K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11

Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. 

 

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông…, thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. 

 

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

 

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”.

 

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Thầy Đuy-sen 

là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

 

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên đầy mẫu mực và tuyệt vời với niềm tận tụy đáng nhớ, trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta

7 tháng 11

Mùa hè được so sánh với dòng sông bằng biện pháp so sánh trong câu " Mùa hè như dòng sông". Biện pháp giúp khi chúng ta thấy mùa hè thì có thể liên tưởng đến dòng sông.

Trong đoạn trích "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên là một người thầy tiêu biểu với vẻ đẹp về ngoại hình, tâm hồn và ý chí, nghị lực.

 

Về ngoại hình, thầy Đuy-sen là một người đàn ông trẻ, mới ra trường, có vẻ ngoài khắc khổ, dạn dày mưa nắng nhưng ánh mắt lại hiền hậu, ấm áp. Vẻ đẹp ngoại hình của thầy cũng góp phần thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của thầy.

 

Về tâm hồn, thầy Đuy-sen là một người có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Thầy quyết tâm tới làng Xô-môn, một làng nghèo khó, hẻo lánh để dạy học cho trẻ em. Thầy đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ để thực hiện ước mơ của mình. Thầy cũng là một người có tình thương yêu học trò vô bờ bến. Thầy yêu thương tất cả các học trò của mình, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Thầy luôn quan tâm, chăm sóc cho học trò, giúp đỡ học trò vượt qua khó khăn. Đặc biệt, thầy rất yêu quý An-tư-nai, một cô bé thông minh, lanh lợi nhưng lại có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Thầy đã giúp đỡ An-tư-nai rất nhiều trong học tập, giúp An-tư-nai có được tương lai tươi sáng. Thầy cũng là một người có ý chí, nghị lực phi thường. Thầy đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ để đến với những đứa trẻ vùng cao, mang ánh sáng tri thức đến cho các em. Thầy cũng là một người có niềm tin vào tương lai tươi sáng của học trò. Thầy luôn động viên, khích lệ học trò cố gắng học tập, vươn lên trong cuộc sống.

 

Vẻ đẹp của thầy Đuy-sen đã góp phần làm nên giá trị của đoạn trích "Người thầy đầu tiên". Thầy Đuy-sen là một hình tượng nhân vật tiêu biểu cho những người thầy trong thời kỳ đổi mới. Thầy là người thầy yêu nghề, yêu học trò, luôn mong muốn mang lại cho học trò những điều tốt đẹp nhất. Thầy là tấm gương sáng để cho các thế hệ học trò học tập và noi theo.

7 tháng 11

Mấy con danh ở đau thế

7 tháng 11

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”.

Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học.

Nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên, điều đó càng khiến mỗi người thêm yêu mến và cảm phục nhân vật này.
xin like nhe

7 tháng 11

Ai giúp mình đi mình cho 1 tick và 2 coins

này dễ mà=)

II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu tác hại của việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau: Đoạn trích 1: NHÀ MẸ LÊ Thạch Lam      Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một...
Đọc tiếp

II. PHẦN VIẾT (6 ĐIỂM)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu tác hại của việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn trích sau:

Đoạn trích 1:

NHÀ MẸ LÊ

Thạch Lam

     Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

     Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2015, trang 28 - 29)

Đoạn trích 2:

LÀM MẸ

Nguyễn Ngọc Tư

   (Lược phần đầu: Dì Diệu và chú Đức lấy nhau đã nhiều năm nhưng không có con vì năm cưới chú, việc cắt khối u buồng trứng đã khiến dì không thể tự sinh con. Bởi niềm khao khát về đứa con chưa lúc nào nguôi nên dì bàn với chú Đức tìm người mang thai hộ. Chị Lành gánh nước thuê vì hoàn cảnh gia đình ngặt nghèo nên nhận lời giúp chú dì. Em bé trong bụng chị Lành ngày một lớn đem đến niềm vui vô bờ cho chú dì, và cũng dấy lên tình mẫu tử ở chị Lành.)

   Và khi tháng Ba đi qua, đứa bé bắt đầu báo hiệu sự sống. Chị Lành khoe:

   – Nó đạp rồi, chị Diệu, nó đạp đây nè.

   Dì Diệu hớn hở vén bụng chị Lành lên, dưới làn da căng mẫn, đứa bé con chòi đạp rối rít. Chị Lành cười giòn:

   – Nó mạnh quá chị ha....

