Phân tích bài thơ Đoàn Thuyền đánh cá củ Huy Cận
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. "Làng" là 1 tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện 1 cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian.
Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".
Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.
Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp tỏng con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả 1 cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.
Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lảng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cám xúc?
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Họ đến với cách mạng cũng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sổng là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào... Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kí
Đồng chí!...
Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là bất tận:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng, họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ. Họ lớn lên trong những gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc.... Nhưng... họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả những bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dầu rằng mặc kệ nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn, nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay động hồn thơ, hồn người:
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ củu những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau... Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đầm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phái chăng sự khó khăn vất vả thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm... Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng, nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa... Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cá những người lính. Tình đồng chí:
Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết
(Nhớ - Hồng Nguyên)
Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tố quốc, một nụ cười ngạo nghễ yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trong gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết, vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dù đêm đầy khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ, câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:
Đầu súng trăng treo
Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
Chiến tranh ở rừng Trăng thành tri kí
(Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian, ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Nụ cười chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau kề vai sát cánh cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.
Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.
Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.
Tình đồng chí là thứ tình cảm rất thiêng liêng và đáng quý của những người lính. Tình đồng chí cũng là đề tài làm tốn biết bao giấy mực của các nhà văn, nhà thơ. Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã phản ánh chân thực, sinh động về tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng.
>> Bình luận nội dung bài thơ "Nói với con" của Y Phương
Xem thêm :
Đề thi thử vào lớp 10
Tu van truc tuyen thpt quoc gia 2015
Đồng chí là bài thơ tiêu biểu viết về người lính trong thời kì đầu cửa kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm rất chân thật, giản dị. Bài thơ không chỉ thể hiện cơ sở xuất phát của tình đồng chí mà còn thể hiện tình đồng chí đó trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường, trong chiến đấu khó khăn.
Cơ sở của tình đồng chí xuất phát từ những con người cùng chí hướng, cùng đích là cầm súng đứng lên bảo vệ độc lập của đất nước. Không chỉ có vậy, tình đồng chí của những người lính còn xuất phát từ những người cùng cánh ngộ, những người cùng tầng lớp nhân dân:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Tuy mỗi người ở một nơi khác nhau, người đến từ miền ven biển, đất chiêm trũng, người lại đến từ vùng trung du đất cằn nhưng họ đều sát cánh bên nhau, cùng đứng trong hàng ngũ chiến sĩ cách mạng. Tình đồng chí của họ còn có cơ sở từ tình bạn gắn bó, cùng nhau chia sẻ. Chỉ đơn giản là đêm rét chung chăn thôi nhưng cũng đủ để trở thành tri kỉ. Tình đồng chí của những chiến sĩ cách mạng là tình cảm gắn bó bền chặt bởi cơ sở của nó là tình bạn của những người cùng chí hướng, cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp, cùng hàng ngũ.
Tình đồng chí của những người chiến sĩ cách mạng được thể hiện trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường. Họ phải trải qua những cơn sốt rét rừng rất khắc nghiệt, rét đến run người nhưng trán vẫn đổ mồ hôi. Họ phải chia sẻ nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương. Mỗi người lính khi ra trận đều có một điểm tựa, một nơi để hướng về, đó là nỗi nhớ nhà, nhớ người mẹ, người vợ nơi quê nhà. Hình ảnh giếng nước gốc đa là hình ảnh gần gũi, quen thuộc của quê hương, của những người thán nơi quê nhà. Những người lính thấu hiểu hoàn cảnh của nhau và chia sẻ với nhau nỗi nhớ nhà. Những người lính còn chia sẻ với nhau cả những chiếc áo vá, chiếc quần rách. Những thiếu thốn nơi chiến trường gian khổ như cái áo, cái quần, đôi giày không làm vơi đi ý chí chiến đấu của người lính. Họ chấp nhận gian khổ một cách vui vẻ và dường như, hình ảnh chân không giày chỉ gợi lên cho chúng ta hình ảnh của những người nông dân chân chất chứ không nhấn mạnh lắm sự thiếu thốn nơi chiến trường. Tình đồng chí của những người lính chỉ đơn giản là cử chỉ tay nắm lấy bàn tay, nhưng chỉ hành động nhỏ bé ấy thôi cũng đủ quí giá hơn mọi lời nói. Cái siết chặt tay ấy là sự chia sẻ, xoá đi mọi gian khổ’ vất vả và mang bao ý nghĩa. Cái siết tay ấy cũng có thể so sánh với cái bắt tay qua ô cửa kính đả vỡ của những người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật, cái siết tay truyền thêm, tiếp thêm nghị lực.
