tác giả của câu chuyện '' Đám cưới chuột'' ?
tác giả của câu chuyện '' lục súc tranh công'' ?
Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự do từ 5 - 7 câu.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành .
2. Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn , nước mắt và trộn cơm
3. Rằng xa : cửa ngõ cũng xa
Rằng gần : Vĩnh Điện , La Qua cũng gần
4. Quê em có núi Ngũ Hành
Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng
5. Bảo An có thợ nấu đường
Vừa vôi , thén khéo chẳng nhường nhịn ai
quảng nam hay cãi , quảng ngãi hay lo ,bình định nằm co , thừa thiên ăn hết ... nhớ k cho mình nha
CA DAO,TỤC NGỮ VỀ QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
mở bài:
viết thứ, ngày, tháng, nơi sinh sống
gửi lời chào hỏi
thân bài:
kể về mùa dịch đã làm thay cuộc sống mọi người như thế nào, vc học tập trng mùa dịch ra sao, sức khỏe mình có tốt ko, cuộc sông bất lợi như thế nào và mk khắc phục thế nào. nói về nhận xét, trạng thái của trong mùa dịch bệnh, hỏi mọi người bên ấy có bị dịch hay mưa lũ có làm bị bệnh ko, sống vẫn tốt chứ,..
kết bài
chào tạm biệt và chúc hoặc thêm gì đó vào.
tự sàng lọc ý kiến của you và me rồi tự kết hợp lại và viết ra sản phẩm của mk.
Bà nội yêu quý của cháu!
Cháu là ........ - cháu gái bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.
Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!
Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?
Cháu gái yêu quý của bà
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn ,nước mắt và trộn cơm
Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân lại buồn
Tác giả Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ nôm , bà tác giả của rất nhiều bài thơ hay. Nổi bật trong đó là bài thơ ''bánh Trôi Nước'' của bà.Bài thơ được vết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với hai lớp nghĩa .Lớp nghĩa thứ nhất là bài thơ miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi món ăn truyền thống củ đân tốc Việt nam ta . Lớp nghĩa thứ hai bài thơ gợi tả hình ảnh người phụ nữ của xã hội phong kiến xưa.
Bài thơ ngắn được trình bày theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nặt mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấn lòng son"
Bốn câu thơ ngắn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa, bài thơ cho thấy tác giả Hồ Xuân Hương rất cảm phục và thương cho phận nữ nhi trong xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ.
" Thân em vừa trắng lại vừ tròn "
Với mô típ thân em quen thuộc trong ca dao, tính từ trắng tròn , phó từ lại vừa. Gợi vẻ đẹp vóc dáng đầy đặn của người phụ nữ, hình ảnh trắng tròn của chiếc bánh trôi .
" Bảy nổi ba chìm với nước non"
Việc sử dụng thành nghữ diễn tả cuộc đời người phụ nữ trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt.
"Rắn nát mặt dầu tay kẻ nặn"
Từ ngữ tuowg phản gợi tả số phận bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ. Cuộc sống của họ, họ không được quyết định mà phải làm theo sự sắp đặt của người khác, cuộc sống phụ thuộc.
" Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Cặp uan hệ từ thể hiện thái độ khẳng đinh phẩm chất thủy trung son sắt của người phụ nữ. Ca ngợi sự trung thủy đề cao phẩm chất của người phụ nữ phải sống phụ thuộc ở xã hội trọng nam khinh nữ xưa.
bài thơ bánh trôi nước là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Hồ Xuân Hương với ngôn ngữ bình dị, bài thơ bánh troi nước cho tháy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trăng, son sắt của người phụ nữ Viêt nam ngày xưa , vừa cảm thương sâu sắc cho thân phạn chìm nổi của họ và đồng thời lên án sự bất công của xã hội phong kiến trong nam khinh nữ.
Không biết bạn con cần nữa không nhưng khẳng định bài làm này là bản quyền của mình, văn tự viết không láy trên mạng bạn có thể tham khảo. chúc bạn học tốt, xim lỗi vì đãtrl câu hỏi của bạn hơi muộn
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ Nôm nổi tiếng với cá tính thơ độc đáo và mới mẻ. Những sáng tác của bà luôn đề cập đến nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ với một số tác phẩm tiêu biểu của như “Quả mít”, “Cái quạt”, “Con ốc nhồi”… và đặc biệt không thể không kể đến bài thơ “Bánh trôi nước” – một tác phẩm hay và ý nghĩa, không chỉ phản ánh thân phận đau đớn của người phụ nữ mà còn ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý họ.
“Bánh trôi nước” là một món bánh dân dã của người Việt Nam với hình dáng tròn trịa như mặt trăng đêm rằm, có vị dẻo của bột gạo nếp, vị thơm của gừng, vị ngọt bùi của đậu xay nhuyễn. Bánh trôi nước được người xưa xem là biểu tượng của sự tinh khiết, là một món ăn không thể thiếu để dâng lên trời phật, tổ tiên trong những ngày rằm âm lịch. Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh này để nói lên thân phận của người con gái thông qua cách nói dân gian:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.”
