K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2023

Cậu bé ham học

(1) Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên ở triều đại nhà Lê. Ông là người nổi tiếng thông minh, có khí phách, được vua Lê tin dùng, các quan trong triều ai cũng kính nể.

(2) Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

(3) Thầy đồ thấy Vũ Duệ ham học, trong lòng quý mến, muốn thử tài cậu bé. Thầy đặt một câu hỏi “hóc búa” cho cả lớp, không ai trả lời được. Thầy nhìn ra ngoài cửa lớp, bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cậu bé đang nhìn mình, ý chừng muốn trả lời câu hỏi thay cho các bạn trong lớp. Thầy đồ bèn hỏi:

- Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?

Cậu bé thưa:

- Dạ, thưa thấy con xin trả lời ạ!

Được thầy cho phép, Vũ Duệ trả lời câu hỏi trôi chảy, mạch lạc, đầu ra đấy. Thầy đồ gật đầu tán thưởng. Cả lớp thán phục. Thầy bước ra cửa lớp, xoa đầu Vũ Duệ, khen ngợi.

(4) Ngay sau buổi học đó, thầy đồ đến tận nhà cậu bé, khuyên cha mẹ cậu cho cậu đi học. Thế là Vũ Duệ được đi học, chính thức bên thầy, bên bạn. Chỉ vài tháng sau, Vũ Duệ đã là trò giỏi nhất lớp.

Cắt đôi nỗi sầu anh buông tay cắt đôi nỗi sầu Anh cắt đi cả bóng hình anh mang theo bên mình bấy lâu Nỗi đau đã cạn cơn mưa trong tim cũng đã tàn Anh bán đi mọi nỗi buồn để chẳng còn gì ngoài thanh thản Em ơi anh muốn mỗi tối đến anh không phải thất tình Muốn quên một bóng hình em để lại trong tim Anh không thể đếm đã có bấy nhiêu đêm phải kiếm tìm Kiếm thêm một lí do cho cuộc tình không tên Anh đã thức...
Đọc tiếp
Cắt đôi nỗi sầu anh buông tay cắt đôi nỗi sầu Anh cắt đi cả bóng hình anh mang theo bên mình bấy lâu Nỗi đau đã cạn cơn mưa trong tim cũng đã tàn Anh bán đi mọi nỗi buồn để chẳng còn gì ngoài thanh thản Em ơi anh muốn mỗi tối đến anh không phải thất tình Muốn quên một bóng hình em để lại trong tim Anh không thể đếm đã có bấy nhiêu đêm phải kiếm tìm Kiếm thêm một lí do cho cuộc tình không tên Anh đã thức thức xuyên đêm Anh đã cố gắng để quên em Nhưng anh biết trong con tim anh không đành không đành Màn đêm xuống muốn buông tay Sầu giăng kín nỗi nhớ đong đầy Anh đang chết dần ngày từng ngày em ơi Nhớ em rất nhiều em ơi anh nhớ em rất nhiều Anh nhớ hơn cả nhớ nhà nhưng em đâu nhớ gì đến ta Lúc yêu chẳng hiểu khi chia li sẽ đau rất nhiều Đau đến trong tận linh hồn và cuộc đời một màu băng giá Em ơi anh muốn mỗi tối đến anh không phải thất tình Muốn quên một bóng hình em để lại trong tim Anh không thể đếm đã có bấy nhiêu đêm phải kiếm tìm Kiếm thêm một lí do cho cuộc tình không tên Anh đã thức thức xuyên đêm Anh đã cố gắng để quên em Nhưng anh biết trong con tim anh không đành không đành Màn đêm xuống muốn buông tay Sầu giăng kín nỗi nhớ đong đầy Anh đang chết dần ngày từng ngày em ơi
0
16 tháng 12 2023

Tính từ trong đoạn văn: trắng, nhỏ, li ti, tinh khôi, trong trẻo, thương mến.

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...

...Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...

(Theo Nguyễn Hoàng Đại)

CÂU 1 TUỔI THƠ CỦA AI CŨNG GẮN BÓ VỚI NHỮNG CẢNH ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU , GẮN BÓ VỚI NHỮNG KỈ NIỆM ĐẸP CỦA TUỔI THƠ . EM HÃY VIẾT 1 ĐOẠN VĂN 3-5 CÂU TẢ VỀ MỘT TRONG NHỮNG CẢNH ĐẸP ĐÓ VÀ NÊU CẢM XÚC CỦA EM 

-.........................................................................................................