Tình đồng chí, đồng đội của những người lính không chỉ thể hiện trong những khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường mà còn thể hiện trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Ba câu thơ cuối của bài thơ vừa thể hiện tình đồng chí của người lính trong chiến đấu vừa gợi lên hình ảnh người lính rất đẹp, rất lãng mạn. Trong đêm sương muối rét buốt, những người lính phải đứng gác nơi rừng hoang. Trong thời tiết, hoàn cảnh khắc nghiệt, khó khăn như vậy, những người lính vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng chờ giặc tới, Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy, những người lính lại sát cánh bên nhau, đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu, không quản ngại khó khăn gian khổ. Hình ảnh những người lính hiện lên rất chân thực, rất đẹp. Hình ảnh đầu súng trăng treo vừa là hình ảnh tả thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đêm đứng gác về khuya, trăng xuống thấp, những người lính lại đeo súng trên vai nên ta có cảm giác như trăng treo nơi đầu súng. Nhưng cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng của hoà bình. Hình ảnh đầu súng trăng treo là hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn, thể hiện hình ảnh của người lính cách mạng, và qua đó cũng chính là thể hiện tình đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong chiến đấu gian khổ.
Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình dồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.
Tự hào trước tài nguyên biển cả mà họ đã được làm chủ, nếu không khí lao động vô cùng khẩn trương, khí thế lao động như đoàn quân xung trận: “Dàn đan thế trận – lưới vây giăng”. Tác giả cảm nhận sâu sắc tinh thần đó ở người lao động, kết hợp với nguồn cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ đã tạo nên chất thơ hào hùng của cảnh đánh cá trên biển: Hình ảnh người lao động và công việc của họ mà tượng trưng là hình ảnh Đoàn thuyền đánh cá được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc, vị thế của con người:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Câu thơ gợi lên giữa trời biển mênh mông, hình ảnh trung tâm, là con thuyền lướt trên biển khơi bao la. Đây là hình ảnh thơ hào hùng nhưng cũng rất thơ mộng. Vì nó có “gió” làm “lái”, có “trăng” làm “buồm” nên lướt đi giữa “biển bằng” mà tưởng như lướt trên “mây cao”. Cảnh thực mà như ảo, bởi vì Huy Cận đã thổi vào câu thơ cảm hứng lãng mạn bay bổng làm con thuyền bỗng trở nên kì vĩ, hoà vào tầm kích của vũ trụ. Qua đó, có thể hình dung người dân chài trên con thuyền ấy cũng dc nâng lên tầm những vị thần chinh phục thiên nhiên, vũ trụ. Rồi khi bình minh lên hình ảnh họ trở thành tượng đài rắn chắc tạc vào thiên nhiên lộng lẫy: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Nhịp lao động cũng được thể hiện trong nhịp thơ cuồn cuộn, diễn tả rõ nhịp làm việc khẩn trương, đuổi kịp và vượt nhịp chuyển vận của thiên nhiên. Sự hài hoà giữa người lao động và vũ trụ thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên và trình tự công việc lao động của người dân chài. Khi mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm cũng là lúc khởi đầu một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Con thuyền ra khơi làm việc giữa “mây cao”, “biển bằng”, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng sao. Đến lúc sao mờ, tức là khi đêm sắp tàn họ đã kéo lưới thu hoạch và khi họ xếp lưới ngơi tay thì cũng là lúc nắng bỗng lên (Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng). Đúng như Huy Cận đã từng tâm sự “Bài thơ của tôi là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”.
Tự hào trước tài nguyên biển cả mà họ đã được làm chủ, nếu không khí lao động vô cùng khẩn trương, khí thế lao động như đoàn quân xung trận: “Dàn đan thế trận – lưới vây giăng”. Tác giả cảm nhận sâu sắc tinh thần đó ở người lao động, kết hợp với nguồn cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ đã tạo nên chất thơ hào hùng của cảnh đánh cá trên biển: Hình ảnh người lao động và công việc của họ mà tượng trưng là hình ảnh Đoàn thuyền đánh cá được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc, vị thế của con người:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Câu thơ gợi lên giữa trời biển mênh mông, hình ảnh trung tâm, là con thuyền lướt trên biển khơi bao la. Đây là hình ảnh thơ hào hùng nhưng cũng rất thơ mộng. Vì nó có “gió” làm “lái”, có “trăng” làm “buồm” nên lướt đi giữa “biển bằng” mà tưởng như lướt trên “mây cao”. Cảnh thực mà như ảo, bởi vì Huy Cận đã thổi vào câu thơ cảm hứng lãng mạn bay bổng làm con thuyền bỗng trở nên kì vĩ, hoà vào tầm kích của vũ trụ. Qua đó, có thể hình dung người dân chài trên con thuyền ấy cũng dc nâng lên tầm những vị thần chinh phục thiên nhiên, vũ trụ. Rồi khi bình minh lên hình ảnh họ trở thành tượng đài rắn chắc tạc vào thiên nhiên lộng lẫy: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Nhịp lao động cũng được thể hiện trong nhịp thơ cuồn cuộn, diễn tả rõ nhịp làm việc khẩn trương, đuổi kịp và vượt nhịp chuyển vận của thiên nhiên. Sự hài hoà giữa người lao động và vũ trụ thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên và trình tự công việc lao động của người dân chài. Khi mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm cũng là lúc khởi đầu một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Con thuyền ra khơi làm việc giữa “mây cao”, “biển bằng”, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng sao. Đến lúc sao mờ, tức là khi đêm sắp tàn họ đã kéo lưới thu hoạch và khi họ xếp lưới ngơi tay thì cũng là lúc nắng bỗng lên (Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng). Đúng như Huy Cận đã từng tâm sự “Bài thơ của tôi là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”.
Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật chính trở thành linh hồn thể hiện trọn vẹn nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm vào những đứa con tinh thần của mình. Với trường hợp anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long cũng vậy. Anh là một người sống lạc quan, yêu đời, có tình có nghĩa với mọi người, đầy trách nhiệm với công việc và giàu lí tưởng sống. Xây dựng một nhân vật chính cho tác phẩm cùa mình như thế, Nguyễn Thành Long muốn thể hiện một tư tưởng giàu chất nhân văn về con người và cuộc đời.
Tác phẩm ra đời năm 1970 giữa lúc miền Bắc đang hăng say lao động sản xuất để xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và chi viện cho miền Nam đánh Mĩ. Mỗi người dân miền Bắc ý thức sâu sắc vai trò của bản thân mình đối với sự nghiệp chung của đất nước: sống đẹp, sống có ích để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Và nhân vật anh thanh niên trở thành biểu tượng đẹp cho những con người tích cực, trách nhiệm như thế.
Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một mình sống trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn sáu trăm mét, quanh năm suốt tháng, giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Vậy nhưng sự trống vắng không làm chai đi những cảm xúc, tình cảm rất đỗi con người nơi anh. Anh sống lạc quan, yêu quý tất thảy mọi người. Anh dọn dẹp nơi ở của mình gọn gàng sạch sẽ. Anh trồng hoa trong “vườn nhà”. Anh nuôi gà để “tăng gia”,... Tất cả những điều đó khẳng định rằng anh muốn tạo lập cho mình một cuộc sống bình thường như mọi người dưới xuôi, không điều gì khiến anh buồn chán hay có cảm giác cô độc. Nghe bác lái xe kể về người vợ mới ốm dậy, anh liền mang biếu bác củ tam thất. Có khách lên thăm (là ông họa sĩ và cô kĩ sư) anh biếu họ một bó hoa to và những quả trứng gà... Hành động đó mang những thông điệp đầy nhân văn: hãy sống đẹp, hãy quan tâm đến nhau, hãy đến với nhau bằng tất cả tấm lòng và tình cảm nhân hậu.
Đó còn là một con người đầy trách nhiệm, say mê với công việc và khiêm tốn. Anh hiểu công việc của mình tuy gian khổ nhưng "thiếu nó anh buồn đến chết mất" vì công việc là niềm vui, là nguồn sống của anh. Anh đã tìm được hạnh phúc trong công việc. Anh quan niệm công việc là người bạn đồng hành với mình, chính vì thế cuộc sống của anh không bao giờ tẻ nhạt và buồn chán. Anh tâm sự "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia". Con người đó cũng có quan niệm về hạnh phúc thật giản dị nhưng hết sức cao đẹp - đó là được lao động, được cống hiến sức mình cho đất nước. Vì thế, khi biết tin nhờ mình phát hiện đám mây khô mà không quân ta hạ được nhiều máy bay Mĩ, anh thấy mình thật hạnh phúc. Tóm lại, được cống hiến cho khoa học, cho đất nước là lí tưởng sống của anh. Suy nghĩ của anh về cuộc sống thật đẹp, thật sâu sắc.
Không chỉ là người có suy nghĩ đẹp, anh còn là người biết hành động đẹp. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ, một mình sống vắt vẻo trên đỉnh Yên Sơn, làm bạn với rừng xanh, mây trắng, bão tuyết, sương rơi để đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham gia vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Dù không ai đôn đốc, kiểm tra, nhưng anh vẫn tự nguyện tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Công việc đòi hỏi phải thực hiện vào những thời khắc khó khăn như nửa đêm giữa mùa đông giá rét, nhưng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, đến đúng thời điểm ấy là anh thức giấc, xách đèn "đi ốp", xách máy đi đo, không bỏ sót một ngày nào, không quên một buổi nào, âm thâm bền bỉ suốt nhiều năm trời. Nhưng khó khăn hơn tất cả đối với anh chính là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng không một bóng người, và anh đã vượt qua được bằng sự miệt mài, say mê trong công việc. Anh đã dùng tất cả thời gian, nhiệt huyết, tâm trí, sức lực cho nhiệm vụ được giao, rảnh một chút là anh lại lấy sách ra để trò chuyện. Từ những công việc lặng lẽ âm thầm đó, anh đã góp phần trực tiếp vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc. Đặc biệt, trong câu chuyện của mình với người họa sĩ, anh luôn gạt đi ý định vẽ mình của người họa sĩ. Anh giới thiệu với ông những người bạn của mình: anh kĩ sư vườn rau, anh kĩ sư “trông sét”,... Anh khiêm nhường nhận định công việc của mình cũng chỉ là bình thường và trân trọng những đóng góp, những hi sinh của bạn bè, đồng đội.
