K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2017

ghê quá cần tuyển ny luôn

6 tháng 11 2017

Bạn mun kiếm ny hả

4 tháng 11 2017

chơi thì kết bạn với mình nha cảm ơn các bạn

4 tháng 11 2017

bn mình có chơi 1 đống luôn khoảng mấy chục người

ai mà xem linh ka thì cx sẽ bị lây, khuyên mọi người đừng xem, trừ những anh em bà con nào muốn dọn nhà xuống ở với diêm vương !!!!ahjhj, nhớ và subscribe !!!!

4 tháng 11 2017

không đăng câu hỏi linh tinh

4 tháng 11 2017

con điên

4 tháng 11 2017

Thick

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm.Lễ Hội HalloweenTrong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người...
Đọc tiếp

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm.

Lễ Hội Halloween

Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...

Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...

Nguồn gốc chữ Halloween

Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" (hay Chư Thánh) đã được xem như là All Hallows Eve hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "All halows’ Evening."

Các tập tục trong ngày Halloween

"Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween. "Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).

 

Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.

Truyền Thuyết Về Halloween

Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.

Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.

 

Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô.. và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.

Ngày Halloween bắt nguồn từ đâu?

Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.

 

Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo".

Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."

Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.

 

Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón của thiếu niên và một số thanh niên.

Ý Nghĩa Của Ngày Halloween

Ý nghĩa giáo dục

Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:

Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt

Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn Không nên chơi đùa với ma quỷ.

Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

 

 

Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng. Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.

Ý Nghĩa Nhân Bản

Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?

Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!

 

Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. 

Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween. Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la...

Có hay ko các bn, để mk thi làm văn tự do ấy mà

0
3 tháng 11 2017

Thúy Kiều là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du với sự trọn vẹn về tài và sắc nhưng cuộc đời Kiều lại long đong, lận đận. Qua nhân vật Thúy Kiều, tác giả muốn gửi gắm những khát vọng sống, khát vọng yêu mạnh liệt nhất. Trong những năm tháng đày đọa bản thân, cảnh kiều sống ở lầu Ngưng Bích khiến người đọc rưng rưng. Nguyễn Du đã gợi tả thành công hình dáng và tâm lí của Thúy Kiều khi sống ở chốn lầu xanh qua đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.

Khung cảnh lầu Ngưng bích khiến người đọc phải xót xa:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Cụm tù “Bát ngát xa trông” đã gợi lên sự vô tận của không gian, của thiên nhiên. Đâu là bến bờ, đâu là điểm dừng chân hình như là không có. Một khung cảnh cô liêu, hoang lạnh đến rợn người. Thúy Kiều nhìn xa chỉ thấy những dãy núi, những cồn cát bay mù trời. Nàng chỉ biết làm bạn với cảnh vật vô tri, vô giác, ảm đảm và quạnh quẽ đến thê lương. Chỉ một vài chi tiết nhưng Nguyên Du đã khắc họa thành công khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn côi.

Trong khung cảnh này, Thúy Kiều vẫn luôn nhung nhớ về chốn cũ, về người xưa. Nỗi nhớ ấy da diết và day dứt:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Dù trong hoàn cảnh éo le như thế này nhưng tấm lòng son của Thúy Kiều vẫn nhung nhớ tới một người khi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp từng có. Kiều xót xa kkhi nghĩ tới cảnh Kim Trọng còn mong chờ tin tức của nàng. Rồi nhìn lại mình, thấy nhơ nhuốc và hoen ố. Thúy Kiều đã không thể giữ trọn lời hứa với chàng Kim. Nàng nằng “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, những gì nang chịu đựng, những gì kẻ xấu làm với này biết bao giờ chàng Kim thấu, biết bao giờ có thể gột rửa đây? Một tiếng lòng đầy đau đớn và thê lương.