   Dì Diệu cười, rồi làm như một cơn gió từ đâu xộc tới, tim dì riết lại một nỗi đau. Dì thèm biết bao nhiêu cái cảm giác che chở cho một sinh linh sống trong mình, để được thèm tới cùng, tới chảy nước dãi món ngọt, món chua, để có thể cảm nhận từ trái tim chứ không phải bằng bàn tay đôi bàn chân bé bỏng quẩy đạp bụng mình thon thót. Đó là những thứ cảm giác thiêng liêng không vay mượn, thuê mướn được: cảm giác làm mẹ. Dì bắt đầu lo lắng, mình đã làm một việc đúng không.

   Chỉ còn một tháng hai mươi ngày nữa, đứa bé sẽ ra đời. Dì Diệu tính từng ngày, từng bữa. Chị Lành tính từng ngày từng bữa. Người trông cho mau, người trông đừng bao giờ đến. Dì Diệu cố quên cái vẻ mặt buồn bã, van nài của chị Lành. Chị biết, khi đứa bé khóc ngoe ngoe cất tiếng khóc chào đời, là chị với nó sẽ phải chia lìa. Hợp đồng đã ghi rõ ràng như vậy. Chị thấy thương mình, thương con và thương dì Diệu. Chị rối rít ăn, rối rít ngủ vì biết rằng mai nầy rồi chẳng còn nhau...

(Nguyễn Ngọc Tư, Làm mẹ, Tập truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 5/2024)

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau: CHÙA VẠN NIÊN – NGÔI CHÙA CỔ NGÀN NĂM TUỔI BÊN BỜ HỒ TÂY       Chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, chùa Vạn Niên vẫn giữ nguyên nét cổ kính, trầm mặc giữa không gian hối hả, nhộn nhịp của Hà thành.       Dưới triều đại Lý Thuận Thiên vào năm 1014, Thiền sư Hữu Nhai Tăng đã xin vua lập giới đàn tại vị trí hiện tại của chùa Vạn Niên. Kể...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

CHÙA VẠN NIÊN – NGÔI CHÙA CỔ NGÀN NĂM TUỔI BÊN BỜ HỒ TÂY

      Chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử, chùa Vạn Niên vẫn giữ nguyên nét cổ kính, trầm mặc giữa không gian hối hả, nhộn nhịp của Hà thành.

      Dưới triều đại Lý Thuận Thiên vào năm 1014, Thiền sư Hữu Nhai Tăng đã xin vua lập giới đàn tại vị trí hiện tại của chùa Vạn Niên. Kể từ đó, ngôi chùa này đã được xây dựng và tồn tại mãi cho đến tận ngày hôm nay. 

  Chùa Vạn Niên là một công trình nghệ thuật bằng gỗ với hoa văn họa tiết vừa bản địa, vừa tiếp nhận văn hóa phương Đông. Các nếp nhà được xây dựng hướng Đông theo bố cục mặt bằng gồm tam quan, chùa chính điện Mẫu (thờ Bà chúa Liễu Hạnh), nhà tăng, nhà phụ. Bao quanh kiến trúc là vườn cây cổ thụ tôn thêm vẻ đẹp và tạo sự u tịch, tĩnh lặng nơi cửa thiền, làm nên một tổng thể di tích văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hài hòa. Chùa Vạn Niên đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996.

      Qua hơn 1.000 năm, ngôi chùa đã được được trùng tu và tôn tạo nhiều lần. Các kiến trúc tam quan, tiền đường, nhà Tổ, nhà khách, lầu Quan Âm, các mảng hoa văn truyền thống trên cột, kèo... được chạm trổ tỉ mỉ, sử dụng đề tài trang trí quen thuộc của người Việt như Tứ Linh và Tứ Quý.

    Tuy nằm ngay bên mặt đường Lạc Long Quân luôn tấp nập người, xe qua lại, nhưng phía sau cổng chùa là sự cổ kính, thanh tịnh… Không gian chùa không lớn nhưng được bao trùm một màu xanh mát của những cây cổ thụ nhiều năm tuổi.

      Theo Thăng Long cổ tích khảo, thì "Chùa ở bờ Tây hồ Tây... Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Hữu Nhai tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các Tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho. Bấy giờ, danh tăng Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường thời Lý kế thừa trụ trì ở đây".

