hình dung đc ng mình định là là mẹ ko phải bố.

3.Kết bài nêu cảm nghĩ ( lời hứa ) của mình đối với mẹ.


 

15 tháng 4 2020

cảm ơn nha Đỗ Thị Thu Hà