Văn tả cảnh Bạn nào biết Quảng trường Tây Bắc (Sơn La) thì viết một bài tả Quảng trường với ạ MK cảm ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Ánh trăng lung linh huyền ảo soi xuống mặt nước trông thật đẹp ( so sánh )
2. Mặt trăng tròn như chiếc mâm con ( so sánh )
Nội Dung:Lan toàn diện về cả học thức và tấm lòng
Lan không chỉ là con ngoan của bố mẹ mà còn là cháu ngoan Bác Hồ
=69,78*0,75+69,78*0,25+69,78*9
=69,78*(0,75+0,25+9)
=69,78*10
=697,8
Khi ông mặt trời chuẩn bị đi nghỉ ngơi, lấp ló sau chân núi cũng là lúc trống tan trường đã điểm. Chúng em sắp lại sách vở ngay ngắn rồi cho vào cặp sau khi kết thúc một buổi học căng thẳng.
Trước của lớp, các bạn học sinh xếp thành hai hàng ngay ngắn, quay đầu rồi cùng nhau hướng về phía cổng trường. Các bạn cười nói vui vẻ, kể về những vấn đề trong buổi học. Người bàn về bài toán khó, người lại lo lắng về đề văn cô giao về nhà. Mấy bạn nam tinh nghịch ý ới nhau ra về ở lại đá bóng. Trước khi về, cô giáo chủ nhiệm không quên nhắc các lớp về lịch trực tuần ngày mai. Cô tươi cười vẫy tay chào tạm biệt học sinh. Các bạn cũng khoanh tay chào cô rất lễ phép.
Bác bảo vệ đã mở cổng trường từ trước, các bạn chạy ào về phía bố mẹ đang đứng ở cổng chờ sẵn. Trong phút chốc, sân trường náo động như một đàn ong vỡ tổ. Bố mẹ các bạn phải chăm chú nhìn về phía con mình, liên tục vẫy tay ra hiệu để các bạn nhìn thấy. Tiếng còi xe, tiếng nổ máy vang vọng khắp cổng trường. Tất cả hòa với nhau thành một bản giao hưởng sôi động. Làn gió chiều thổi bay cái nắng nóng, mệt mỏi của tất cả mọi người. Vạn vật được bao trùm một màu vàng cam mờ ảo thật nên thơ.
Khi chúng em về đã vãn, bác bảo vệ đóng cánh cổng trường lại. Chỉ còn thấp thoáng bóng dáng bác lao công đang cần mẫn dọn dẹp lại bàn học, quét những chiếc lá cây vương trên sân trường. Sân trường lại trở về vẻ im lặng, trầm ngâm như buồn buồn chờ đón chúng em vào ngày mai.
Buổi tan học diễn ra náo nhiệt mà thật nhanh chóng. Chúng em lại trở về với ngôi nhà thân thương cùng bố mẹ sau một ngày học tập vất vả. Sau bữa tối, em ngồi vào bàn học để chuẩn bị thật tốt bài học ngày mai. Sân trường ơi, lớp học ơi, ngày mai gặp lại!
HT
"Tùng…. tùng…." Đã đến giờ tan học. Gương mặt của học sinh chúng tôi rạng rỡ hẳn lên. Sau một buổi học không ngắn ở trường, giờ đây chúng tôi đã được về nhà với ba mẹ.