Nhan đề của truyện là "Lặng lẽ Sa Pa" nhưng Sa Pa có thật sự lặng lẽ không? Tác giả đã giải thích một cách hết sức đơn giản cho người đọc: "Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ của Sa Pa, một Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đên chuyện nghỉ ngơi có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước". Qua cách đặt nhan đề của truyện và xây dựng nhân vật chính với những đặc điểm vô cùng đáng mến đáng trân trọng, tác giả muốn nêu bật chủ đề và cũng là ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi những con người sống đẹp, lao động một cách say mê và quên mình cho đất nước, nhắn nhủ đến mỗi người đọc: "Hãy yêu thương nhau và sống đẹp hơn".
P/s : bn tham khảo nhé“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc. Truyện tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên sơn ở Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe qua đó hình ảnh anh thanh niên trẻ và những đức tính cao đẹp của anh khiến ta cảm phục.
Là một chàng trai trẻ, anh thanh niên đã rời bỏ thị thành xa hoa, lộng lẫy để xin đi bộ đội nhưng không được, anh về làm việc ở đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm lạnh giá, sống một mình giữa “bốn bề cây cỏ, mây mù lạnh lẽo” của Sa Pa. Công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu cụ thể là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc của anh đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ và có tính tự giác cao. Công việc ấy có rất nhiều gian khổ, nhất là cái lạnh lẽo của hoàn cảnh cô đơn, vắng vẻ. Bác lái xe đã nói anh là “người cô độc nhất thế gian” và “ thèm người” vì quanh năm ở một mình trên đỉnh núi cao không bóng người, anh cô đơn đến mức phải kiếm cách dừng xe qua để gặp người và trò chuyện với họ.
Với lòng yêu đời, yêu nghề và tinh thầm trách nhiệm cao, anh đã tự nguyện lên đỉnh núi cao vắng vẻ để thực hiện công việc “đo mưa, đo gió” thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Dẫu một mình ở nơi vắng bóng, thiếu âm thanh của con người và chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng anh luôn hoàn thành thật tốt công việc của mình, không chậm trễ dẫu ngày hay đêm vì anh hiểu rằng công việc của mình là mắc xích quan trọng trong chuỗi công việc chung của nhiều người. Anh lạc quan khẳng định: “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” với ông họa sĩ già. Chất chứa lời nói ấy là bao nhiêu tình yêu, niềm mê say với công việc. Đồng thời câu nói ấy cũng thể hiện anh còn có những suy nghĩ thật đúng đắn, sâu sắc rằng con người thật sự không cô đơn vì con người và công việc là một. Anh không tô đậm cái gian khổ nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết mình đã góp phần bắn rơi phản lực Mĩ và đã thể hiện lòng yêu nghề của mình với ông họa sĩ già: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Thế mới biết công việc đối với anh là quan trọng nhất, nó là nguồn vui, là đích đến mà anh vươn tới bao lâu nay.
Ở anh toát lên lối sống giản dị yêu đời, trái tim giàu tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao với chính bản thân mình. Tuy sống một mình trong điều kiện thiếu thốn cả tinh thần và vật chất nhưng anh không hề buông thả bản thân. Cuộc sống của anh giản dị, ngăn nắp và sạch sẽ. Anh không hề buồn bã, chán nản ở nơi núi cao lạnh lẽo, trái lại anh vẫn ham học tập, trồng hoa, nuôi gà và anh còn có niềm vui đọc sách mà anh thấy như có bạn tâm giao.
Trong sự cô độc ở nơi ấy, anh luôn khao khát được gặp gỡ mọi người. Khi có khách đến thăm, ta còn thấy được lòng hiếu khách nồng nhiệt, sự quan tâm đến người khác nơi anh. Khi nghe vợ bác tài xế bị bệnh, anh đã đào củ tam thất để biếu vợ bác. Anh đã tiếp đón ông họa sĩ già và cô kĩ sư một cách rất thân thiện và tự nhiên. Ngay từ lúc gặp mặt, ông họa sĩ đã đánh giá anh là người cởi mở, chân thành và có lòng hiếu khách. Anh bộc lộ niềm vui khi cắt hoa tặng cho cô kĩ sư. Anh chân tình quan tâm đến niềm vui và hạnh phúc của người khác. Anh qúy trọng từng giây từng phút để được bộc bạch những gì sâu kín trong lòng. Khi tiễn ông họa sĩ già và cô kĩ sư, anh đã biếu họ một làn đầy trứng thể hiện quan tâm chu đáo đến người khác của anh.
