Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về những người yêu nước như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.
Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.
Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.
Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.
Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Từ xưa, cha ông ta đã lưu lại những hiểu biết phong phú về mọi mặt đời sống xã hội và muôn hình vạn trạng thái vận động của tự nhiên. Và như vậy, sách cung cấp cho ta những tri thức về hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Nhờ đó, khi tiếp xúc với sách, con người có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ kho tàng văn hoá của văn minh nhân loại. Đọc sách, ta biết về những gì đã xảy ra trong lịch sử loài người. Có xuất phát điểm từ loài vượn thông minh, con người dần gây dựng được những nền văn minh rực rỡ: văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, văn minh Hi Lạp - La Mã,... và từ đó trải qua bao hình thái kinh tế xã hội phức tạp mới có xã hội văn minh, hiện đại như ngày nay. Đọc sách, ta còn biết về những phát minh có ảnh hưởng quan trọng đến sự tiến bộ xã hội: đèn điện, máy bay, điện thoại,... Đặc biệt, nhờ có sách mà ngày nay, ta ngồi trong nhà mà có thể biết về mọi nơi trên thế giới, giống với đi du lịch vậy! Đọc sách quả là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cho-cau-chu-de-doc-sach-la-cong-viec-vo-cung-bo-ich-vi-no-giup-ta-hieu-biet-them-ve-doi-song-em-hay-viet-mot-doan-van-theo-kieu-quy-nap-c35a1512.html#ixzz5hI0OhjL8
- đưa ra các câu tục ngư ns về lòng kiện trì, chịu chăm chịu khó ( cs công mài sắt, cs ngày nên kim, đi 1 ngày đàng, hc 1 sàng khôn, ...)
- nêu 1 số gương mặt tiêu biểu về hc tập như trên TV, sách, báo, nơi em sống cs, hoặc ngay trog trường,lp
- nêu 1 số ng ko cs thành quả trog hc tập và nếu lí do tại sao lại như vậy
- cs thể lấy 1 sô nhân vật nổi tiếng thời xưa
- nêu lợi ích của hc tập chăm chỉ và tác hại của sự lười biếng
- kết luận lại ý chính mà mk muốn truyền đạt là khuyên các bn nên hc tập chăm chỉ hơn
Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.
“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”.
Bài thơ được dịch là:
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.
“Đi đường mới biết gian lao”
Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"
Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. Vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:
“Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian”
Hai câu thơ được dịch khá sát là:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.
Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.
Giải thích đầy đủ theo sách vở thì Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.
Hoặc có thể giải thích ngắn gọn hơn như sau : Máy biến áp là thiết bị điện dùng cảm ứng điện từ để truyền, đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện theo một nguyên lí nhất định.
Cấu tạo chung của Máy biến áp:
Cấu tạo chung của mọi máy biến áp gồm 3 thành phần chính : Lõi thép, dây quấn và vỏ.
Lõi thép của máy biến áp :
Lõi thép gồm có Trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín.
Lõi thép của máy biến áp được chế tạo từ nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau và thường được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt.
Dây quấn ( Cuộn dây ) của máy biến áp :
Phần dây quấn này thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm bên ngoài bọc cách điện. Nó có nhiệm vụ nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.
Phần có nhiệm vụ nhận năng lượng vào ( nối với mạch điện xoay chiều ) được gọi là cuộn dây sơ cấp, còn phần có nhiệm vụ truyền năng lượng ra ( nối với tải tiêu thụ ) được gọi là cuộn dây thứ cấp.
Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại.
Vỏ của máy biến áp :
Phần vỏ này tùy theo từng loại máy biến áp mà thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó, bao gồm : nắp thùng và thùng.
Nắp thùng : dùng để đậy trên thùng. Bên trên có các bộ phận như : Sứ ra của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp, Bình dãn dầu (bình dầu phụ) và ống bảo hiểm.
Hình tượng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ "Đi đường" và "Ngắm trăng":
1. Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài "Đi đường":
- Nhân vật phải trải qua chặng đường gian khổ từ nhà lao này đến nhà lao khác (Phân tích 2 câu đầu)
- Nhân vật trữ tình lại rắn rỏi phi thường, vượt lên trên những khó khăn gian khổ ấy bằng một tinh thần thép, sự lạc quan hơn người (phân tích 2 câu sau)
2. Hình tượng nhân vật trữ tình trong "Ngắm trăng":
- Nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh tù đày, dù thiếu đi những yếu tố để thưởng thức cái đẹp (người xưa thường coi 3 yếu tố: rượu, hoa, trăng là những thứ không thể thiếu để tao nhân hưởng lạc) (Phân tích 2 câu đầu)
- Nhân vật trữ tình bằng tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan phơi phới đã mở rộng lòng mình để thưởng thức ánh trăng và được thiên nhiên đáp lại tình cảm đó. (2 câu sau)
=> chất chiến sĩ xen lẫn thi sĩ, nét cổ điển xen lẫn hiện đại