K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HỬNG NẮNG Bé tỉnh dậy. Vừa mở mắt anh đã vội nhắm nghiền lại. Một tia nắng xuyên qua bụi cây, dọi xống mắt anh: Nắng rồi. Hàng tháng mưa tầm, mưa tã mới có một ngày nắng đây. Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn phăng đi. Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choáng ngợp hết cả. Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là...
Đọc tiếp

HỬNG NẮNG

Bé tỉnh dậy. Vừa mở mắt anh đã vội nhắm nghiền lại. Một tia nắng xuyên qua bụi cây, dọi xống mắt anh: Nắng rồi. Hàng tháng mưa tầm, mưa tã mới có một ngày nắng đây. Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn phăng đi. Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choáng ngợp hết cả. Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là ngồn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng. Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình. Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi ướt sũng nước, ngập trong nắng, xả hơi ngùn ngụt.

Theo Trần Mai Hạnh

Trích “ Nắng Thu Bồn”

1. Bài văn trên tả gì? Vì sao em biết?

2. Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của ánh nắng?

3. Nắng lên đã làm mọi vật biến đổi như thế nào?

1
1 tháng 10 2023

giúp mình với

 

 

“  …Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng...
Đọc tiếp

“  …Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
     Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra…(1)

…Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc …Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu bữa…Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ…”(2)

Câu 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?

……………………………………………………………………………

Câu 2. Vẻ đẹp con sông Đà ở thượng nguồn (đoạn 1) được miêu tả như thế nào?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 3. Tìm yếu tố tự sự và trữ tình (trong đoạn 2) và cho biết tác dụng của sự kết hợp đó:

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 4. Văn bản sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 5. Cái ‘tôi” của nhà văn được bộc lộ như thế nào qua đoạn văn trên?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

0
1 tháng 10 2023

thơm

1 tháng 10 2023

tính từ nha bạn 

1 tháng 10 2023

Liên kết bởi các Biện pháp nghệ thuật: 
- Nghệ thuật so sánh: Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên
- Nghệ thuật nhân hóa: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao
Tác dụng: Các biện pháp nghệ thuật làm cho các diễn đạt của tác giả trở nên hình ảnh, gợi cảm. Góp phần làm nổi bật bức tranh thiên nhiên nơi làng quê lúc chớm hè thật đẹp đẽ, sống động, có hồn với thế giới muôn màu sắc của lá hoa, ong bướm. 

1 tháng 10 2023

Cảm ơn bạn:))

 

1 tháng 10 2023

Cứu cứu

1 tháng 10 2023

Mik k có bt

Thể thơ của bài thơ "Về thăm mẹ" là lục bát. Yếu tố đặc trưng của thể thơ là:

+ Số dòng: Một câu gồm một cặp: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

+ Số câu: Một bài thơ lục bát có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

+ Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp.

+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

+ Cách ngắt nhịp tùy thuộc vào nhịp bài thơ. Cách ngắt nhịp thường thấy: câu lục thường là nhịp 2 / 4; nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.

+ Thanh điệu có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ.

1 tháng 10 2023

Bài thơ " Về thăm mẹ" được làm theo thể thơ lục bát.
Lục bát là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Tác dụng 

- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

1 tháng 10 2023

Tác giả An-phông-xơ Đô-đê với tác phẩm “Buổi học cuối cùng” đã khắc họa những suy nghĩ hồn nhiên và tâm sự còn ngây thơ nhưng vô cùng xúc động của một chú bé vùng An-dát. Diễn biến trong buổi học cuối cùng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Câu chuyện bắt đầu bằng việc Phrăng đi học muộn. Tác giả đã khắc họa ngoại cảnh tươi đẹp với bầu trời xanh, tiếng chim hót như đang níu kéo bước chân của cậu bé, khiến cho Phrăng muốn trốn học buổi hôm ấy. Thế nhưng cậu đã cưỡng lại được mãnh lực đó, chạy tới trường. Trên đường tới trường, Phrăng cảm nhận được tin chẳng lành, bằng hiểu biết của mình cậu đã tự hỏi “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Đến khi tới trường, không khí trường học khác lạ đã tác động mạnh đến tâm hồn nhạy cảm của Phrăng “tiếng ồn ào như chợ vỡ vang ra tận ngoài phố…” đã thay bằng sự vắng lặng đến phát sợ, ai nấy đều đã yên trong vị trí. Đặc biệt là khi Phăng đi học muộn nhưng thầy Ha-men lại rất ân cần thay vì giận dữ: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con, lớp học sắp bắt đầu mà không có con”.

Trong bộ dạng ăn vận đẹp đẽ, sự xuất hiện của những người lớn tuổi, thầy Ha-men nhẹ nhàng thông báo về buổi học Pháp văn cuối cùng. Từng lời thầy nói trong nghẹn ngào khiến Phrăng đã hiểu ra tất cả những điều bất thường và khác lạ trong ngày hôm nay. Ban đầu, cậu cảm thấy choáng váng, xúc động vô cùng. Và rồi không kìm được dòng cảm xúc mà bật lên câu nguyền rủa “A! Quân khốn nạn…”. Có thể hiểu, đó không còn là lời của một cậu bé ngây thơ nữa, mà đó là lời của một con người yêu nước, trong giây phút ấy Phrăng đã vô cùng hối hận vì những lần trốn học, bỏ bài, sự lãng quên những lần thầy thầy mắng mỏ.

Những lời bộc bạch của thầy Ha-men chạm tới trái tim mọi người, thể hiện thầy là một người rất yêu nghề, và có lòng yêu nước nồng nàn. Trong buổi học cuối cùng này, ai cũng chăm chú lắng nghe trong nghẹn ngào, khắc ghi vào lòng lời thầy căn dặn “tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới… nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Dòng chữ cuối cùng trên bảng “Nước Pháp muôn năm” đã kết thúc buổi học và là lời thúc giục hành động đấu tranh của mỗi người, hãy đứng lên đấu tranh để đem tiếng Pháp trở lại với đất nước này.

Tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê được viết ở ngôi thứ nhất. Điều đó khiến nó giống như là một cuốn tự truyện của cậu bé Phrăng. Những suy nghĩ và cảm nhận của cậu bé đã tạo nên tính chân thật và giàu cảm xúc cho truyện. Bằng ngôn ngữ giản dị, cách diễn đạt lôi cuốn, truyện đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn đời đó chính là lòng yêu nước gắn liền với tình yêu tiếng mẹ đẻ.

Bài này cô lớp mình cho viết nếu hay bạn tham khảo nhé!