 !Xót người tựa cửa hôm mai .Nghĩ về người yêu đã xót, Thúy Kiều còn xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ:

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm

Thúy Kiều chua xót khi nghĩ cảnh cha mẹ đã già yếu, héo hon từng ngày. Nàng lo lắng không biết có ai chăm sóc cho cha mẹ hay không. Nàng ân hận và chua xót khi không được phụng dưỡng mẹ già. Một người con gái hiếu thảo, nhưng đành lặng lẽ nhớ và lặng lẽ chờ mong ngày đoàn tụ.

Thúy Kiều – một người con gái dù sống trong cảnh nhơ nhuộc nhưng chữ hiếu và chữ tình vẫn còn da diết trong trái tim của Kiều.

Con người đã buồn thê lương, nhìn ra cảnh bật dường như càng thê lương hơn:

Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồn xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Những câu thơ chua xót, cứa vào lòng người người đọc nhiều đớn đau mà Kiều phải trải qua. “Chiều hôm” là thời gian mà nỗi buồn cứ thế ùa về, hiển hiện bao nhiêu thương nhớ nhưng đành câm lặng. Điệp từ “Buồn trông” như khắc khoải, như chờ mong và như nén lại trong lòng. Thúy Kiều ví mình như “hoa trôi” vô định, không có điểm dừng, không biết về đâu.

Màu xanh xuất hiện ở cuối đoạn trích dường như càng khiến cho cảnh thêm tái tê hơn:

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh

3 tháng 11 2017

Thúy Kiều là nhân vật lí tưởng của Nguyễn Du với sự trọn vẹn về tài và sắc nhưng cuộc đời Kiều lại long đong, lận đận. Qua nhân vật Thúy Kiều, tác giả muốn gửi gắm những khát vọng sống, khát vọng yêu mạnh liệt nhất. Trong những năm tháng đày đọa bản thân, cảnh kiều sống ở lầu Ngưng Bích khiến người đọc rưng rưng. Nguyễn Du đã gợi tả thành công hình dáng và tâm lí của Thúy Kiều khi sống ở chốn lầu xanh qua đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.

Khung cảnh lầu Ngưng bích khiến người đọc phải xót xa:

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Cụm tù “Bát ngát xa trông” đã gợi lên sự vô tận của không gian, của thiên nhiên. Đâu là bến bờ, đâu là điểm dừng chân hình như là không có. Một khung cảnh cô liêu, hoang lạnh đến rợn người. Thúy Kiều nhìn xa chỉ thấy những dãy núi, những cồn cát bay mù trời. Nàng chỉ biết làm bạn với cảnh vật vô tri, vô giác, ảm đảm và quạnh quẽ đến thê lương. Chỉ một vài chi tiết nhưng Nguyên Du đã khắc họa thành công khung cảnh lầu Ngưng Bích đơn côi.

Trong khung cảnh này, Thúy Kiều vẫn luôn nhung nhớ về chốn cũ, về người xưa. Nỗi nhớ ấy da diết và day dứt:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Dù trong hoàn cảnh éo le như thế này nhưng tấm lòng son của Thúy Kiều vẫn nhung nhớ tới một người khi tưởng lại những kỉ niệm êm đẹp từng có. Kiều xót xa kkhi nghĩ tới cảnh Kim Trọng còn mong chờ tin tức của nàng. Rồi nhìn lại mình, thấy nhơ nhuốc và hoen ố. Thúy Kiều đã không thể giữ trọn lời hứa với chàng Kim. Nàng nằng “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, những gì nang chịu đựng, những gì kẻ xấu làm với này biết bao giờ chàng Kim thấu, biết bao giờ có thể gột rửa đây? Một tiếng lòng đầy đau đớn và thê lương.

 !-->

camnhanvethuykieu-kieuolaungungbich

Cảm nhận về Thúy Kiều

Nghĩ về người yêu đã xót, Thúy Kiều còn xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm

Thúy Kiều chua xót khi nghĩ cảnh cha mẹ đã già yếu, héo hon từng ngày. Nàng lo lắng không biết có ai chăm sóc cho cha mẹ hay không. Nàng ân hận và chua xót khi không được phụng dưỡng mẹ già. Một người con gái hiếu thảo, nhưng đành lặng lẽ nhớ và lặng lẽ chờ mong ngày đoàn tụ.

