neu tác dụng của ngôi kể thứ nhất nha!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ngày tám tháng ba
gửi lời chúc mẹ
chúc bà khỏe luôn
chúc em ,chúc chị
cuộc sống tươi đẹp
tâm hồn trẻ trung
như đóa hồng nhung ...
the end
nhớ k giùm mk nha
Có lẽ mẹ không biết
Cái ngày tám tháng ba
Có lẽ vì mẹ già
Nhà quê mình lam lũ.
Dường như khi con lớn
Là khi con đi xa
Cái ngày tám tháng ba
Dường như xa vời vợi.
Ở những chốn thị thành
Ngày này xôn xao lắm
Ở cánh đồng quê hương
Mẹ giờ này có lẽ...
Đang nhổ cỏ, bón phân
Vắt bùn đen cứu ruộng
Hoặc Mẹ đang tảo tần
Vì heo gà dịch bệnh.
Đôi khi con nhớ mẹ
Bằng cái nhớ người câm
Những món quà âm thầm
Giấu sâu trong tròng mắt.
Đôi khi sự liên tưởng
Đau nhói những tim người
Đôi khi sự so sánh
Càng trở thành khập khiểng.
Đôi khi con mua quà
Nhưng con đâu dám gởi
Chỉ vì sợ mẹ la
“Thằng bày chi khách sáo.
Mẹ chân lấm tay bùn
Nhớ ngày phân, ngày thuốc
Làm sao mà mẹ biết
Những ngày tám tháng ba.
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ…trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh.Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dânViệt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ.Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình đượctruyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo
toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phảingủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Hok tốt nha
Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió.
Vào mỗi buổi sáng, tôi dậy vào lúc 5:30. Sau khi đánh răng, rửa mặt, tôi thường ăn sáng vào lúc 6:30. Tôi đi làm bằng xe máy và tới chỗ làm vào lúc 7:15 am. Tôi mất 15 phút để đi từ nhà đến trường. Tôi thường bắt đầu công việc vào lúc 7:30 am. Tôi nghỉ và ăn trưa vào lúc 11:45 tại văn phòng trường. Buổi chiều, tôi làm xong lúc 5:30 và sau đó tôi về nhà. Tôi luôn dành thời gian để nấu bữa tối cho gia đình nhỏ của tôi và chúng tôi thường ăn tối vào lúc 7:30 p.m. Sau bữa tối, chúng tôi thường xem TV và chơi cùng con trai. Sau đó, tôi luôn soạn giáo án và đi ngủ vào lúc 11:00 p.m. Vào các ngày cuối tuần, tôi thường ra ngoài với gia đình hoặc bạn bè.
đc k ?
#Yuuki_Chan
-0110-
Cứ vào thứ 7 hằng tuần, lớp em lại sinh hoạt lớp một lần để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 3 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng (ghi họ tên lớp trưởng lớp bạn ) cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Bạn ... tổng kết số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để cô giáo nắm rõ được tình hình của lớp học.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thường nhìn từng bạn rất chăm chú và lắng nghe lớp trưởng.
Cô giáo thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Khi bạn lớp trưởng đã phát biểu xong thì cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công làm cho thật tốt.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu than thở.
Sinh hoạt lớp lúc nào cũng là giờ "học" để lại nhiều dấu ấn đối với mỗi bạn học sinh như vậy.
Trả lời
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học
trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ ** đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Từ hè đến giờ, trời chẳng đổ mưa làm cây cối, đất đai héo mòn. Rồi đến tối thứ Bảy, tôi đang say mê học bài thì bỗng có một tiếng sấm vang trời kéo theo một cơn mưa đầu mùa vù đến. Vui mừng biết bao, tôi ghé qua cửa sổ mong chờ ngày mai - buổi bình minh trong vườn.
