Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- tuyên truyền về những giá trị mà người Chăm để lại
- bảo tồn khu di tích lịch sử
- có ý thức việc phát huy những giá trị mà người Chăm để lại
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40). - Hát Môn
- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248). - Triệu Sơn, Thanh Hóa
- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).- Sơn Tây, Thái Bình
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722). - Hoan Châu
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776- 794).- Đường Lâm
Thâm độc nhất là đồng hóa. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.
Khởi nghĩa Bà Triệu: (Tham khảo)
– Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ
– Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam. Quan lại nhà Ngô từ thái thú đến huyện lệnh, huyện trưởng hoặc bị giết, hoặc bỏ trốn. Cuộc khởi nghĩa khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
– Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng quân Ngô quá mạnh, khởi nghĩa đã bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại khu vực núi Tùng (Thanh Hoá).
hồ Lục Thủy, hồ Thủy Quân, hồ Tả Vọng và Hữu Vọng, hồ Hoàn Kiếm
Câu 2
- Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).
- Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.
- Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.
- Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.
Câu 1:
- Mùa xuân năm 40: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.
Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng, tiến xuống Mê Linh, Cổ Loa.
Nghĩa quân tiến công, chiếm được Luy Lâu - trụ sở của chính quyền đô hộ.
Khởi nghĩa thắng lợi, Tô Định chạy về nước.
Câu 2:
Năm 542:
Khởi nghĩa bùng nổ. Lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
Năm 544:
Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân.
Năm 545:
Quân Lương sang xâm lược. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo.
Năm 602:
Nhà Tùy đưa quân sang xâm lược. Vạn Xuân sụp đổ.
Lời giải:
- Nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ:
+ Sử dụng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch.
+ Dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm.
+ Các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân.
Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm hiện nay. Thông thường Lễ hội Kate của người Chăm sẽ được tổ chức trong thời gian 3 ngày, thường sẽ được bắt đầu vào ngày 1/7 theo lịch Chăm (khoảng 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại đền tháp Po Nagar, Tháp Po Klong Garai và tháp Po Rome.
Lễ hội Katê, Ninh Thuận được đánh giá là lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm theo đạo Bàlamôn. Về bản chất, Lễ hội Katê tựa như Tết Nguyên đán của người Kinh. Trong dịp này, người Chăm sửa soạn nhà cửa, diện những bộ trang phục mới, tham gia lễ hội theo tín ngưỡng nhằm tưởng nhớ các vị thần, ông bà, tổ tiên; thăm hỏi trong gia đình, cộng đồng, chúc nhau những lời tốt lành.
Lễ hội Kate của người Chăm ở khu vực Ninh Thuận hằng năm được khai diễn vào ngày 1.7 Chăm lịch, thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch. Đây là lễ hội lớn kéo dài trong 3 ngày, với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống đặc sắc của đồng bào Chăm Ninh Thuận.
Theo truyền thuyết, trong “gia đình Champa xưa” thì người Chăm là chị cả, người Raglai là em út. Em gái út trong gia đình mẫu hệ Chăm sẽ là người cất giữ đồ gia bảo của tổ tiên, vì vậy y phục của các vị thần của người Chăm do người Raglai cất giữ.
Ngày đầu tiên của lễ Kate là ngày mà người Raglai rước y phục của các vị thần trở về làng của người Chăm ở khu vực có đền thờ của vị thần đó. Buổi lễ rước và lễ đón y phục của người Chăm diễn ra rất trang trọng, với những hoạt động văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc tại làng Hữu Đức.
Ngày thứ hai là ngày đặc sắc nhất của lễ hội diễn ra tại Tháp Po Klong Garai. Với nghi thức: rước y phục của vị thần lên tháp, lễ mở cửa tháp, tiến hành tắm rửa cho tượng thần, khoác y phục cho tượng thần, cùng các đại lễ truyền thống khác.
Ngày này, những người Chăm địa phương và các vùng lân cận (không có đền tháp) đều tìm về đền tháp, trong những bộ trang phục lễ hội truyền thống đẹp nhất của mình, sắm sửa lễ vật cúng dâng các thần để cầu mong những điều tốt đẹp.
Ngày thứ ba là phần lễ hội ở các làng, các gia đình. Mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng cầu mong cho tổ tiên, thần linh phù hộ để con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
Với các hoạt động lễ hội diễn ra trên các đền tháp cổ kính, lễ Kate đã thu hút rất đông du khách khắp nơi về dự, và ngày nay đã trở thành một lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm.
Tồn tại cùng với thời gian, ngày nay lễ hội Ka Tê không chỉ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia mà còn là ngày hội văn hóa ý nghĩa đối với bà con dân tộc Chăm và các dân tộc anh em Kinh, Chăm, Raglai ở Ninh Thuận.