“Thân em” chính là mô-típ của những bài ca dao than thân. Ngay bản thân từ “thân em” đã gợi lên sự xót xa của người phụ nữ vì bị xã hội coi khinh, ruồng bỏ:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Và Hồ Xuân Hương cũng thế, cũng ví người con gái với những nét đẹp từ cuộc sống. Nhưng cách ví von của bà thật độc đáo. Bà ví người phụ nữ tựa chiếc bánh trôi, “vừa trắng lại vừa tròn”, vừa đẹp đẽ, trắng trong vừa vẹn trò, đầy đặn. Thế nhưng chính chiếc bánh trôi ấy cũng phải chịu sự hắt hiu, lặn hụp, không làm chủ được cuộc đời của mình:
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cái “nổi” – “chìm” ấy đã gợi cho thấy thấy sự truân chuyên của người phụ nữ bị lễ giáo phong kiến tước đoạt quyền tự chủ, tự do, bị coi kinh, ruồng bỏ, sống bấp bênh phụ thuộc vào người khác. Quan niệm của nho giáo dường như đã ăn sâu vào tâm thức con người Việt Nam: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nghĩa là khi ở nhà phải thực hiện theo sự chỉ bảo của cha, lúc lấy chồng phải theo ý chồng định đoạt, chồng qua đời, người phụ nữ lại tiếp tục lệ thuộc vào con. Chẳng có một hướng đi nào cho họ, cũng chẳng có cách giải thoát nào ngoài sự trong chờ vào số phận đẩy đưa. Nói chính xác hơn, số phận họ bị đặt vào tay kẻ khác, bị định đoạt bởi niềm vui và nỗi buồn của người khác:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.”
Từ “mặc dầu” chính là một cách nói khác thay cho sự bất lực, buông xuôi, không kháng cự. Thế nhưng dù bất lực, dù buông xuôi, dù phó thác vận mệnh vào những trang nam tử, người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn giữ gìn phẩm giá của mình:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
“Tấm lòng son” chính là màu nâu sẫm của đường thẻ làm nhưng bánh trôi. Đó cũng là hình ảnh ẩn ý để nói về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ, là lời khẳng định vẻ đẹp trong tâm hồn luôn kiên định trước những vùi dập của cuộc đời. Cách nói khiêm nhường nhưng cứng rắn, gửi gắm sự xót xa, tự thán nhưng cũng là lời thách thức xã hội trong nam khinh nữ đầy rẫy những bất công.
Bằng thể thơ tứ tuyệt với bốn câu thơ ngắn gọn nhưng nữ sĩ Xuân Hương đã gửi gắm vào đó biết bao tình cảm cao đẹp, quan điểm tiến bộ và cái nhìn nhân văn vào bức chân dung có sắc và có hồn của người phụ nữ. Chính điều đó đã mang “Bánh trôi nước” đến gần với người đọc, mang Hồ Xuân Hương lên vị trí đỉnh cao của tác giả thơ Nôm trung đại và ngự trị trong lòng độc giả yêu thơ.
Em có chồng về xứ Bạc Liêu
Để anh ở lại như tiêu nát nghiề
Châu Hưng có ổ kiến vàng
Có anh xe kéo thương nàng bán rau
Theo anh về xứ Bạc Liêu
Ăn cá thay bánh, sò nghêu thay quà
Bạc Liêu giàu lúa ngô khoai
Giàu cô gái đẹp, giàu trai anh hùng
Bạc Liêu nắng bụi mưa sình
Muối mặn nhãn ngọt đậm tình quê hương
Ai về vườn nhãn Bạc Liêu
Cho tôi nhắn gởi đôi điều vấn vương
Rằng vùng ven biển thân thương
Nhớ người đi mở đất góp công xây đời
Muốn làm kiểng, lấy gái Sài Gòn
Muốn ăn mắm cái, lấy gái đen giòn Bạc Liêu
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu
tác giả của câu chuyện '' Đám cưới chuột'' : Tô Hoài
tác giả của câu chuyện '' lục súc tranh công'' :
Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự do từ 5 - 7 câu.
- Áo dài là một phần tử góp phần tôn vinh lên nét đẹp văn hoá của Dân tộc Việt Nam . Vẻ đẹp người phụ nữ hiền dịu hoà chung với nét đẹp tinh khôi , thiết tha của áo dài tạo nên sự tao nhã , quý phái vô cùng . Áo dài đã gắn liền với tâm hồn người Việt từ nghìn đời nay: "dù ở đâu, Pa-ri, Luân-đôn hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó...". Dù thời gian có trôi đi, áo dài vẫn sẽ mãi mãi trường tồn với đất nước và con người Việt Nam.Những năm gần đây, Áo Dài được thời trang hóa với nhiều sự cách tân, kết hợp nét văn hóa dân tộc với yếu tố thời trang hiện đại, tạo nên nét riêng độc đáocủa tà Áo dân tộc trong các buổi trình diễn tuần lễ thời trang quốc tế và trong các cuộc thi hoa hậu trong và ngoài nước, các festival trang trọng và bề thế. Nhiều nhà thiết kế Áo Dài Việt Nam đã được biết đến trên thị trường quốc tế như Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Võ Việt Chung, La Hằng… Tất cả đều góp phần làm rạng danh tên tuổi trang phục Áo dài – Biểu tượng văn hóa của quốc gia hình chữ S thân yêu.