Sau hiệu lệnh trống trường báo hiệu giờ tan tầm, học sinh chúng tôi nhanh chóng sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập của mình để ra khỏi lớp học. Chỉ ít phút, học sinh từ các lớp ùa ra, ào ra, đông nghịt. Ai ai cũng muốn về nhà nhanh chóng. Buổi trưa đầu hè nắng nóng, bụng đói cồn cào, chỉ muốn nhanh chân về nhà ăn bữa cơm mẹ nấu. Cảm giác ấy càng thúc giục những đứa học trò tham ăn nhác học chúng tôi bước nhanh chân ra khỏi cổng trường. Vì thế mà, giờ tan tầm, cổng trường to đùng kia lúc nào cũng không chịu được sức ép của học sinh. Hàng trăm học sinh ùa ra khiến cho không gian rộng của cánh cổng cũng không đủ sức để chứa chúng. Không gian chen lấn, xô đẩy để được ra ngoài luôn là điều dễ thấy vào giờ tan tầm của trường tôi. Các bậc phụ huynh đã dàn hết ngoài cổng, chờ con ra để đón về. Học sinh từ các trường kế bên cũng trào ra khiến bỗng dưng đông đúc người hơn hẳn dồn về phía con đường qua trường. Giao thông luôn trong tình trạng tắc nghẽn. Học sinh lớp trên đã tự đi xe đạp đến trường cũng khó khăn hơn trong việc di chuyển. Nhiều bạn, tan trường còn tụ tập đợi nhau, chờ vãn người thì về. Chỉ tầm 20 phút sau tiếng trống tan trường, sân trường đã vắng tanh chỉ còn lác đác vài em bố mẹ chưa đến đón kịp hoặc vài bạn còn tám chuyện với nhau.
Âm thanh ồn ã của tiếng còi xe, của tiếng cười đùa đã biến mất trong phút chốc, giờ chỉ còn là tiếng gió, tiếng ve ngắt quãng mà thôi. Sân trường lại im lìm trong nắng chờ đến buổi học tiếp theo của những cô cậu học trò.
nhớ tick nha
Có một loại cây vẫn luôn được ví là loài cây của học trò, đó chính là cây phượng. Hoa phượng cũng được gọi là hoa học trò. Đây là cây mà em vô cùng yêu thích.
Cây phượng nằm trong sân trường em từ cách đây khá lâu rồi. Em cũng không biết số tuổi chính xác của cây, chỉ biết rằng so với những cái cây khác thì cây phượng này có thân to hơn nhiều. Thân của nó xù xì, đầy những vết nhám. Tuy nhiên, lớp vỏ thô ráp ấy không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp kiêu sa của cây phượng. Với cái thân ấy, em cùng vài người bạn của mình phải dang rộng tay mới ôm xuể. Rễ của cây phượng cái thì đâm xuống lòng đất, cái thì xiên ngang mặt đất. Trên cây cao, tán phượng xòe rộng nhìn như một chiếc dù khổng lồ. Tán phượng đã giúp che bóng mát cho học sinh chúng em có thể thoải mái vui chơi ở dưới. Vào mùa xuân, tán phượng là nơi trú ẩn của những chú chim nhỏ bé. Nhưng khi mùa hè đến, trên cây phượng là nơi sinh sống của những chú ve. Ve lớn, ve nhỏ thi nhau cất tiếng râm ran suốt cả mùa hè. Điều đặc biệt hơn cả ở cây phượng chính là những chùm hoa phượng nở đỏ rực khi mùa hè đến. Hoa phượng nở đỏ rực như chùm pháo đêm giao thừa. Những bông hoa phượng đỏ gắn liền với tuổi học trò của chúng em. Mặc dù hoa phượng xuất hiện cũng là báo hiệu cho mùa thi, mùa chia tay nhưng cũng chính vì vậy mà hoa phượng trở nên đặc biệt.
Việc phải chia tay hoa phượng để lại trong lòng em biết bao nhiêu nhung nhớ. Nhớ mái trường, nhớ thầy cô, nhớ bè bạn và nhớ cả sắc đỏ của hoa phượng.
tick cho mình nha !
