Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? tìm hai câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó?
c, Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí được đúc kết trong hai câu tục ngữ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân ta dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giápkhi ông từ trần (Tháng 10 – 2013)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Chép ba câu thơ
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
3. Yêu cầu:
- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy
- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.
* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:
- Không gian vũ trụ, thiên nhiên bao la rộng mở được mở ra nhiều chiều:
+ Cao: bầu trời, mặt trăng.
+ Rộng: mặt biển.
+ Sâu: lòng biển.
=> Không gian vũ trụ kì bí là không gian nhiều chiều.
- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:
+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả trăng sao, mây trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.
+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” -> hình ảnh con thuyền vừa lãng mạn, vừa mang tư thế làm chủ.
+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” -> gợi hoạt động và tư thế làm chủ của đoàn thuyền.
+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
=> Con người cũng đặt trong cảm hứng vũ trụ.
- Gợi hình tượng người lao động trên biển:
+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
+ Làm chủ cả vũ trụ.
* Khổ 4, 5: Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ và hào phóng, bao dung của biển cả:
- Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:
+ Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.
+ Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.
- Hình ảnh tả thực và so sánh ngầm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:
+ Tả thực loài cá song: thân nó dài, có những chấm nhỏ màu đen hồng.
+ So sánh ngầm: Đàn cá song như ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.
=> Trí tưởng tượng phong phú và niềm tự hào vô bờ của tác giả. Khẳng định sự giàu có, phong phú của biển cả.
- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:
+ Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.
+ Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.
=> “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” gợi ra một đêm trăng đẹp, ánh trăng thếp đầy mặt biển.
- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển huyền ảo, thơ mộng.
- So sánh “như lòng mẹ”: Đại dương hóa ra đâu có vô tri mà cao cả như con người.
+ Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.
+ Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.
-> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.
* Khổ 6: Khung cảnh lao động hăng say trên biển:
- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> cảnh đánh cá.
- Cảnh được tái hiện:
+ Từ khúc hát lao động mê say: bài ca gọi cá vừa gợi nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động của người dân chài.
+ Từ hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người dân chài lưới, thân hình kì vĩ sánh ngang đất trời.
+ Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá.
=> Qua đó ta thấy:
- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.
- Sự giàu có, hào phóng hào phóng của biển.
- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.
Nội dung 1. Cảnh ra khơi - Khung cảnh hoàng hôn trên biển vừa diễm lệ vừa hùng vĩ đầy sức sống. - Có sự đối lập giữa vũ trụ và con người: Vũ trụ nghỉ ngơi >< con người lao động. - Khí thế của những con người ra khơi đánh cá mạnh mẽ tươi vui, lạc quan, yêu lao động. - Diễn tả niềm vui yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống tự do, tiếng hát của những con người làm chủ quê hương giàu đẹp. 2. Cảnh đánh cá - Khung cảnh biển đêm: Thoáng đãng lấp lánh, ánh sáng đẹp, vẻ đẹp lãng mạn kỳ ảo của biển khơi. - Biển đẹp màu sắc lấp lánh: Hồng trắng, vàng chóe, vảy bạc, đuôi vàng loé rạng đông. - Cảnh lao động với khí thế sôi nổi, hào hứng, khẩn trương, hăng say. - Tinh thần sảng khoái ung dung, lạc quan, yêu biển, yêu lao động. - Âm hưởng của tiếng hát là âm hưởng chủ đạo, niềm yêu say mê cuộc sống, yêu biển, yêu quê hương, yêu lao động. - Nhịp điệu khoẻ, đa dạng, cách gieo vần biến hoá, sự tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn. 3. Cảnh trở về (khổ cuối) - Cảnh kỳ vĩ, hào hùng, khắc hoạ đậm nét vẻ đẹp khoẻ mạnh và thành quả lao động của người dân miền biển. - Ra đi hoàng hôn, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. - Sau một đêm lao động miệt mài, họ trở về trong cảnh bình minh, mặt trời bừng sáng nhô màu mới, hình ảnh mặt trời cuối bài thơ là hình ảnh mặt trời rực rỡ với muôn triệu mặt trời nhỏ lấp lánh trên thuyền: Một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và lao động.
Trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển không ngừng, chúng ta thừa kế những bài học từ các nghiên cứu đó. Tuy nhiên tinh thần tự học là điều mà mỗi người nên rèn luyện và phát huy hằng ngày. Tinh thần tự học sẽ giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Tự học là gì? Tự học chính là tự tìm hiểu, tự mày mò, tự khai thác kiến thức bằng những gì mắt nghe tai thấy. Tự học là tinh thần đáng học hỏi, đáng ngưỡng mộ và cần phải phát huy. Mỗi một con người, từ khi sinh ra không phải cái gì cũng biết, cái gì cũng thông thạo, cần phải có quá trình tìm tòi để có thể tìm ra được điều mà mình muốn. Điều này sẽ giúp cho bản thân không những lĩnh hội được nhiều điều mà còn mở mang được kiến thức, rèn luyện mình ngày càng phát triển hơn.
Những điều mà tự bản thân mình tìm tòi ra sẽ nhớ được lâu hơn, hiểu được sâu hơn những gì lĩnh hội từ người khác. Người xưa từng nói không biết thì phải học, phải hỏi. Vậy cớ sao không biết mà bản thân không chịu đi tìm tòi, học hỏi, ỉ lại người khác truyền đạt lại. Như vậy thật sự rất lãng phí thời gian.
Tuy nhiên cách học của nhiều học sinh hiện nay lại không mang lại hiệu quả tốt vì họ không thường xuyên rèn luyện và trau dồi tinh thần tự học. Học sinh chỉ dựa vào những bài giảng vẻn vẹn 45 phút ở trên lớp mà không chịu đi tìm hiểu, khám phá ở bên ngoài. Chính vì lệ thuộc vào thầy cô như vậy mà học sinh luôn rơi vào trạng thái bị động, không biết cách ứng phó với những đề bài có hướng gợi mở.
Chính thầy cô phải là người rèn luyện tính tự học ấy ở các em. Thầy cô không nên rập khuôn bài giảng mà nên giảng theo hướng mở để các em có thể theo đó mà tìm tòi thêm. Đây cũng chính là vấn đề nan giải của nền giáo dục nước nhà khi quá lệ thuộc vào sách giáo khoa. Và hậu quả là điều mà các em phải nhận. Tình trạng học vẹt, học chay, học tủ cũng từ đó mà xuất hiện.
Các em học sinh hổng kiến thức rất nhiều những không chịu tìm tòi, khai phá. Việc dựa dẫm quá nhiều vào tài liệu tham khảo, văn mẫu, tài liệu mẫu đã có sẵn đáp số sẽ làm hỏng các em. Chính vì các em học sinh lười tư duy, lười tự học nên mới rơi vào tình trạng này. Đây là vấn đề đáng lo ngại.
Thực tế này đã một lần nữa khẳng định rằng tinh thần tự học cực kỳ quạn trọng, cần rèn luyện và vận dụng thường xuyên. Khi chúng ta có thể xây dựng cho mình thói quen tự học sẽ hình thành được một cách tư duy theo hướng mới, không hề phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ tài liệu nào.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tinh thần tự học mà mỗi người chúng ta cần phải học hỏi, noi theo. Bác ra đi bằng hai bàn tay trắng, làm rất nhiều nghề để kiếm sống, tự học tiếng nước ngoài để giao tiếp. Bác không có tiền, nhưng bác có lòng ham học hỏi, ham hiểu biết nên sự thành công của Người là một điều dễ hiểu.
