K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

co ai kb voi mik ko

11 tháng 3 2019

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả.Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng la tả, bụi bay mù mịt.
Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời.Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa.Mưa mau dần. lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa.Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước.Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện.Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp.Trên vỉa hè mỗi lúc một đông.Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.
Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa.Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp.Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt.Tiếng sấm rèn vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ.Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả.Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi.Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ.Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.
Sau cơn mưa trời lại sáng.Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường.Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ.Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi.Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo.Mọi người ồ ạt xuống lòng đường.Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả.

11 tháng 3 2019

Từ tuổi còn thơ
Mẹ ầu mẹ ơi...
Bên thềm gió mát
Cho con gủ say...


Đêm khuya sương xuống
Cỏ uống sương rơi
Lơ lửng nền trời
Một vầng trăng khuyết


Như trên trời biếc
Một chiếc thyền trôi
Đêm đã khuya rồi
Mẹ còn dọn dẹp
 

11 tháng 3 2019

Nếu như em là phở
Anh sẽ là nước lèo
Cuộc đời cuốn vèo vèo
Ta bên nhau em nhé

12 tháng 3 2022

https://hoc24.vn/cau-hoi/qua-cac-cu-chi-viec-lam-cua-bac-trong-doan-tho-em-co-suy-nghi-gi-ve-tinh-cam-cua-bac-danh-cho-moi-nguoi-neu-ten-nhung-bai-tho-bai-hat-ma-em-biet-v.5076830430616

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới, Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay ko,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các em”. Học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người học sinh. Chỉ có học tập, chúng ta mới trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Khi xưa, anh hùng Lý Tự Trọng từng nói: “Con đường của học sinh chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!”. Nếu như trong thời chiến, lẽ sống của người học sinh là vì lý tưởng, vì đất nước thì nay, khi cuộc sống đã hòa bình, nhiệm vụ thiết yếu nhất của chúng ta là học tập và rèn luyện. Lê- nin có một câu châm ngôn nổi tiếng rằng: “Học, học nữa, học mãi”. Học tập trong bất kì thời đại nào cũng vô cùng quan trọng. Nhờ có học tập, chúng ta mới có thể tích lũy thêm kiến thức, làm đầy những khiếm khuyết của bản thân, tự hoàn thiện chính mình. Học tập đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chinh phục biển tri thức rộng lớn, mênh mông của nhân loại. Với vốn tri thức tích lũy được, nó sẽ là hành trang quý giá để ta vững bước vào tương lai, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách của cuộc đời. Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, nếu không học tập, chúng ta sẽ không thể theo kịp bước tiến của thời đại, mãi mãi chỉ là những con người nghèo nàn, lạc hậu. Học tập cũng là cách giúp ta nâng cao vị thế, tự khẳng định giá trị của bản thân. Bằng chứng là có rất nhiều các bạn học sinh tuy trẻ tuổi nhưng đã đạt được những thành tích cao trên các đấu trường quốc tế, đưa cái tên Việt Nam vang lên đầy tự hào, sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới. Không chỉ học ở trường, trong sách vở, chúng ta còn cần phải học ngoài thực tế, bởi lẽ: “Lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi”.

Bác Hồ cũng từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Song song với việc tích lũy kiến thức, chúng ta còn cần rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để trở thành người vừa có đức vừa có tài. Là con người trong thời đại mới, người học sinh cần phải có thái độ tích cực, chăm chỉ, khiêm tốn trong mọi việc, tuân thủ kỉ cương, luật lệ, đoàn kết trong tập thể... Đó là những hành trang cần thiết và vững bền để chúng ta bước vào thế kỉ mới- nơi có môi trường cạnh tranh, đào thải vô cùng khắc nghiệt. Hướng về tương lai nhưng chúng ta cũng cần biết ơn và trân trọng quá khứ, thực hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân của dân tộc, sống chan hòa, nhân ái với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, chúng ta vẫn có những bạn học sinh lười biếng, không tích cực học tập và rèn luyện. Các bạn không có một mục đích sống cụ thể, sống hoài, sống phí những năm tháng tươi đẹp của cuộc đời. Nếu không thay đổi, trong tương lai, họ sẽ sớm bị đào thải, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. 