Thúy Kiều – một người con gái dù sống trong cảnh nhơ nhuộc nhưng chữ hiếu và chữ tình vẫn còn da diết trong trái tim của Kiều.

Con người đã buồn thê lương, nhìn ra cảnh bật dường như càng thê lương hơn:

Buồn trông của bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cảnh buồn xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Những câu thơ chua xót, cứa vào lòng người người đọc nhiều đớn đau mà Kiều phải trải qua. “Chiều hôm” là thời gian mà nỗi buồn cứ thế ùa về, hiển hiện bao nhiêu thương nhớ nhưng đành câm lặng. Điệp từ “Buồn trông” như khắc khoải, như chờ mong và như nén lại trong lòng. Thúy Kiều ví mình như “hoa trôi” vô định, không có điểm dừng, không biết về đâu.

Màu xanh xuất hiện ở cuối đoạn trích dường như càng khiến cho cảnh thêm tái tê hơn:

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh

ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Một bức tranh chỉ có màu “buồn”, buồn đến thê thảm và buồn đến não nề. Dường như người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Màu cỏ, màu mây, màu nước, đều là màu “xanh xanh”, nhưng không phải màu xanh tươi mới mà là màu xanh đến rợn người, mờ mịt và đầy tối tăm.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh để khắc họa được tâm trạng đầy ngổn ngang giữa một khung cảnh ảm đạm, tái tê khiến người đọc không cầm được cảm xúc. Nguyễn Du với những nét vẽ tài tình đã vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp, một vẻ đẹp đến thê lương cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.

3 tháng 11 2017

  Thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. 24 câu lục bát đã miêu tả sắc, tài và đức hạnh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân - hai tuyệt thế giai nhân với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc.

        Bốn câu đầu, Nguyễn Du giới thiệu vị thứ trong gia đình: "Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”, là con đầu lòng cùa ông bà Vương viên ngoại. "Hai ả tố nga” là hai cô gái xinh xắn, xinh tươi. Cốt cách thanh cao như mai (một loài hoa đẹp và quý), tinh thần trinh trắng như tuyết. Hai chị em có nhan sắc tâm hổn hoàn mĩ "mười phân vẹn mười", tuy thế, mỗi người lại có một nét đẹp riêng “ mỗi người một vẻ”.

Một cái nhìn phát hiện đầy trân trọng; lấy mai và tuyết làm chuẩn mực cái đẹp, Nguyễn Du miêu tả tâm hồn trong sáng, trinh trắng làm rõ cái thần bức chân dung thiếu nữ.

        Bốn câu tiếp theo tả nhan sắc Thúy Vân. Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dunc giai nhân. Cử chỉ, cách đi đứng... rất trang trọng quý phái. Cách ứng xử thì đoan trang. Mày nở nang, thanh tú như mày con bướm tằm. Gương mặt xinh tươi như trăng rằm. Nụ cười tươi thắm như hoa. Tiếng nói trong như ngọc. Tóc mềm, bóng mượt đến nỗi "mây thua". Da trắng mịn làm cho tuyết phái "nhường". Cách miêu tả đặc sắc, biến hóa. Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa tài tình:

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang.

Dùng thủ pháp so sánh, nhân hóa:

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Từ ngữ: "trang trọng", "đoan trang" là 2 nét vẽ tinh tế, gợi tả cái thần của bức chân dung ả tố nga: vẻ đẹp quý phái, phúc hậu. Một cái nhìn nhân văn đầy quý mến trân trọng của nhà thơ khi miêu tả Thúy Vân.

