K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân.” bằng hình thức đoạn văn (3 - 5 dòng).    Câu 10. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa qua những câu ca dao - dân ca. Bài đọc:  […] Trong ca dao...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân.” bằng hình thức đoạn văn (3 - 5 dòng). 

 

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa qua những câu ca dao - dân ca.

Bài đọc:

 […] Trong ca dao - dân ca Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với tần số rất cao. Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề. Chuyện với mình hay chuyện với người, nhân vật trữ tình thường mượn hình ảnh trung gian - sông nước và ghe xuồng, tôm, cá:

"Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi

Kẻo giông khói đèn trời lại tối tăm."

 

"Không xuồng nên phải lội sông

Đôi lòng nên phải ăn ròng bẹ môn."

 

"Ở đâu bằng xứ Lung Tràm

Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm."

        Phản ánh cuộc sống tình cảm của nhân dân trên sông nước, ca dao - dân ca Nam Bộ đã khai thác triệt để vốn từ ngữ của địa phương để chỉ các đối tượng trên bối cảnh này. Chẳng hạn, trong ca dao - dân ca Nam Bộ có 19 từ chỉ các loại ghe xuồng: ghe tam bản, ghe giàn, ghe lòng, ghe lườn, ghe mỏ vạch, ghe rổi, ghe tắc rán, ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe bản lồng, ghe cá vom, ghe chài, ghe cửa, ghe cui, ghe hầu, ghe ngo, ghe vỏ lải, xuồng ba lá. Có 24 từ chỉ các loại nước: nước ròng, nước rong, nước rông, nước lớn, nước kém, nước rặc, nước nhửng, nước ương, nước chửng, nước lửng, nước sình, nước xẹt, nước đứng, nước bò, nước nhảy, nước nằm, nước giựt, nước sụt, nước dềnh, nước lên, nước lui, nước rút, nước sụt, nước trồi. Số lượng từ phong phú đó là “chỉ số” cuộc sống gắn bó mật thiết với sông nước và cái nhìn rất tinh tế, nhạy cảm của con người với thiên nhiên, sự vật. Nếu ở Bắc Bộ, làng xóm được bao bọc, khép kín nghìn đời bằng những lũy tre xanh, thì ở Nam Bộ, xóm ấp là làng mở, trải dài theo kinh rạch, nhà cửa người dân luôn hướng ra thủy lộ - những dòng kinh. Chiếc xuồng là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình, được ví như “đôi chân” (“Sắm xuồng là để làm chân”) của con người vùng sông nước. Người nông dân Nam Bộ nghe hơi gió là biết con nước sắp lên hay xuống; nhìn con nước, màu nước là biết thời tiết hôm đó, lúc đó ra sao; ngửi mùi nước là biết dòng kinh, con rạch nhiều hay ít cá tôm…

        Trong ca dao Nam Bộ, ở từng trường hợp cụ thể, những từ ngữ nào đó sẽ có tác dụng biểu hiện trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật trữ tình:

"Nước rong nước chảy tràn đồng

Tơ duyên sẵn đó, chỉ hồng chưa se."

 

"Anh đi trên bờ quần nó khô ráo

Bước xuống ruộng quần nó ướt mem

Cẳng bước tới, lòng dạ thương em

Anh đi trên bờ nước xẹt gặp em trao lời."

          […] Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu). Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân. Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc. Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ, nghệ sĩ đất Đồng Nai - Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp,… Dễ hiểu vì sao ca dao Nam Bộ đến nay vẫn sống trong các bối cảnh sinh động khác nhau của đời sống nhân dân, đi vào nhiều ca từ của những bài ca vọng cổ, những trang văn của các nhà văn. “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập. Phát sinh vì dân tộc, sống còn nhờ dân tộc, ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc.” (Thuần Phong). Tìm về cội nguồn ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ, sẽ tìm được nhiều minh chứng, nhiều bài học về sự giàu có, trong sáng của tiếng Việt, về tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc. Bởi vì đó là “tiếng nói của quần chúng nhân dân đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa” (Phạm Văn Đồng).