Với xu thế hội nhập như ngày hôm nay, mỗi người học sinh cần xác định rõ ràng về nhiệm vụ học tập và trách nhiệm rèn luyện của chính bản thân mình. Nó sẽ là vốn liếng quý báu để chúng ta trở thành công dân toàn cầu, góp phần đưa quê hương, đất nước phát triển hơn nữa.

11 tháng 3 2019

Xã hội ngày càng phát triển, thế giới ngày càng đi lên, đất nước ngày càng đổi mới vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho thế hệ trẻ ngày càng to lớn bởi thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Mà thanh niên ấy chính là những học sinh của hiện tại. Học sinh có nhiệm vụ to lớn trong học tập rèn luyện hôm nay và cống hiến ngày mai.

Đối với học sinh, việc học tập rèn luyện ngày hôm nay vô cùng quan trọng. Không phải đó là vì học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì bắt buộc phải học tập mà việc học tập rèn luyện chính là căn cốt để hình thành nên nhân cách và phẩm chất của một con người. Rèn luyện ở đây đầu tiên chính là rèn luyện về mặt đạo đức, nhân cách. Ngay từ khi còn là học sinh phải hiểu được tầm quan trọng của chữ “đức” và sống có nhân cách tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ như giúp đỡ người khác, trung thực, chân thành,… Thứ hai đó là rèn luyện về sức khỏe, con người đầu tiên phải có sức khỏe mới có thể làm được những việc khác. Khi trí lớn mà sức khỏe không đủ thì cũng đành bất lực nên nhất định phải có sức khỏe mới có thể làm bất cứ việc gì. Rèn luyện thứ ba cũng vô cùng quan trọng đó là rèn luyện về mặt tri thức. Tri thức là một điều vô cùng quan trọng đối với con người bởi làm bất cứ điều gì ta cũng cần có tri thức. Học sinh được đến trường mỗi ngày cũng là vì muốn có tri thức để có thể cống hiến cho xã hội. Không thể không có tri thức, con người nếu thiếu đi tri thức thì làm bất kì điều gì cũng khó khăn.

Tất cả những rèn luyện kể trên đều hướng đến mục đích cống hiến cho tổ quốc vào ngày mai. Học sinh chính là thế hệ thanh niên tương lai, là chủ nhân tương lai của đất nước, những người đi trước đã cống hiến hết mình cho tổ quốc để chúng ta có được một cuộc sống xung túc đầy đủ trong một quốc gia như ngày hôm nay, chúng ta cần hiểu, ghi nhớ và báo đáp lại công lao to lớn ấy. Báo đáp to lớn nhất mà ta có thể làm được đó là tạo ra những giá trị tốt đẹp cho thế hệ đời sau giống như cách mà thế hệ trước đã làm. Hơn nữa, đất nước chúng ta đang không ngừng cố gắng vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Là một công dân chân chính của tổ quốc mình, chúng ta không thể đứng ngoài lề của sự cố gắng ấy mà phải cống hiến hết mình cho xã hội mà muốn cống hiến thì cần có sức khỏe, nhân cách và cả tài năng. Cống hiến cho đất nước thực ra không phải điều gì quá xa vời mà đơn giản chỉ là sống là người có ích cho xã hội, cho đất nước, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cao hơn nữa đó là trở thành những người tiên phong trong những công tác cống hiến sức mình trên các lĩnh vực: văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế,… để mong muốn đất nước ngày càng phát triển đi lên, xã hội ngày càng tốt đẹp, con người ngày càng sống tốt hơn.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi thấy ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân mình và tự nhủ mình cần cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện để cống hiến cho xã hội, cho đất nước.