Sáng sớm, vừa thức dậy tôi đã vọt ra khu vườn cạnh nhà. Đó là nơi tôi thường chơi đùa cùng chú chó Mực thân thương. Chao ôi! khu vườn hôm nay thật đẹp. Đẹp đến lộng lẫy với bầu trời trong xanh mát dịu. Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đang đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. Đàn gà con xinh xinh đang lích rích chạy quanh mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ. Chú mèo khoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm ran.
Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thỏa thuê nên tươi xanh mơn mởn.Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên lá đang nhè nhẹ tỏa hương.Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc.
Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cô lại nườm nượp như mắc cửi. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình. Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Khu vườn trong nắng mai của nhà em thật đẹp để lại cho em nhiều ấn tượng không bao giờ phai . Em sẽ chăm sóc khu vườn để nó luôn luôn tươi đẹp.
1/
Dế Choắt tắt thở. Mèn vừa thương Choắt vừa ân hận nhưng đã muộn rồi, Dế Choắt đã chết và dù Dế Mèn có ân hận suốt đời thì Dế Choắt cũng không sống lại được nữa. Dế Mèn đưa Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm nhất và đắp thành nấm mộ to, trên đặt một vòng hoa trắng.Lúc này, trời đã ngả về chiều, ánh trăng mờ nhạt chiếu trên từng bông cỏ khiến chúng có vẻ ảm đạm. Những bông hoa trắng trên mộ Choắt dường như ánh lên một màu tang tóc, đau thương. Trên bầu trời, mây như ngừng trôi, muôn vật đều yên ắng, chỉ còn lại tiếng gió như tiếng dương cầm và nước như đang hát một bản thánh ca tiễn Choắt về cõi hư vô…Trong khung cảnh buồn đến não ruột ấy, vẫn có người đứng lặng lẽ bên mộ Dế Choắt. Đó là Dế Mèn. Mèn nhớ lại những chuyện cũ mà ân hận, mà xót xa. "Giá như mình không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi… Anh Choắt ơi! Tôi không ngờ… Tôi dại quá!". Mèn thầm nghĩ vậy. Giờ đây, khi đứng trước mộ Dế Choắt, Mèn mới nhận ra sai lầm của mình, mới biết phải sửa ngay sai lầm đó. Mèn nghĩ:
"Có biết đâu mà lường: hung hăng, hống hách thì chỉ có đem thân mà trả nợ cử chỉ ngu dại. Tất cả là tại tôi, anh Choắt ạ! Tôi mà không trêu chị Cốc thì bây giờ anh vẫn còn sống…". Mèn nghĩ đến lời dặn dò của Dế Choắt, một lời khuyên chân thành đã kéo Mèn ra khỏi vẻ hung hăng thường ngày: "Ở đòi mà có thói hung hãng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn thì cũng mang vạ vào mình…". Mèn đứng lặng hồi lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, nghĩ về tất cả mọi người và những cử chỉ của mình mà thấy lòng ân hận: "Không anh Choắt ạ, anh ở nơi chín suối hãy yên tâm, tôi sẽ sửa sai khi còn chưa muộn. Tôi sẽ không phụ lời anh dặn dò đâu! Anh cứ yên tâm!".
2/Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.
Trả lời
Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả
Như vậy, vẫn mang đặc điểm chung của các truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”). Những cái “tôi” ấy không bao giờ đứng yên mà nó “đang tư duy”, “đang cảm thấy”, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó, nó luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện
Nói tới lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, bên cạnh những ưu điểm của nó, người ta thường nói tới mặt hạn chế: dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Có thể nói, với lối tự sự nhiều người kể, đề cao thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác, vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, các tác phẩm nhìn chung mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh - tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt - chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.
Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả
Như vậy, vẫn mang đặc điểm chung của các truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”). Những cái “tôi” ấy không bao giờ đứng yên mà nó “đang tư duy”, “đang cảm thấy”, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó, nó luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện
Nói tới lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, bên cạnh những ưu điểm của nó, người ta thường nói tới mặt hạn chế: dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Có thể nói, với lối tự sự nhiều người kể, đề cao thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác, vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, các tác phẩm nhìn chung mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh - tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt - chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.