         Mười hai câu tiếp theo tả sắc, tài Thúy Kiều. Nguyễn Du tả Thúy Vân trước, tả Thúy Kiều sau, chỉ dùng 4 câu tả Thúy Vân, dùng đến 12 câu tả Thúy Kiều. Đó là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du, Kiều không chỉ đẹp mà còn giàu tài năng. Vẻ đẹp của Kiều là 'sắc sảo, mặn mà", đẹp "nghiêng nước nghiêng thàmh". Kiều là tuyệt thế giai nhân "sắc đành đòi một". Tài năng thì may ra còn có người thứ hai nào đó bằng Kiều: tài đành họa hai". Nguyễn Du dùng biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh kết hợp với nhân hóa thậm xưng để ca ngợi và miêu tả nhan sắc Thúy Kiều:

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn  kém  xanh.

Mắt đẹp xanh trong như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng vẻ, nét núi mùa xuân. Môi hồng má thắm làm cho “ hoa  ghen nước da trắng xinh làm cho liễu phải "hờn". Vẫn lấy vẻ đẹp thiên nhiên (thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu) làm chuẩn mực cho cái đẹp giai nhân, đó là bút pháp ước lệ trong thơ cổ. Tuy nhiên, nét vẽ của Nguyễn Du tài hoa quá, nét vẽ nào cũng có thần rất đẹp, một vẻ đẹp nhân văn.

Kiều “ thông  minh vốn sẵn tính trời” nghĩa là thông minh bẩm sinh, cho nên các môn nghệ thuật như thi, họa, ca ngâm chỉ là các thú tao nhã nhưng nàng rất sành điệu, điêu luyện: “lầu bậc", "ăn đứt" hơn hẳn thiên hạ:

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm..

Cung thương lầu bậc  ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trưong.

Kiều giỏi về âm luật, giỏi đến mức  “lầu bậc". Cây đàn mà nàng chơi là cây đàn hồ cầm; tiếng đàn cùa nàng thật hay "ăn đứt "bất cứ nghệ sĩ nào. Kiều còn biết sáng tác âm nhạc, tên khúc đàn của nàng sáng tác ra là một "thiênbạc mệnh "nghe buồn thê thiết “não nhân", làm cho lòng người sầu não, đau khổ. Các từ ngữ: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, nghiêng nước nghiêng thành, đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân - tạo nên một hệ thống ngôn ngữ cực tả tài sắc và hé lộ dự báo số phận bạc mệnh của Kiều, như ca dao lưu truyền:

Một vừa hai phải ai ơi!

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen.

         Bốn câu cuối đoạn nói về đức hạnh hai ả tố nga;: Tuy là khách hồng quần đẹp thế, tài thế, lại "phong lưu rất mực", đã tới tuần "cập kê "nhưng “ hai ả tố nga” đã và đang sống một cuộc đời nền nếp, gia giáo:

Êm đềm trướng  rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Câu thơ "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê"  là một câu thơ độc đáo về thanh điệu, về sử dụng phụ âm "x" (xuân xanh xấp xỉ), phụ âm “t" (tới tuần), phu âm"c-k” (cập kê) tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui.,êm ấm của thiếu nữ phòng khuê.

     Đoạn thơ nói về Chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều được nhiều người yêu thích và thuộc. Ngôn ngữ thơ tinh luyện, giàu cảm xúc. Nét vẽ hàm súc, gợi cảm, nét vẽ nào cũng có thần. Các bịên pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được thi hào vận dụng thần tình tạo nên những vần thơ ước lệ mà trữ tình, đầy chất thơ. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng quý mến trân trọng. Đó là nghệ thuật tả người điêu luyện của thi hào Nguyễn Du mà ta cảm nhận được.

- Nguồn: Phân tích đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du.

3 tháng 11 2017

bạn ghi 4 câu đó lên

3 tháng 11 2017

môn nào

4 tháng 11 2017

ngữ văn 9

3 tháng 11 2017

chị ơi em gái ko đớp đc

3 tháng 11 2017

Ok nè e , zô ib đê