Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu. Trong đó có một câu tục nói cho chúng ta biết rằng môi trường sống và những người xung quanh sẽ có ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người:
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Câu tục ngữ mang trong mình hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen của “mực” là chỉ thứ có màu đen nếu bị vấy bẩn lên quần áo, chân tay sẽ rất khó giặt rửa , còn “ đèn “ là vật có thể chiếu sáng giúp ta có thể nhìn rõ mọi thứ trong tối. Ngoài ra, nghĩa bóng trong câu tục ngữ này ta có thể hiểu rằng “ mực” là chỉ những thói hư, tật xấu, môi trường xấu, còn đèn là những thói tốt, môi trường tốt. Có thể nói nếu ta ở môi trường xấu ta sẽ có khả năng trở thành người xấu và ngược lại.
Quả nhiên lời ông cha ta nói không sai, con người vốn dễ bị ảnh hưởng bởi những điều xung quanh. Khi ngày ngày tiếp xúc với một điều gì đó chúng ta sẽ dễ bị ảnh hưởng và có xu hướng bắt chước, lâu dần nó sẽ trở thành một thói quen. Nếu ta sống trong một khu dân cư chan hòa, lớn lên trong một gia đình hạnh phúc và có những người bạn tốt thì ta sẽ có thể trở thành một người tốt. Nhưng đó là nếu ta được sống trong môi trường tốt, vậy nếu như ta sống trong môi trường toàn những tệ nạn thì sao? Tất nhiên, ta có thể trở thành một trong những phần tử vướng mắc phải những tệ nạn đó.
Chẳng hạn nếu ta ở trong một môi trường đầy rẫy tệ nạn hoặc khi ta chơi với một người bạn xấu thì ta có thể bị vướng vào những cám dỗ không lành mạnh. Điều này cho ta thấy rằng mối quan hệ giữa môi trường sống và tâm hồn con người có liên quan với nhau. Ví dụ như Chí Phèo trong một câu truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành nhưng lại bị Bá Kiến vì ghen tuông mà bắt đi ở tù. Trở về từ nhà tù thực dân, hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính xã hội phong kiến thối nát, nhà tù thực dân đã đày đọa, làm biến đổi cả nhân hình lẫn nhân tính của một con người.
Tuy nhiên, có phải cứ gần mực thì sẽ đen, gần đèn thì sẽ sáng? Câu trả lời là không! Vì có không ít trường hợp “ Gần mực mà không đen, gần đèn mà không sáng”. Những người tuy gần “mực” nhưng họ vẫn vươn lên rồi vượt qua khó khăn để trở thành một người tốt, họ chính là những bông hoa giữa đầm bùn lầy bẩn thỉu, hôi hám. Đó là những người có nghị lực và quyết tâm sống rất lớn, tuy không được sinh ra trong môi trường tốt nhưng họ vẫn vươn lên, tỏa sáng khiến ai cũng nể phục. Vì thế, ta có thể thấy rằng môi trường càng xấu thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời và đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút xao động bởi cuộc sống hào nhoáng mà làm những thủ đoạn lừa lọc xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh Tổ Quốc. Thế nhưng, vẫn có những người không giữ vững được chính mình mà lại chọn đi theo con đường “sa đọa”. Đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”.
Qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” của ông cha ta vẫn luôn là một bài học quý giá cho con cháu ở những thế hệ sau. Đó là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi, biết chọn lựa một môi trường sống phù hợp với bản thân để phát triển toàn diện. Trong trường hợp may mắn, có thể được sống ở một môi trường tốt, ta cần biết nắm bắt cơ hội để học hỏi, tiếp thu những tinh túy của môi trường đó; ngược lại, nếu sống trong môi trường không được lành mạnh thì ta cũng không được nản trí hay sa ngã vào cám dỗ, điều ta cần làm đó chính là “vươn lên” khỏi những cám dỗ không lành mạnh đó. Đấy là cách làm của một nguời có bản lĩnh.
bài văn nghị luận về câu tục ngữ: "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Mọi người đọc và góp ý cho e ạ. với lại có ai cỏ thể loại bỏ những chỗ ko cần thiết cho bài của em ngắn hơn với đc ko ạ.
a. Nếu như bỏ cụm từ in đậm, về cấu trúc, câu không có trạng ngữ, và ý nghĩa câu cũng bị mờ khi mục đích câu chuyện đưuọc nói tới là quá khứ và từ chỉ quá khứ, xác định thời gian đã bị lược
b. Nếu viết như vậy thì không phù hợp. Vì câu ban đầu hàm nghĩa là đứng lên trả lời, câu viết lại bị phân tách và sai lệch về nghĩa khi hoạt động ở đây diễn ra theo chiều hướng nghịch: trả lời câu hỏi rồi đứng lên.
c. Không thể thay đổi cấu trúc câu được. Vì nếu thay đổi cấu trúc câu, câu sẽ mang nghĩa chưa chuẩn xác so với câu văn ban đầu. Câu biến đổi ở đây bị nghịch, phi lí trong theo logic thông thường và dễ gây hiểu lầm cho người đọc.