Tuy làm việc có ích cho đất nước nhưng anh là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng góp của mình là nhỏ bé, nhỏ bé so với những người khác. Anh chỉ dành 5 phút ngắn ngủi để cho ta thấy hết cả con người anh, cả những khó khăn trong công việc của anh. Niềm vui, niềm hạnh phúc được đón khách đến thăm làm tỏa sáng khuôn mặt anh, làm ông họa sĩ muốn vẽ kí họa về anh. Anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ những người đáng vẽ hơn mình. Đó là ông kĩ sư nông nghiệp ngày đêm vất vả tạo ra những củ su hào to hơn ở vườn rau Sa Pa hay anh cá bộ khí tượng nghiên cứu, thiết lập bản đồ sét. Anh đã hiểu ra giá trị của sự hi sinh thầm lặng, cái nghĩa tình của những con người ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất đáng quý. Anh là người sống đẹp, sống có ý nghĩa, luôn nghĩ và làm việc cho đất nước. Chính cuộc sống của anh đã gợi ra âm vang cho những thế hệ trẻ sau này. Anh là tấm gương tiêu biểu của hình tượng người lao động mới trong xã hội chủ nghĩa, lặng thầm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước .
:)
Học giỏi !
trả lời các câu hỏi nhanh và chính xác bn sẽ đc người hỏi k cho nhưng người hỏi có thể là thành viên vip hoặc thành viên thường
+ thành viên vip k cho thì bn sẽ có điểm hỏi đáp
+ còn thành viên thường k thì ko lên điểm
nhưng nếu như nhìu người k cho thì có thể bn sẽ nâng đc điểm hỏi đáp lên nếu trong đó có cả thành viên vip
cái này là mk nghe bn mk ns v chứ mk cx mới lên đây ko bik nhìu như bn mk đc
Chữ A , một chữ trong bảng chữ cái . Nó là một từ rất quan trọng trong giao tiếp hằng ngày , kể cả trong đời sống . Nhưng có nhiều bạn ại xem thường chữ A , viết chữ nghệt ngạc ( chữ nghệt ngạc sai chính tả nhé ) . Và theo PGS - TS Bùi Hiền mới đây , đã phải bác bỏ 11 chữ cái , khiến chữ A ko còn giá trị . Em mong sao chữ A là chữ cái quan trọng nhất trong mỗi người . EM xin hết
Hay ko mk ko biết nhé
Chúc các bn hok tốt
Học để độc lập. Chúng ta thu nhận kiến thức để trưởng thành và trở thành một con người độc lập về tài chính và suy nghĩ. Nếu bạn phụ thuộc vào bố mẹ, bạn sẽ phải mua chiếc áo mà bố mẹ bạn thích. Nhưng nếu bạn độc lập, bạn sẽ mua chiếc áo đó theo ý bạn muốn. Chỉ khi có độc lập, bạn mới được tự do sống, suy nghĩ và hành động bằng cách của bản thân mình. Chỉ khi có độc lập, tự do bạn mới trở thành người hạnh phúc. Mỗi người sẽ có một “công thức” hạnh phúc của riêng mình. Có người lựa chọn “mòn gót” ở giảng đường đại học để hạnh phúc. Cũng có người lựa chọn bơi ra trường đời để hạnh phúc. Nhưng dù ở đâu, để hạnh phúc, bạn nhất định phải học.
Học để trưởng thành. Khi học tiểu học, bạn học “i”, “tờ” để nhìn nhận và gọi tên được cuộc sống. Lớn hơn, bạn học tập để biết ước mơ và lựa chọn nghề nghiệp. Sự học không chỉ gói gọn trong 16 năm ngồi ghế nhà trường. Khi đi làm, bạn càng cần thiết phải học. Bạn sẽ khao khát được học tập từ đồng nghiệp, người quản lí, đối tác thậm chí học tập chính đối thủ của mình. Học tập chính là quá trình để mỗi người trưởng thành. Ngày hôm nay thấy mình trưởng thành hơn ngày hôm qua, đó là cảm giác hạnh phúc.
Học để biết yêu. Nếu bạn cho rằng tình yêu là bản năng thì bạn đã sai rồi. Tình yêu cũng cần phải học. Cha mẹ yêu con là bản năng. Nhưng không phải tình yêu nào cũng là chiều chuộng. Cha mẹ cũng cần học để biết yêu con đúng cách. Học tập cũng như thế! Học chính là con đường duy nhất để bạn hạnh phúc. Và bản thân quá trình cũng học tập cũng là quá trình hạnh phúc!
Học vui !