Quảng trường Tây Bắc nằm ở trung tâm thành phố Sơn La, có quy mô xây dựng 24 ha, là điểm kết nối với Khu di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La và Trung tâm hành chính tỉnh. Phía trước Quảng trường là dòng Nậm La uốn lượn, ao cá Bác Hồ, hệ thống đường bàn cờ với 79 ô cỏ tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Từ xa đã có thể nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió; nằm ở vị trí nổi bật giữa Quảng trường Tượng Bác uy nghiêm, phía sau là bức phù điêu lớn với hình tượng cách điệu bông hoa ban 5 cánh của núi rừng Tây Bắc. Nằm trên đồi cảnh quan phía sau bức phù điêu là Đền thờ Bác Hồ, đây là nơi để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc đến dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Bác. Bức thạch văn khắc lời căn dặn của Bác trong dịp Người về thăm Tây Bắc, được mô phỏng như 6 ngọn núi đứng sát kề nhau, biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của đồng bào 6 tỉnh Tây Bắc... Tất cả đã tạo nên một tổng thể trang trọng, hài hòa mang nhiều ý nghĩa, đáp ứng yêu cầu và điều kiện tổ chức các hoạt động chính trị - văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La.
Nhớ về Bác trong những ngày tháng 5 lịch sử, ông Lò Văn Ó, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Châu ủy Thuận Châu, người được vinh dự phụ trách đoàn thiếu niên, nhi đồng diễu hành đón Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương tham gia Lễ mít tinh kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo tại Thuận Châu ngày 7/5/1959, chia sẻ: Mỗi lần ghé thăm Quảng trường Tây Bắc, ngắm nhìn Tượng Bác là nỗi nhớ và hình ảnh chân thực về ngày Bác lên thăm Tây Bắc lại hiện về trong tôi. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với chúng tôi. Không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời nói, ông Ó mượn lời thơ trong bài thơ “Sáng tháng năm” của nhà thơ Tố Hữu: “Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh... /Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà/ Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta.”
Những ngày tháng 5 lịch sử, Quảng trường Tây Bắc là nơi nhiều đơn vị lựa chọn để tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh Lê Huy Tùng, Bí thư Chi đoàn Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) chia sẻ: Chi đoàn chúng tôi dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với thế hệ trẻ chúng tôi, Quảng trưởng Tây Bắc thực sự là “địa chỉ đỏ” để giáo dục về truyền thống cách mạng, lòng tự hào, tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc... Chúng tôi nguyện hứa khắc ghi và thực hiện nghiêm 6 điều Bác dạy Công an nhân dân Việt Nam để hết lòng phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Không chỉ mang những ý nghĩa đặc biệt, Quảng trường Tây Bắc còn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tới Sơn La của nhiều du khách. Lần đầu tiên đến với Sơn La - Tây Bắc, bà Ngô Thị Là, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư (Thái Bình), dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn dành thời gian thăm Quảng trường Tây Bắc, dâng nén hương thơm tại Đền thờ Bác Hồ. Bà Là chia sẻ: Mặc dù đã biết tới Quảng trường Tây Bắc qua các phương tiện thông tin, nhưng khi tới đây, cả gia đình đều bất ngờ trước không gian, cảnh quan đẹp, rộng lớn, các công trình được thiết kế quy mô, độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc về những nét văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc.
Hơn một năm qua, Quảng trường Tây Bắc là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động chính trị, văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La, như: Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La và khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV; Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc năm 2019; các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020..., Quảng trường Tây Bắc còn đón hàng nghìn lượt người tới thăm quan, trải nghiệm, vui chơi, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao. Ông Đinh Văn Trần Phú, Trưởng Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Sơn La cho biết: Ngay sau khi được đưa vào sử dụng tháng 5/2019, Ban quản lý đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tốt các hoạt động, tiếp đón các đoàn khách tại khu vực Quảng trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng ký các hợp đồng dịch vụ, đảm bảo môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp; duy trì vận hành hệ thống chiếu sáng, trang trí và các khu vực hạ tầng khác. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân cùng chung tay bảo vệ công trình.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, Quảng trường Tây Bắc có ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người dân Sơn La - Tây Bắc; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau. Công trình thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người dân.