Nếu không tự học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu về sau, vì không có ai dẫn đường, chỉ lối chúng ta không biết đường ra. Hậu quả của việc ỷ lại thực sự nghiêm trọng như vậy đó. Mỗi người, mỗi công dân cần phải hằng ngày rèn luyện tinh thần tự học để trau dồi bản thân hơn.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-tinh-than-tu-hoc
@@ Hc tốt
Copy mạng đó
Người xưa từng nói: “Dựa vào người khác chi bằng dựa vào chính mình”. Tất cả những người thành công đều có phần tự lập trong học vấn của mình. Khả năng tự học quyết định sự sự thành bại của đời người. Bởi thế, tinh thần tự học là một trong những năng lực cần phải có ở mỗi con người.
Tự học là tự mình tiếp thu cái mới, tự mình bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích của bản thân. Khả năng tự học hỏi là năng lực chỉ có ở loài người. Trước khi biết tổ chức học tập con người đã biết tự học. Con người đã tự biết tìm tòi tri thức và sáng tạo một cách tự giác. Năng lực ấy mãi còn duy trì cho đến ngày nay. Trải qua thời gian, nó không ngừng được củng cố và nâng cao.
Người có tinh thần tự học là người biết tự giác học tập. Họ biết hoạch định một kế hoạch học tập cho chính mình. Và thực hiện kế hoạch ấy một cách nghiêm khắc. Họ biết xác định mục tiêu và tạo động lực học tập cho bản thân. Tri thức đối với họ luôn là một nguồn cảm hứng lớn, đầy sức lôi cuốn.
Ngoài việc tiếp nhận tri thức trong trường học, người có năng lực tự học còn biết học hỏi từ nhiều nguồn khác. Họ biết đánh giá, chọn lọc và tiếp nhận tri thức cần thiết. Không bao giờ họ quá tham lam ôm đồm nhiều thứ. Bởi họ biết rằng, tri thức là vô tận còn năng lực con người thì hữu hạn.
Vừa tiếp nhận tri thức, họ vừa rèn luyện và hoàn thiện các năng lực. Từ đó, tiến tới hoàn thiện bản thân theo những yêu cầu cuộc sống cần có. Mục đích của quá trình này là vươn đến sự sáng tạo hữu ích.
Những người thành công trong cuộc sống luôn là những tấm gương tiêu biểu của tinh thần tự học. Bởi tri thức trong trường học chỉ là tri thức căn bản làm nền tảng. Muốn vượt lên để sáng tạo và thành công họ phải biết tự học.
Có biết bao thiên tài không bằng cấp đáng để chúng ta học tập, tự hào và ngưỡng mộ. Michael Faraday từ người phụ tá phòng thí nghiệm trở thành nhà khoa học vĩ đại. Steven Paul Jobs – tỉ phú, nhà sáng chế vĩ đại người Mỹ, đã từng đi học ké ở các lớp học lập trình. Soichiro Honda từ một thợ sửa xe trở thành nhà chế tạo nổi tiếng. Bill Gates – một huyền thoại của thời đại từng bỏ học để tự mở công ty riêng mình…
Và còn biết bao tấm gương sáng ngời khác nữa về ý chí tự học vươn lên đủ sức khơi bừng cảm hứng cho muôn thế hệ. Trước khi trở thành người nổi tiếng, họ đã đã vượt qua biết bao khó khăn, thất bại để vươn đến sáng tạo và thành công trong cuộc sống.
Ở nước ta cũng có nhiều tấm gương tự học sáng ngời. Mạc Đĩnh Chi đã tự học mà thi đỗ Trạng nguyên. Hồ Chí Minh góp nhặt tri thức trên đường đời bôn ba mà trở nên am hiểu sâu sắc nhiều nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. Thầy Nguyễn Ngọc Kí đã tự học viết chữ bằng chân và trở thành người thầy mẫu mực…
Bởi tri thức là vô tận và nó không ngừng tăng tiến theo thời gian. Sự tiếp nhận của con người luôn có giới hạn. Không gian sống và cơ hội tiếp cận tri thức cũng có giới hạn. Bởi thế, phải biết tự học để tự bồi dưỡng cho mình sự hiểu biết về thế giới bao la.