^^
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đã giấy lên một phong trào “ mỗi người làm việc bằng hai” vừa xây dựng miền Bắc, vừa chi viện cho chiến trường tiền tuyến miền nam. Khắp nơi mọi người ra sức lao động không quản ngày đêm, khổ cực. Với tinh thần đó, các nhà văn, nhà thơ đã đi sát với cuộc sống của những người lao động để phản ánh và ca ngợi họ. Trong đó, tác phẩm để lại được nhiều ấn tượng nhất, có lẽ là “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi :
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Bằng giọng thơ gân guốc, với cặp mắt quan sát tinh tế, tác giả đã chọn một thời điểm hết sức đặc biệt đó là lúc hoàng hôn. Mặt trời từ từ lặn sâu xuống lòng biển được tác giả ví như “ hòn lửa”. Với cách so sánh này, làm hiện ra trước mặt người đọc một không gian huy hoàng và tráng lệ làm ngây ngất lòng người. Nhưng không gian đẹp đẽ ấy cũng chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan tỏa. Với nghệ thuật nhân hóa “ sóng cài then, đêm sập cửa” đã thể hiện sự dứt khoát về chuyển giao không gian. Sau một ngày làm việc vất vả, vũ trụ đã đi vào nghỉ ngơi, thư giãn. Trong hoàn cảnh đó, con người lại bắt tay vào lao động. Sự đối lập giữa thiên nhiên và con người cùng với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một không gian lộng lẫy, gợi bao cảm xúc cho người đọc. “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”, thể hiện rõ nét đây không phải là lần đầu đi biển mà công việc đó được lặp đi lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên. Phải nói rằng, đi đánh cá trên biển đã trở thành nền nếp, không phải của con thuyền mà của cả đoàn thuyền. Họ ra đi với tinh thần đoàn kết, phấn khởi, lạc quan, khí thế khẩn trương trong lao động. Tinh thần đó được thể hiện qua câu hát khỏe khoắn, lời hát của họ như hòa vào trong gió, thổi căng buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi.
Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả nổi bật về nét đẹp của người dân làng chài :
“ Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”
Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời này may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét snags tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Ở khổ thơ thứu ba là hình ảnh con thuyền với cảnh đánh bắt cá trên biển :
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa may cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Có thể nói rằng, toàn bộ khổ thơi là một bức tranh sơn mà lộng lẫy. Tất cả các hình ảnh : mây, nước, sao, trời được vẽ nên bằng ngôn ngữ lung linh, huyền ảo. Đặc biệt là hình ảnh con thuyền vừa có tính hiện thực lại vừa mang vẻ đẹp lãng mạn. “ Lái gió” “ buồm trăng” – đọc câu thơ, ta có cảm nhận thiên nhiên cũng góp phần vào công cuộc đánh bắt. Trăng sao như soi rõ hơn cho con người phát hiện ra luồng cá. Giữa biển trơi mênh mông, trời và biển như hòa vào một. Còn đối với người dân chai, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hang hái, lạc quan như thế, thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn.
Ở khổ thơ thứu tư, tác giả dành riêng để miêu tả sự giàu có của biển cả :
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuộc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long
Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Hình ảnh cá được miêu tả mơ mộng làm sao : “ cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Trong cái giàu có đó, ta nghe được nhịp thở của biển khơi : “ Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”. Có thật sự yêu mến biển, yêu con người lao động thì nhà thơ mới có được những hình ảnh đẹp, những cau thơ hay đến như vậy.
Ở khổ thơ tiếp theo, là hình ảnh bao dung của biển:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Nếu như mở đầu bài thơ là tiếng hát căng buồm khi ra khơi thì ở đây lại là khúc ca gọi cá. Tiếng hát được vang lên trong những giờ lao động, xua đinh những khó nhọc và làm khô đi những giọt mồ hôi. Trong hương vị mặn mòi của biển, lời hát như khích lệ, giúp cho thành quả lao động được cao hơn. Biển trong khổ thơ này được miêu tả hết sức bao dung và nhân hậu “ cho ta cá như lòng mẹ”. Người dân chai gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.
Sau một đêm lao động vất vả khẩn trương, họ đã gặt hái được những thành quả lao động xứng đáng :
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chum cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Thời gian trôi nhanh, sau một đêm dài miệt mài trong lao động, thế nhưng tình thần của những người đi biển vẫn không hề giảm sút. Họ hang hái thu hoạch những mẻ cá đầy khoang. Vì sao vậy ? Phải chăng sau một đêm vất vả, họ đã thu được thắng lợi lơn “ chùm cá nặng”. Hình ảnh những con cá trên khoang thuyền được miêu tả sao mà đẹp thế “ vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông”. Phải chăng đây chính là tương lai của những người đi biển, tương lai do chính bàn tay họ tạo nên.
