Mọi người ơi giúp mình với
Nêu 1 trải nghiệm trong đời của em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đoạn văn của tôi: những bài thơ lục bát rất hay và có ý nghĩa, rất dễ thuộc, thể hiện cảm xúc bộc lộ trong lòng tác giả. EM mới Lớp 5 nha:)))
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Bạn tham khảo nha^^
Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ ra những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao so sành ấy. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xua đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.
Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã dứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn.Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.
Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấm ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đền đáp chữ hiếu? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.
Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là một cách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng bưng cho cha mẹ khi ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia... Điều quan trong nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành người con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.
Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn ... luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.
#Y/n
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
BÀI MẪU CẢM NGHĨ VỀ BÀI CA DAO CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN HAY NHẤTCỦA MỘT BẠN HỌC SINH GIỎI VĂN TỈNH NGHỆ ANCông cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn" là câu tục ngữ mà chúng ta vẫn thường nghe hằng ngày. Thật vậy, cuộc sống là không ngừng khám phá và thách thức để phát triển và nâng cao hiểu biết của bản thân. Thật vậy, mỗi trải nghiệm đều cho ta những bài học bổ ích và khiến con người ta trưởng thành hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là tuổi có nhiều nhiệt huyết, là tuổi mà con người dám nghĩ dám làm, dám thách thức bản thân để bứt phá giới hạn. Cũng ở tuổi trẻ con người ta có nhiều ý tưởng, họ mơ mộng và tràn đầy nhiệt huyết, người trẻ dám nghĩ dám làm và có thể đạt được những thành công vang dội. Đúng vậy thì tuổi trẻ rất cần phải trải nghiệm. Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được kinh nghiệm và tri thức và đặc biệt trong cuộc sống ngày nay con người phải luôn học hỏi, trải nghiệm thì mới trở thành người có ích cho xã hội.
Chắc hẳn một số người trẻ sẽ nghĩ tuổi trẻ là khoảng thời gian để hưởng thụ, tại sao lại phải trải nghiệm? Thay vì dành thời gian tự mình đi tìm những thứ khiến mình gặp khó khăn và tiêu tốn thời gian thì sao không dành khoảng thời gian đó để vui chơi hưởng thụ? Tuổi trẻ là tuổi để vui chơi và tận hưởng, quan điểm này chẳng có gì là sai cả vì chúng ta còn trẻ và đương nhiên tuổi trẻ ham chơi là không thể tránh khỏi. Nhưng nếu cứ mù quáng lún sâu vào hưởng thụ và chơi bời không lo nghĩ cho tương lai thì sẽ gánh chịu hậu quả đáng buồn. Nếu bạn chọn vui chơi thay vì tự gây dựng sự nghiệp, tự khám phá những tri thức mới mẻ thì bạn chỉ có hôm nay chứ không có ngày mai. Vì ai trong chúng ta cũng biết nếu vui chơi mà không học tập sẽ không có sự nghiệp, nếu không có sự nghiệp thì cuộc sống sẽ trở nên khó khăn. Khi bạn còn trẻ bạn có thể bán sức lao động của mình để lấy tiền, có thể dầm mưa dãi nắng, bán thời gian để nuôi bản thân mình, thế nhưng khi bạn lập gia đình thì sao. Lúc ấy không chỉ nuôi một miệng ăn mà còn thêm vợ con, gánh nặng kinh tế khiến bạn phải lao thân đi làm kinh tế, sẽ không có thời gian hưởng thụ và vì lao động quá sức nên sức khỏe sẽ ngày một yếu dần và có thể mất mạng bất cứ lúc nào chẳng hay biết. Vậy là bạn sẽ phải dừng cuộc chơi của mình ở đây, cả cuộc đời chỉ vì dăm ba phút rong chơi không suy nghĩ mà mang đến kết cục bi thương
Rồi bây giờ tôi sẽ trả lời cho các bạn biết tại sao chúng ta phải trải nghiệm, đặc biệt là tuổi trẻ. Vì trải nghiệm giúp chúng ta mở mang tri thức, có khả năng giải quyết vấn đề của mình. Trải nghiệm cũng cho chúng ta những mối quan hệ và giúp cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn. Một câu hỏi cho bạn là bạn thực sự có thể dành hàng giờ ngồi bên chiếc bàn học và nhồi nhét kiến thức một cách máy móc. Điều này sẽ là không thể đúng chứ. Chúng ta đều là con người chứ không phải là cỗ máy, chúng ta làm việc đa phần dựa theo cảm xúc và lý trí, việc bạn học như thế sẽ chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi, chán nản. Học quá nhiều khiến bạn cảm thấy căng thẳng, thay vì nhớ lâu hơn thì bạn sẽ bị rối loạn trí nhớ vì phải ôm đồm quá nhiều. Nhưng thử nghĩ mà xem nếu chúng ta đem lý thuyết kết hợp với thực hành thì kết quả sẽ ra sao? Chắc chắn sẽ dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn chứ, đấy cũng là lý do tại sao mà các môn học bây giờ thường đi kèm với những tiết thực hành và hoạt động ngoại khóa. Thật vậy trải nghiệm giúp chúng ta rất nhiều trong việc học tập.
Đọc đến đây rồi lại có nghĩ rằng mình qua tuổi đi học rồi thì cần gì phải trải nghiệm, đi làm cả ngày mình còn chẳng có thời gian để ngủ thì làm sao mà đi trải nghiệm được. Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì bạn nhầm rồi vì trải nghiệm không chỉ là trải nghiệm học tập mà chúng ta có thể trải nghiệm từ bất cứ việc gì. Chúng ta học một môn học mới, học nấu ăn hay học các kỹ năng khác cũng là trải nghiệm, chúng ta đi du lịch cũng là trải nghiệm, đi công tác hay tham gia vào một dự án nghiên cứu cũng là trải nghiệm. Vì trải nghiệm vốn là tự thân mình trải qua để có được hiểu biết kinh nghiệm. Chỉ cần bạn còn muốn khám phá thì chắc chắn còn có trải nghiệm.
Trải nghiệm có vai trò rất lớn với cuộc sống của con người và đặc biệt là giới trẻ. Trải nghiệm đem lại kinh nghiệm thực tế giúp người ta trưởng thành hơn, trải nghiệm giúp ta khám phá ra điểm mạnh điểm yếu của mình để tự phát triển bản thân, chọn ra hướng đi cho cuộc đời mình. Hơn thế nữa qua nhiều trải nghiệm chúng ta sẽ có thêm kinh nghiệm và giải quyết vấn đề của mình một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Trải nghiệm có vai trò rất lớn trong việc phát triển của con người thế nhưng có những người lại coi nhẹ việc trải nghiệm, họ coi đó là chuyện tốn nhiều thời gian và không mang lại hiệu quả. Nhiều người vẫn thu mình lại với thế giới, sống một cuộc đời khô khan mà chẳng hay biết thế giới ngoài kia đang đổi thay thế nào. Sách vở ghi chép những tri thức đúng đắn thế nhưng liệu năm năm, mười năm sau nó có còn đúng nữa. Vì cuộc sống là không ngừng vận động vậy nên cần phải biết kết hợp giữa trải nghiệm và cuộc sống để có kiến thức toàn vẹn về mọi thứ.
Cái này chép mạng hả?