      Hiện chùa còn giữ bộ di vật với hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị lịch sử - văn hóa nghệ thuật cao. Tại chùa có bức tượng phật Thích Ca, cao hơn 1,3m và nặng 600kg, được làm từ ngọc Phỉ Thúy (Jadeit tự nhiên), làm cho bộ di vật của ngôi chùa thêm độc đáo.

      Chùa Vạn Niên đang ngày một khang trang và được nhiều Phật tử gần xa biết đến. Không chỉ là điểm đến tâm linh mà chùa còn trở thành một địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước lựa chọn khi đến thăm Thủ đô. Tuy có nhiều đổi mới nhưng chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và độc đáo về văn hóa kiến trúc xen giữa lòng thủ đô hiện đại và phát triển.

(Theo Huyền Hoa, https://danviet.vn/chua-van-nien-ngoi-chua-co-ngan-nam-tuoi-ben-bo-ho-tay-20240429084512746.htm)

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn): 

Câu 1. Văn bản đề cập đến thông tin nào? 

Câu 2. Liệt kê các chi tiết, sự kiện xác thực được nhắc tới trong văn bản. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Tuy nằm ngay bên mặt đường Lạc Long Quân luôn tấp nập người, xe qua lại, nhưng phía sau cổng chùa là sự cổ kính, thanh tịnh…

Câu 4. Việc kết hợp thủ pháp trần thuật với miêu tả trong văn bản có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Câu 5. Theo anh/chị, hình ảnh chùa Vạn Niên nói riêng và những công trình văn hóa lâu đời nói chung tồn tại trong cuộc sống xô bồ, hối hả hiện nay có ý nghĩa như thế nào?

0
7 tháng 11
Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về nhân vật “tôi” trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.

Đoạn văn cảm nhận về nhân vật "tôi":

Nhân vật "tôi" trong đoạn trích thể hiện một tâm hồn nhạy cảm và đầy suy tư về cuộc sống xung quanh. Mặc dù có thể chưa đủ trưởng thành để hiểu hết mọi điều trong xã hội, "tôi" vẫn luôn đặt ra những câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời về bản thân và thế giới. Cách nhân vật "tôi" nhìn nhận sự vật, hiện tượng, không phải theo cách đơn giản mà là một góc nhìn sâu sắc, đầy sự trăn trở. Qua những cảm nhận và suy nghĩ của "tôi", người đọc có thể thấy được một nhân vật đang trong quá trình tự nhận thức, tìm kiếm sự thật và những giá trị sống cho riêng mình. Hành trình tìm hiểu này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng chính sự chân thành và khao khát hiểu biết của "tôi" đã tạo nên một hình ảnh đáng trân trọng và đầy tính nhân văn.

Câu 2. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về vấn đề áp lực đồng trang lứa đối với giới trẻ hiện nay.

Bài văn nghị luận:

Áp lực đồng trang lứa đối với giới trẻ hiện nay

Áp lực đồng trang lứa là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ. Đây là sự tác động mạnh mẽ từ bạn bè, từ nhóm người cùng lứa tuổi, khiến các bạn trẻ phải thay đổi bản thân, làm những điều mà họ không thật sự mong muốn, chỉ vì muốn được chấp nhận và hòa nhập. Vấn đề này đang trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển tâm lý và nhân cách của giới trẻ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến áp lực đồng trang lứa là sự xuất hiện mạnh mẽ của các mạng xã hội. Trên các nền tảng này, mọi người dễ dàng so sánh bản thân với những người khác, từ ngoại hình, thành tích học tập đến phong cách sống. Những hình ảnh hoàn hảo, những cuộc sống đầy màu sắc của người khác dễ dàng khiến giới trẻ cảm thấy thiếu tự tin và muốn thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn mà xã hội đang đặt ra. Chính sự kỳ vọng không thực tế này tạo ra một áp lực vô hình, làm mất đi bản sắc cá nhân và sự tự tin vốn có của mỗi người.

Thêm vào đó, việc nhóm bạn bè, bạn cùng lớp hay các cộng đồng đồng trang lứa có những quan điểm, sở thích chung cũng là một yếu tố làm gia tăng áp lực này. Để không bị cô lập, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn làm theo, bất chấp đó có phải là điều mình thực sự muốn hay không. Họ có thể đánh mất chính mình chỉ vì sợ bị tẩy chay hoặc cảm thấy không đủ khả năng để theo kịp nhịp sống của những người xung quanh.