Chương trình học tập trong nhà trường chỉ là một bản tóm tắt ngắn gọn và hết sức ít ỏi của tri thức. Nó chỉ có vai trò định hướng tiếp cận tri thức chứ chưa thực sự là tri thức. Muốn nắm vững kho tri thức nhân loại bắt buộc ta phải biết tự học tập thêm những gì chưa biết hoặc chưa được rèn luyện.
Học tập là một quá trình diễn ra liên tục và dài lâu. Bởi không phải học một lần là đã xong. Như Dacuynh đã từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Tinh thần ấy thật đáng để chúng ta tôn quý tinh thần tự giác học tập của con người.
Tự học khẳng định năng lực tự lập của con người. Người sớm biết tự lập thường thành công hơn hẳn người khác. Tự mình quyết định tiếp nhận tri thức nào, lựa chọn con đường nào trong cuộc sống mỗi các nhân phải nỗ lực tìm đến lĩnh vực tri thức đó. Không nên là một nhà thông thái bởi năng lực con người có hạn. Hãy là một người lựa chọn thông minh, chỉ nhận lấy những gì mình cần để thành công.
Tự mình kiện toàn tri thức và năng lực vươn đến sáng tạo là trách nhiệm của mỗi con người. Thế nhưng, tri thức luôn có sức thu hút kì diệu của nó. Tự học thể hiện niềm say mê, trân trọng đối với tri thức nhân loại. Đồng thời đó cũng là thái độ tri ân của chúng ta đối với những thế hệ đi trước đã dày công bồi đắp nền ti thức.
Trước hết là phải biết tự giác trong học tập. Tự học bài, làm bài, tự nghiên cứu mà không cần ai chỉ bảo hoặc nhắc nhở. Tự giác hoàn thành kế hoạch, mục tiêu học tập một cách tốt nhất. Có khát vọng học tập, khát khao chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo và thành công. Không có khát vọng chiếm lĩnh tri thức sẽ không thể tự học. Chính khát vọng cỗ vũ con người hăng say học tập, tìm kiếm tri thức mới.
Biết định hướng mục tiêu học tập theo những chủ đề tri thức nhất định. Phải xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, khoa học và hiệu quả. Không nên học tràn lan. Bởi tri thức là vô tận. Học sinh cần phải có định hướng cụ thể. Phải biết mình cần tri thức nào và tìm kiếm nó ở đâu.
Biết kỉ luật để thực hiện kế hoạch học tập nghiêm khắc. Biết vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học. Từ đó rút kinh nghiệm và tự đánh giá hiệu quả tiến trình của mình. Tự học chính là động lực của sự sáng tạo và tiến bộ.
Những kẻ lười học thường xem việc học là khổ sở, là bắt buộc. Thế nên họ chán học, lười hoc, thù ghét tri thức. Những người như thế thường bất mãn với cuộc sống và không thể thành công. Nhiều học sinh tự hài lòng với bản thân mà thiếu nghị lực phấn đấu. Nhiều học sinh khác chỉ lo học tủ, học vẹt, học đối phó. Họ xem thường vai trò và sức mạnh của tri thức nên học tập qua loa, sơ xài… Những người như thế thật đáng chê trách.
Muốn tiến bộ và thành công cần phải biết tự học. Là học sinh phải biết tự học, tự hoàn thiện bản thân trở để thành người hữu ích trong xã hội, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước. Tự học là một trong những năng lực cần có ở mỗi con người. Từ xưa đến nay, tự học chính là động lực phát triển xã hội loài người. Hãy biết tự học để luôn thành công trong đời sống này. Không có tinh thần tự học để vươn đến hiểu biết và thành công trong cuộc sống là sống một cuộc đời uổng phí.
BẠN ƠI HƠI DÀI NÊN MONG BẠN THÔNG CẢM ^-^