Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu ghép có dấu hiệu là có dấu phẩy , có các từ nối hoặc cặp từ nối , còn câu có cụm C-V là gì vậy hay là chủ ngữ và vị ngữ ạ ? Chúc bạn học giỏi
Vậy vì sao con người cần có tình yêu thương? Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi tâm trạng từ buồn sang vui, có thể giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương tạo nên một sự đồng cảm giữa người với người.
Khi nhận được sự chia sẻ giúp đỡ từ mọi người không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần giúp cho họ cảm thấy được an ủi có thêm niềm tin để vượt qua khó khăn. Và biết đâu sau này chính những người nhận được sự giúp đỡ ấy sẽ lại giúp đỡ những người khác. Đồng thời người cho đi yêu thương cũng sẽ cảm thấy được thanh thản, vui vẻ khi mang đến hạnh phúc và niềm vui cho người khác.
Đối với con người, tình yêu thương là sợi dây gắn kết và thu hẹp khoảng cách với nhau. Từ đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự ngập tràn trong tình yêu thương. Ai đó đã từng nói: “Chúng ta đều là những thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy lẫn nhau để học bay.”. Thật vậy, chỉ khi yêu thương thì ta mới có thể cảm nhận được thế giới, cảm nhận được những điều tìm ẩn và được giấu kín bên trong vẻ ngoài ấy là những bước tiến, là những bài học mới, bổ ích và đầy kinh nghiệm phục vụ cho ước mơ vươn tới tầm xa của mỗi một con người, mỗi một cá nhân trong cuộc sống này.
Và điều này đã được làm rõ qua những minh chứng thực tế. Câu chuyện về cô bé Hải An mất lúc 7 tuổi chính là một điển hình cho tình yêu thương. Hải An phải mất sớm do bệnh của em mà ra. Ấy vậy mà trước khi mất, em có mong muốn những bộ phận trên cơ thể mình sẽ sống trên cơ thể người khác. Với một cô bé 7 tuổi mà có một trái tim nhân hậu như thế đều làm cho mọi người khâm phục. Dù Hải An đã đi nhưng tấm lòng và tâm hồn của cô bé sẽ luôn sống và sáng mãi trong trái tim của mọi người. Viết đoạn văn về tình yêu thương con người sẽ thấy đó chính câu chuyện điển hình cho tình yêu thương lan tỏa…
Qua câu chuyện này đã cho thấy được sức mạnh của việc lan tỏa yêu thương trong xã hội. Không chỉ khiến cho người người nể phục mà còn là tấm gương điển hình , khiến cho xã hội phát triển ngày một tốt hơn. Một ví dụ điển hình khác chính là Quán cơm “Nụ cười”. Quán cơm “Nụ cười” chỉ với 1000đ đến 2000đ một suất cơm nhằm giúp cho những người nghèo không đủ điều kiện có thể thưởng thức bữa ăn bổ dưỡng vừa ngon và rẻ xem như giảm bớt gánh nặng về miếng ăn cho họ, từ quản lí cho đến nhân viên thái độ đều đặc biệt thân thiện và lịch sự.
Quán cơm này đã có rất nhiều người đến ăn và hiện giờ mọi người đều ủng hộ cho quán cơm “Nụ cười” dù là người nghèo hay người giàu, từ các người dân đều ủng hộ và chung tay giúp “Nụ cười” xuất hiện ở mọi nơi, có nhiều chi nhánh. Tình yêu thương lại lần nữa được chứng minh thông qua thông tin dẫn chứng thực tế. Và điều đó đã khẳng định được vai trò quan trọng của tình yêu thương đối với con người lẫn xã hội là vô cùng thiết yếu.
Tình yêu thương giúp xây dựng nên nhân cách con người, là cả quá trình cảm nhận cuộc sống này tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu con người nhận ra được vai trò thực sự của tình yêu thương. Nhờ có nó mà xã hội đã có những người ý thức được yêu thương là gì.
Tình yêu thương còn trở thành thước đo đánh giá nhân cách con người. Một người biết yêu thương quan tâm đến mọi thứ xung quanh hẳn là người có tâm hồn cao đẹp. Ở bên cạnh những người biết yêu thương người khác ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn. Và tình yêu thương từ người đó cũng sẽ lan tỏa tác động tích cực đến ta, giúp gắn kết mọi người lại với nhau hơn. Chính vì vậy những người biết yêu thương người khác cũng sẽ được mọi người yêu quý tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ khi gặp khó khăn như cách họ đã giúp đỡ người khác vậy.
Dẫn chứng:
Như trong nhiều được quyên góp lũ lụt có người mang đến quyên tặng nạn nhân ở vùng bão lũ đồ bơi, đồ ăn, quần áo, những thứ đó liệu có cần thiết không? Có người giúp đỡ người khác giả vờ trước mặt người khác hay truyền thông, sau khi không có ống kính liệu họ có góp tặng như giá trị mà họ đã hứa? Bên cạnh đó, vẫn còn có nghệ sĩ đem việc giúp đỡ người khác ra để làm nổi bật danh tiếng của mình. Những người đó thật đáng trách khi làm sai lệch và méo mó đi giá trị thật sự của tình yêu thương.
mk search nhoa !!
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Vậy tình cảm gia đình là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy?
Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn.
Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày.
Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”
Làng nghề Trường Sơn có tổng diện tích là 19,557m2 bao gồm các khu trưng bày, khu sáng tác, khu trình diễn các ngành nghề thủ công đặc sắc của Khánh Hòa, khu ẩm thực, khu cây xanh – cảnh quan, kết hợp với triển lãm các loại cây cảnh của các nghệ nhân Khánh Hòa. Với những hình ảnh bình dị, mộc mạc của cỏ cây, hoa lá, những ngành nghề truyền thống mang đậm văn hóa Việt, Làng nghề Trường Sơn đã tạo nên một góc của Nha trang xưa, như là một chiếc cầu nối về quá khứ, cho du khách một vé về với các trò chơi tuổi thơ, về với các nghề truyền thống đã nuôi sống con người của vùng đất biển xanh, cát trắng. Làng nghề được hình thành với mục đích làm khu triển lãm dân gian, giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cây cảnh của tỉnh Khánh Hòa; đồng thời là nơi để các nghệ nhân sáng tác, biểu diễn cho du khách xem quá trình sản xuất các sản phẩm như đan song mây, đan tre, dệt chiếu, mộc mỹ nghệ, vẽ nghệ thuật...
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng.
Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.
Bắc Trung Bộ có nhiều vùng dân ca nổi tiếng với nhiều điệu Hò, điệu Lý, hát Ví, hát Dặm, hát ru, hát đồng dao. Dân ca Trung Bộ có thể chia làm ba vùng chính:
+ Thanh Hóa
+ Nghệ An - Hà Tĩnh (gọi tắt là Nghệ - Tĩnh)
+ Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế (gọi tắt là Bình - Trị - Thiên)
Dân ca Thanh Hóa: Dân ca Thanh Hóa có nhiều thể loại khác nhau nhưng nổi bật nhất là Hò Sông mã và hệ thống trò Xuân Phả, Đông Anh.
+ Hò là thể loại dân ca nảy sinh trong lao động tập thể. Hò trong dân ca Thanh Hóa có hai phần: Phần hò và phần xô. (gắn với 2 con sông: sông Chu và sông Mã)
+ Hệ thống trò diễn Trò Xuân Phả, Đông Anh đã làm nên nét độc đáo cho dân ca Thanh Hoá.
+ Hầu hết các trò này bắt nguồn từ các hình thức cúng tế gắn với tín ngưỡng dân gian.
Qua quá trình phát triển chúng được nghệ thuật hoá thành những điệu ca múa và kịch hoá thành trò diễn. Trong các trò diễn có tích trò, múa và hát.
Dân ca Nghệ - Tĩnh: Dân ca Nghệ Tĩnh cũng vô cùng phong phú với nhiều thể loại: Hát Ví, hát Dặm, Hò, Vè, hát ru. Đặc biệt nhất là Ví và Dặm.
Trên con đường tìm đến với thành công, con người luôn phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn. Khi đó, chúng ta cần phải ghi nhớ đến câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để có thể vượt qua mọi thử thách.
Câu tục ngữ trên phản ánh một thực tế trong cuộc sống. Thanh sắt dù có to lớn đến đâu thì qua bàn tay của người lao động cố gắng mài dũa sẽ trở thành cây kim nhỏ bé, tinh xảo. Qua hình ảnh đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta một bài học vô cùng ý nghĩa. Chỉ cần có lòng kiên trì, mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua.
Từ xưa, ông cha ta đã thấm thía bài học đó. Cũng bởi vì vậy mà có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên dạy con người về đức tính kiên trì: “Có chí thì nên”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”...
Hay:
Ai ơi giữ chí cho bền.
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Đến nay, đức tính kiên trì vẫn luôn được đề cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Quả thật, có rất nhiều tấm gương đã minh chứng cho bài học về lòng kiên trì không ngại gian khổ để thành công.
Trong quá khứ, chắc hẳn ai cũng từng nghe đến cái tên Mạc Đĩnh Chi. Thuở nhỏ, ông vốn là một cậu bé hiếu học nhưng nhà nghèo. Khi bạn bè hằng ngày được đi học, ông phải vào rừng kiếm củi để phụ giúp gia đình. Cậu bé Mạc Đĩnh Chi khi ấy, nhờ sự giúp đỡ của thầy đồ nên được vào lớp học. Ban ngày đi kiếm củi, ban đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng cho sáng để học bài. Ngày qua ngày nhờ sự kiên trì và nghị lực phi thường, khoa thi năm Giáp Thìn (1304). Mạc Đĩnh Chi thi đỗ trạng nguyên.
Ở hiện tại, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký có lẽ là cái tên mà không ai không biết đến. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân. Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký - từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý cũng như đạt được nhiều giải thưởng cao trong lĩnh vực Toán học.
Đặc biệt, khi xã hội ngày một phát triển hơn, thì con người càng phải cố gắng hơn nữa mới có thể đạt được thành công. Đối với riêng tôi, giá trị về bài học của lòng kiên trì đến từ câu tục ngữ trên vẫn còn nguyên giá trị. Kiên trì để hiểu một bài toán khó, kiên trì để viết được một bài văn hay... Nỗ lực cố gắng, chăm chỉ chịu khó học tập thì mới có thể đạt được thành tích cao.
Tóm lại, đây là một câu tục ngữ đúng đắn đem đến cho chúng ta một bài học giá trị ý nghĩa và sâu sắc.
* Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo
- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc
- Miêu tả nhân vật sắc nét
Chọn C. Cách thức
Mình ko hiểu đề bài bạn giao .