Phần cuối bài thơlà hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về :
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Một điều người đọc dễ nhận thấy nhất đó là câu hát được cất lên từ lúc ra đi cho đến lúc trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đổi biển nhô lên thật tuyệt diệu. Và, tuyệt diệu hơn cả đó là đoàn thuyền trở về với cá đầy khoang. Hình ảnh con thuyền trở về được miêu tả khẩn trương như lúc ra đi : “ đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Phải chăng ở đây, những người đi biển đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho đợt ra biển tiếp theo. Những người lao động không thỏa mãn với những kết quả đạt được. Vì vậy, họ phải chạy đua với thời gian để làm ra được nhiều của cải hơn cho đất nước. Cảnh bình minh thật huy hoàng nhưng người lao động không kịp ngắm nó, hầu như mọi tâm trí của họ chỉ tập trung vào công việc lao động. Đây chính là tinh thần lao động của nhân dân ta trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Với giọng thơ khỏe mạnh, kết hợp với cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ tài tình, nàh thơ đã vẽ lên được một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình mình.
Công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã đi qua. Nhưng mỗi lần đọc lại bài “ đoàn thuyền đánh cá” ta như thấy hiện ra trước mắt tinh thần lao động khẩn trương của những con người không quản ngày đếm để làm ra được thêm nhiều của cải cho đất nước. Cả bài thơ là một bức tranh tuyệt đẹp, đẹp về cảnh thiên nhiên, đẹp về tinh thần lao động. Đó là thành công nhất của nhà thơ Huy Cận trong tác phẩm này.
Cảm hứng trữ tình được diễn tả theo mạch thời gian: hoàng hôn - đêm trăng – và bình minh. Cảnh bình minh như một biểu tượng mang ý nghĩa: một thời đại huy hoàng đang mở ra phía trước, cuộc sống cần lao của nhân dân ta đang nở hoa.
Hai khổ thơ đầu nói về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, cảnh biển vô cùng tráng lệ lúc hoàng hôn. Mặt trời được ví von với hòn than đỏ rực "hòn lửa " từ từ lăn xuống biển. Bầu trời và mặt biển bao la như ngôi nhà vũ trụ trong khoảnh khắc phủ bóng tối mịt mùng. Những con sóng, như những chiếc "then cài" của ngôi nhà vĩ đại ấy. Cảm hứng vũ trụ, biện pháp tu từ so sánh ẩn dụ (hòn lửa, cài then) đã tạo nên những vần thơ đẹp, cho người đọc nhiều ấn tượng:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Ngày đã chuyển sang đêm.
Vừa lúc đó, đoàn thuyền ra khơi:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Không phải từng chiếc thuyền lẻ tẻ đi biển mà là cả một "đoàn thuyền", một sức mạnh mới của cuộc đời đổi thay. Chữ "lại” trong ý thơ "lại ra khơi" là sự khẳng định nhịp điệu lao động của dân chài đã ổn định, đi vào nền nếp trong hòa bình. Khúc hát lên đường vang động. Gió biển thổi mạnh. Cánh buồm no gió "căng"lên. Tiếng hát, gió khơi, buồm căng” là ba chi tiết nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển.
Bốn câu thơ tiếp theo nói rõ về câu hát để làm nổi bật một nét tâm hồn của người dân chài. Tiếng hát cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!"
Chuyện làm ăn thường có nhiều may rủi. Ra khơi đánh cá, họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá, đánh bắt được nhiều. Niềm ước mong ấy phản ánh tấm lòng hồn hậu của ngư dân từng trải qua nhiều nắng, gió, bão tố trên biển. Giọng điệu thơ ngọt ngào, ngắn dài và vang xa: "cá bạc", "đoàn thoi", "dệt biển", "luồng sắng", "dệt lưới" vẫn những hình ảnh so sánh ẩn dụ rất sáng tạo đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị về vẻ đẹp thơ ca viết về lao động.
Bốn khổ thơ tiếp nói về cảnh đánh cá vào một đêm trăng trên vịnh Hạ Long. Mỗi khổ thơ là một nét vẽ về biển trời, sông nước, trăng sao, trong đó con người hiện lên trong dáng vẻ khỏe mạnh, trẻ trung và yêu đời.
Hạ Long là một thắng cảnh bậc nhất của đất nước ta. Hạ Long trong đêm trăng mang vẻ đẹp thần tiên. Huy Cận, với bút pháp lãng mạn tả cảnh đánh cá trên Hạ Long vào một đêm trăng bằng bao hình ảnh tuyệt vời.