Học tập rèn luyện hôm nay là nhiệm vụ hiện tại của học sinh còn cống hiến cho tổ quốc, cho xã hội vào ngày mai chính là nhiệm vụ to lớn mà tương lai người học sinh hướng tới. Mỗi học sinh cần ý thức được trách nhiệm của bản thân và cố gắng vì trách nhiệm to lớn ấy.

11 tháng 3 2019

Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

 

4. Giả định một thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Thử hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.

Gợi ý: Để viết được bài miêu tả, cần suy nghĩ về các trạng thái tình cảm trước (buồn, vui, hờn giận, ganh tị, ngạc nhiên, sung sướng, thấy đó là động lực,…). Có thể chọn một trạng thái để miêu tả hoặc khéo léo kết hợp hai hay nhiều trạng thái cảm xúc đã nêu trên. Học cách miêu tả trong bài hoặc trong đoạn văn trên.

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

11 tháng 3 2019

Em ben dao chua nen em chi danh het tinh yeu cho thien chua, la chua Jesus, chua chung ta. Ngai da chiu chet tren cay thanh gia de cuu chuoc nhan loai. Tinh yeu cua ngai den ca bien ca cung khong the nao sanh duoc, tinh yeu thuong, tu bi, nhan ai cua ngai vo cung menh mong.

Nhung em cung cam on Bac Ho..., nhung ko bang thien chua cua em.

11 tháng 3 2019

Nhung dao chua van ton vinh Bac Ho dc ma e, Bac Ho la chu h cua nc minh ma

11 tháng 3 2019

cậu nên tự nghĩ vì trên nhiều trường hợp khác nhau không ai có thể làm.Tùy vào mỗi giáo viên nha,có giáo viên dạy thế này có giáo viên dạy thế kia.

Mình chỉ góp ý thôi!

11 tháng 3 2019

Có tiếng huýt sáo véo von văng vẳng ở đâu đây, trên cánh đồng vàng của lúa chín và của nắng. Ồ, thì ra là Lượm! Lượm vẫn đang làm liên lạc. Cái dáng người nhỏ nhắn, loắt choắt, đeo cái xắc xinh xinh, đội mũ ca lô lệch đang thoăn thoắt chân nhảy trên đồng như chú chim chích nhỏ đáng yêu vậy! Chuyến liên lạc này, vẫn như bao chuyến khác, Lượm có trách nhiệm là phải chuyển thư tình báo. Những gì em sẽ phải đối mặt là bom đạn, là kẻ thù. Nhưng lạ chưa! Lượm vẫn cười nói tung tăng, vẫn huýt sáo, đôi má thì luôn giữ màu bồ quân chín. Lượm không sợ. Chỉ cần là đóng góp cho Tổ quốc, việc gì em cũng sẽ làm! Cái bóng của chiếc mũ ca lô vẫn nhấp nhô trên cánh đồng làng quê thân thương...Bỗng từ đồn địch, một chớp đỏ lóe lên làm sáng rực cả một bầu trời, tiếng nổ vang trời dội đất. Cái mũ ca lô bỗng biến đâu mất. Lượm đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực. Nhưng có lẽ đó không phải là tất cả. Nét mặt vẫn thanh thản như đang ngủ, tay nắm chặt bông lúa trên đường. Ôi chao! Dù thân xác đã ngã xuống vì quê hương, đất nước, nhưng linh hồn Lượm thì còn mãi. Lượm chưa chết. Lượm sẽ còn mãi với Tổ quốc, với nhân dân. Và khi đất nước giành lại độc lập, người ta sẽ tưởng nhớ Lượm như là một người chiến sĩ nhỏ tuổi, một tấm gương tiêu biểu cho tuổi trẻ yêu nước của Việt Nam thời bấy giờ...

P/s: Tự viết nên có chút không hay, mong bạn thông cảm :3