Tuy nhiên, không phải lúc nào áp lực đồng trang lứa cũng chỉ có tác động tiêu cực. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Khi phải đối diện với những kỳ vọng từ bạn bè, giới trẻ có thể rèn luyện tính kiên trì, kỷ luật và khả năng tự vượt qua giới hạn bản thân. Chẳng hạn, khi một nhóm bạn học giỏi, chăm chỉ, họ sẽ tạo động lực cho nhau cùng tiến bộ. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi áp lực được xử lý một cách tích cực và không làm mất đi sự tự tin hay giá trị cá nhân.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của áp lực đồng trang lứa, giới trẻ cần phải có sự nhận thức và suy nghĩ độc lập. Họ cần biết cách chấp nhận và yêu thương bản thân, hiểu rằng không có ai là hoàn hảo và mỗi người đều có những giá trị riêng. Gia đình, thầy cô và cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường lành mạnh, nơi mà các bạn trẻ có thể tự do phát triển mà không phải lo lắng về việc phải thay đổi để được chấp nhận. Hơn nữa, các bậc phụ huynh cần giáo dục con cái về việc đối diện với áp lực, biết cách từ chối những yêu cầu không cần thiết từ bạn bè, và quan trọng hơn là làm chủ cuộc sống của chính mình.

Tóm lại, áp lực đồng trang lứa đối với giới trẻ hiện nay là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Để vượt qua những áp lực này, giới trẻ cần trang bị cho mình một tâm lý vững vàng, biết yêu thương và chấp nhận bản thân, đồng thời xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, tích cực, nơi họ có thể phát triển mà không sợ bị áp lực từ người khác.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau:    Sáng nay cũng là Chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình ở lại vừa qua một trận bom – chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống… Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

   Sáng nay cũng là Chủ nhật, trời cũng sau một cơn mưa. Không gian êm ả, nếu không có tiếng máy bay thô bạo xé nát bầu trời thì không có gì khác đâu ngoài tiếng suối rì rào chảy! Nơi mình ở lại vừa qua một trận bom – chiều hôm kia hai chiếc Moran hai thân quần mãi rồi phóng rocket xuống… Nghe rocket nổ mọi người vội lật đật xuống hầm, nghe bom rít trên đầu mình tưởng chúng thả ở quả đồi trước mặt, nhưng sau bốn loạt bom, mọi người mới hốt hoảng nhận ra rằng bom nổ cách mình chỉ không đầy hai mươi mét. Cả một vùng cây trơ trọi, nylon che trên nhà rách tan nát và bay tơi tả từng mảnh. Từng cây cột bị mảnh bom tiện xơ xác. Đất đá rơi đầy hầm! May mắn là không ai bị thương. Sau trận bom, mọi người nhận định điểm này đã bị lộ, vội lập tức triển khai tìm điểm khác làm nhà để chuyển đi.

    Số lực lượng mạnh khoẻ đã đi hết, để lại năm thương binh nặng cố định và bốn chị em nữ. Chiều hôm qua trời mưa như trút nước, bọn mình đem nylon trải kín mặt nền nhà vậy mà nước vẫn đổ xuống giàn giụa. Trong nhà lênh láng nước, đứa nào đứa nấy ướt sũng, luôn tay hứng mưa dột và đổ nước ra ngoài. Mấy thương binh ngồi co ro ướt lướt thướt.

    Nhìn những cảnh đó mình cười mà nước mắt chực trào ra trên mi. Tiếng chị Lãnh hỏi mình: “Có ai biết cảnh này cho không?”. Ai biết? Chắc nhiều người biết nhưng cũng không ai biết cho tường tận. Và mình, mình cũng không biết hết còn bao nhiêu cảnh khổ hơn nữa trong cuộc kháng chiến quyết liệt này. Sinh tử không thể nào mà ghi hết, mà có lẽ cũng không nên nói hết để làm gì. Những lá thư mình viết cũng không bao giờ kể hết với những người thân yêu về tất cả nỗi khổ mình đã trải qua. Kể để làm gì cho người thân yêu của mình thêm lo lắng.

(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên.

Câu 2. Trong đoạn trích trên, cảnh vật và con người hiện lên như thế nào sau “bốn loạt bom”?

Câu 3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Nhận xét một phẩm chất nổi bật của Đặng Thùy Trâm trong đoạn trích trên.

Câu 5. Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với hoà bình dân tộc.

0