(Trích Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao

- dân ca Nam Bộ, Bùi Mạnh Nhị) 

0
11 tháng 4

Olm chào em, với dang này em nhấn kiểm tra rồi làm tiếp phần bên dưới cho đến khi hết câu là em đã làm xong bài đó nhé.

 

ấn vào "tiếp tục" là phải làm lại đấy

 

11 tháng 4

Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu,
Vậy tôi để hàng rào, ai hiểu ý thời ăn

11 tháng 4

Tôi trao miếng trầu thì mang câu bất hiếu,
Vậy tôi để hàng rào, ai hiểu ý thời ăn

11 tháng 4

Trên cánh đồng lúa chín, một thế giới mênh mang nở ra trước mắt ta. Bước chân nhẹ nhàng trên lối đi mòn của những người nông dân. Hương thơm của lúa chín thoang thoảng trong gió làm lòng ta xao xuyến. Ánh nắng mặt trời mềm mại chiếu sáng khắp cánh đồng, tạo nên bức tranh vô cùng sống động. Những cột điện trải dài giữa đồng lúa như những người lính canh phòng vệ cho vùng đất này. Cỏ cây xanh tươi, mảnh đất màu nâu mịn màng làm ta ngây ngất. Tiếng ve kêu lên vang vọng, như là điệu nhảy của cuộc sống. Những cánh cỏ lay đuôi theo hơi gió, như những đóa sen trắng bồng bềnh. Lúa chín vàng hoe như là những viên ngọc quý trên bức tranh tự nhiên này. Ta cảm nhận được sự sống động, sức sống mãnh liệt của cánh đồng lúa. Trong lòng ta, nảy sinh một tình yêu sâu đậm với vùng đất này, với cuộc sống của những người nông dân chăm chỉ.

11 tháng 4
Phân tích đặc điểm nhân vật thằng Cu trong truyện "Chúc một ngày tốt lành" của Nguyễn Nhật Ánh:(bài viết tham khảo của mik cho bạn)

Ngoại hình:

  • Thằng Cu là một cậu bé khoảng 10 tuổi, với vóc dáng nhỏ thó, da đen nhẻm, tóc cắt ngắn.
  • Cậu bé thường mặc những bộ quần áo cũ kỹ, vá víu.
  • Khuôn mặt của thằng Cu luôn nở nụ cười hiền hậu, rạng rỡ.

Tính cách:

  • Thằng Cu là một cậu bé thông minh, lanh lợi và có trí tưởng tượng phong phú.
  • Cậu bé có tình yêu thương động vật vô bờ bến.
  • Thằng Cu là một người bạn tốt, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
  • Cậu bé có trái tim nhân hậu, luôn quan tâm đến những người xung quanh.
  • Thằng Cu là một đứa trẻ lạc quan, luôn tin tưởng vào điều tốt đẹp.

Hành động:

  • Thằng Cu là người đã giúp đỡ Lọ Nồi và Đuôi Xoăn thực hiện ước mơ được đi du lịch.
  • Cậu bé cũng là người đã giúp đỡ Mõm Ngắn tìm được tình yêu đích thực.
  • Thằng Cu luôn quan tâm đến bé Hà, và cuối cùng đã chinh phục được trái tim của cô bé.

Ý nghĩa:

  • Thằng Cu là nhân vật chính của truyện, đại diện cho những điều tốt đẹp, những ước mơ và hy vọng của con người.
  • Cậu bé là hình ảnh của một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, luôn tin tưởng vào cuộc sống.
  • Thằng Cu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự nhân hậu và lòng tốt.

Ngoài ra:

  • Thằng Cu còn là một nhân vật hài hước, mang đến cho người đọc những tiếng cười vui vẻ.
  • Cậu bé là một nhân vật được xây dựng rất thành công, góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm "Chúc một ngày tốt lành".

Kết luận:

Thằng Cu là một nhân vật được xây dựng đầy đặn, với những nét tính cách và hành động tiêu biểu cho những điều tốt đẹp của con người. Cậu bé là nhân vật được yêu thích nhất trong tác phẩm "Chúc một ngày tốt lành" của Nguyễn Nhật Ánh.

11 tháng 4

em rất vui khi nhường ghế