“Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”.
(Ngữ văn 7 - Tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1 (1.0 điểm)
a. Cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ?
b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 3 (1.0 điểm) Từ vạn cổ và giang san thuộc loại từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ? Giải nghĩa các từ trên?
Giúp mik với mn
1. -Phiên âm: " Đoạt sáo Chương Dương Độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn thử cổ giang san."
-Dịch thơ: " Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu."
2.
-Tên: Phò giá về kinh
-Tên tác giả: Trần Quang Khải
-Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt
-Hoàn cảnh: ra đời vào lúc Trần Quang Khải đang đưa Thái thượng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử giải phóng năm 1285.
3.
Những từ hán việt:
- Đoạt: cướp
- sáo: giáo
- độ: bến sông
- cầm: bắt
- quan: cửa ải
- tu: nên
- cổ: xưa
- giang: sông
- san: núi
I. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san”.
(Ngữ văn 7 - Tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1
a. Cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ?
- Nhan đề của bài thơ là: " Tụng giá hoàn kinh sư " nghĩa là " Phò giá về kinh ". Tựa đề nêu lên một sự kiện lịch sư, nhưng sâu xa còn là nguyên cớ gợi cảm hứng cho nhà thơ. Bởi lẽ, sự kiện đưa vua về kinh dô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sách bóng quân thù, quê hương đã trở lại những ngày thanh bình. Mặt khác, tác giả còn là người góp một phần công sức vào niềm vui chiến thắng của toàn dân tộc. Vì thế, sự kiện lịch sử ko là những con số vô cảm mà là một niềm thơ, niềm cảm xúc dạt dào.
b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu 5 chữ)
Câu 2. Nêu nội dung chính của bài thơ?
- Nội dung chính của bài thơ là: Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của đân tộc ta ở thời đại nhà Trần
Câu 3.Từ vạn cổ và giang san thuộc loại từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ? Giải nghĩa các từ trên?
Từ vạn cổ và giang san đều thuộc từ ghép đẳng lập
Vạn cổ: Vạn: mười ngàn, cổ: xưa
Giang san: Giang: sông, san (vốn đọc là sơn): núi.