CÂU 2 TỪ IN ĐẬM TRONG CÂU SAU THUỘC TỪ LOẠI NÀO

" XA QUÊ HƯƠNG BAO NĂM TRỜI , MÙA LŨ NAY TÔI MỚI TRỞ LẠI QUÊ HƯƠNG , TRỞ LẠI LÀNG QUÊ ĐÃ SINH RA VÀ NUÔI TÔI KHÔN LỚN."

-..........................................................................................................

1
15 tháng 12 2023

Đmmđvgnbcơnhhhcmddkbmddvgddnhir ?

15 tháng 12 2023

Trong câu chuyện Văn hay chữ tốt, Cao Bá Quát hiện lên với những tính cách tốt đẹp, rất đáng để học hỏi. Là một người giỏi văn chương - thuộc tầng lớp nho sĩ, nhưng ông vẫn rất thân thiện và hòa đồng, đối xử tốt với người dân bình thường. Điều đó thể hiện qua hành động ông đồng ý viết lá đơn kêu oan cho bà cụ nghèo mù chữ. Không chỉ vậy, Cao Bá Quát còn là một tấm gương sáng về sự cần cù, chăm chỉ khi ngày đêm luyện tập một cách lặp đi lặp lại để có chữ viết đẹp hơn. Sự kiên trì và quyết tâm ấy đã giúp ông trở thành một người nổi tiếng khắp cả nước về tài viết chữ đẹp và làm văn hay. Em rất ngưỡng mộ và khâm phục những phẩm chất tuyệt vời ấy của Cao Bá Quát.

15 tháng 12 2023

Kim Thị Như Huỳnh , đề : Văn về một người tài năng mà em thích ( không cảm nghĩ ) . Tả về Cao Bá Quát 

Thầy giáo mới             Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.             Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng...
Đọc tiếp

Thầy giáo mới

            Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.

            Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy. Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao vậy?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, lắc lư người như trượt băng. Bất ngờ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng thầy khẽ đập vào vai bạn học trò kia, nói rằng: “Không được làm thế nữa”. Rồi thầy trở về chỗ đọc nốt bài chính tả.

            Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi ôn tồn nói:

            - Các con ơi! Hãy nghe ta! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Các con phải chăm chỉ, ngoan ngoãn. Ta không có gia đình. Các con là gia đình của ta. Năm ngoái, mẹ ta còn, bây giờ người đã khuất. ta chỉ còn có một mình. Ngoài các con ra ở trên đời này, ta không còn có ai nữa; ngoài sự yêu thương các con, ta không còn yêu thương ai hơn nữa. Các con như con ta. Ta sẽ yêu các con. Đáp lại, các con phải yêu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi và niềm tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con vì ta tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên ta có lời cảm ơn các con.

            Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói:

            - Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con.

            Thầy gật đầu và bảo:

            - Tốt lắm! Cho con về.

(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-x)

CÂU 1 HÀNH ĐỘNG CỦA THẦY GIÁO ĐỐI VỚI  HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO

CÂU 2 EM HÃY VIẾT 3-5 CÂU NÓI LÊN TÌNH CẢM CỦA MÌNH Ề MỘT NGƯỜI ( THẦY ) CÔ ĐÃ TỪNG DẠY DỖ EM 

0
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị...
Đọc tiếp

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè.

Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Theo John Ruskin

CÂU 1 HÃY NHẬN XÉT VỀ NHÂN VẬT " NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG " BẰNG MỘT CÂU CÓ SỬ DỤNG CẶP QUAN HỆ TỪ ĐÃ HỌC

0
CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi. Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ...
Đọc tiếp

CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ

Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.

Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.

Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.

Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa,… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.

Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.

(Lê Đức Dương)

   CÂU 1 EM HÃY NÊU NỘI DUNG CỦA BÀI

-.........................................................

2
15 tháng 12 2023

cái gì là cún nhưng không biết kêu gâu gâu và không biết ăn 

15 tháng 12 2023

Nội dung của bài là nói về 1 người chú tên là Nguyễn Văn Trọng 46 tuổi ham mê nhặt đá ko ngừng nghỉ 

 

CỔ TÍCH VỀ NGỌN NẾN Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “ổ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối...
Đọc tiếp

CỔ TÍCH VỀ NGỌN NẾN

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

Mọi người đều trầm trồ: “ổ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

The nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chằng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.

Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

Em hãy đóng vai ngọn nến để khuyên mọi người qua câu truyện trên ( viết 2-3 câu )

-.........................................................................................................................

0