Đoàn thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên mặt biển về ngư trường "dò bụng biển", ngư dân khẩn trương lao vào công việc "dàn đan thế trận lưới vây giăng". Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh. Mỗi thủy thủ là một "chiến sĩ". Con thuyền, mái chèo, lưới, ngư cụ khác đều trở thành vũ khí của họ. Chữ "lưới” đặc tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường; thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá. Nhịp thơ hối hả lôi cuốn:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Những câu thơ tả đàn cá là đặc sắc nhất. Biển quê ta giàu có với nhiều loại cá quý, cá ngon nổi tiếng như: "Chim, thu, nhụ, đé". Vận dụng sáng tạo cách nói của dân gian, ở phần trên, nhà thơ đã viết: "Cá thu biển đông như đoàn thoi", ở đây lại miêu tả: "Cá nhụ, cá chim cùng cá đé". Con cá song là một nét vẽ tài hoa: vẩy cá đen, hồng, lấp lánh trên biển nước chan hòa ánh trăng "vàng chóe". Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên nhảy múa:
Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Nhìn bầy cá bơi lượn, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm, mắt nhìn về xa. Câu thơ huyền ảo lung linh: "Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long", như đưa người đọc đi vào cõi mộng. Phải có một tình yêu biển sâu nặng mới viết nên những vần thơ tuyệt bút như vậy. Sung sướng nhìn đàn cá "dệt lưới", những người dân chài cất lên tiếng hát ngọt ngào. Lần thứ hai tiếng hát vang lên trên biển. Tiếng gõ thuyền đuổi cá hòa cùng sóng biển. Vầng trăng soi xuống mặt biển, muôn ngàn ánh vàng tan ra theo làn sóng, vỗ vào mạn thuyền. "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Biển hào phóng cho nhân dân nhiều tôm cá, muối và hải sản... Biển "như lòng mẹ" đã. nuôi sống nhân dân ta từ bao đời nay. So sánh biển với lòng mẹ để nói lên lòng tự hào của dân chài đối với biển quê hương. Giọng thơ ấm áp, chứa chan nghĩa tình:
Biển cho ra cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Một đêm trôi nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời sao đã thưa và mờ. Cảnh kéo lưới được miêu tả đầy ấn tượng. Những cánh tay rắn chắc kéo lưới "xoăn tay". "Kéo xoăn tay" là một hình ảnh đặc tả động tác kéo lưới rất căng, khỏe và đẹp. Cơ man nào khiến cá mắc vào lưới như những chùm trái cây treo lủng lẳng. "Chùm cá nặng" là một hình ảnh ẩn dụ gợi tả được mùa cá. Khoang thuyền đầy ắp cá. Màu bạc của vẩy cá, màu vàng của đuôi cá “lóe rạng đông". Một lần nữa cho thấy nghệ thuật sử dụng màu sắc của nhà thơ rất điêu luyện, sắc cá dưới ánh trăng và sắc cá dưới áng rạng đông đều được miêu tả tuyệt đẹp:
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông.
Khổ thơ cuối nói về cảnh đoàn thuyền trở về bến lúc rạng đông. Lần thứ ba, ngư dân trên đoàn thuyền lại cất cao tiếng hát - tiếng hát thắng lợi hân hoan. Con thuyền và mặt trời được nhân hóa. Thơ được cấu trúc song hành diễn tả nhịp sống khẩn trương:
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,
Mặt trời đội biển nhô màu mới.
Cảnh rạng đông với hình ảnh "mặt trời đội biển... "nhô lên, tỏa ánh sáng chan hòa, một "màu mới" bao trùm biển khơi. Đoàn thuyền phóng như bay về bến như cướp lấy thời gian, giành lấy thời gian. Biện pháp thậm xưng kết hợp với nghệ thuật hoán dụ trong việc tả "mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi " đã. vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống hạnh phúc ấm no của nhân dân vùng biển. Bằng lao động và mồ hôi, họ đã viết nên bài ca cuộc đời.
Đoàn thuyền đánh cá là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Nếu như trước đây, thơ Huy Cận thấm một nỗi buồn "vạn cổ sầu " vào vũ trụ và lòng người thì những bài thơ của ông từ năm 1945 đến nay, đặc biệt là bài Đoàn thuyền đánh cá mang âm điệu ngọt ngào, niềm vui say mê và phấn chấn của nhân dân lao động đang làm chủ cuộc đời.
Qua thơ Huy Cận, chúng ta như được sống những đêm trăng đẹp trên Hạ Long, ta tự hào đất nước ta có trên ba nghìn cây số bờ biển; biển ta giàu có, bao la tiềm năng, dồi dào hải sản.
Cảnh đánh cá trên biển được miêu tả với cảm hứng lãng mạn. Lao động thật sự là niềm vui cuộc đời. Trong xã hội ta, cái đáng quý nhất là lao động, người đáng quý nhất là người lao động. Hình ảnh người dân chài trong bài thơ là hiện thân của sức sống cần lao. Họ cần cù, dũng cảm và chịu khó. Cuộc đời của họ đã gắn liền với sóng gió mưa nắng biển khơi, khai thác nhiều hải sản. Chính họ đã đem lại muối mặn và hương vị biển cho mọi gia đình gần xa, bữa cơm trở nên đậm đà với con tôm, con cá. Cùng với nhà nông "một nắng hai sương", những người dân chài đã cho ta bài học về đức tính cần cù, tinh thần lạc quan trong lao động.
Thật vậy, Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ hay. Những nét vẽ về đàn cá biển, về người dân chài đánh cá, kéo lưới, ca hát... cho thấy một hồn thơ đẹp.
:)
Học vui !