- đặc điểm vị trí châu á , khí hậu châu á
trình bày đặc điểm dân cư xã hội châu á
sông ngòi châu á có đặc điểm gì ?kể tên hệ thống sông lớn châu á
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam. Năm 938, ông đã lãnh đạo nhân dân ta đánh quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức chấm dứt hơn một thiên niên kỷ bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì đất nước từ năm 939 đến năm 944.
Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng hào kiệt có trí dũng. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy yếu và dần tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng của người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại la vào năm 905 và họ Dương vào năm 931.
Sau khi trở thành con rể của Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là KIều Công Tiễn, sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành Tỉnh Hải quân Tiết độ sứ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán, đồng thời kết thúc thời kỳ bắc thuộc ở nước ta.
Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.
Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua", là vị Tổ trung hưng của Việt Nam.
Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan ba mươi vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói hồi thứ mười bốn trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm Ngô gia văn phái đã phán ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.
Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà Hoàng Thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân: "... Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh lại có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chính như bứa trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...” Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc” thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.
Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống”, phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn.
Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bởi vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyền Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sì: "... Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? ... Người phương Bác không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng di. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lònq người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng là đuổi được chúng về phương Bắc...” Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả "Hoàng Lê nhất thống chí" hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình “Biết nhẫn nhịn để tránh mũi nhọn”, “bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho qiặc kiêu căng" ... Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: “Lần này ta ra thân hành cầm quân,, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”. Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu họa: “Quân Thanh thua trận ắt lẩy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”. Và ông đã dự định chọn người “ khéo lời lẽ" đế “dẹp việc binh đao” đó cũng là lời Ngô Thì Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: "Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phú kín. Qâán Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”. Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.
Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong hồi mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải. Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần” mà còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
Sau những cơn nắng gắt triền miên và ngột ngạt của ngày hè, cuối cùng mùa thu cũng ghé qua và mang đến bao điều dễ chịu, khoan khoái trong lòng. Trời tháng 8, nắng vẫn chưa tắt hẳn nhưng đã dịu dàng hơn rất nhiều so với những ngày tháng 6 tháng 7 trước đó. Cuối cùng, cái mùa tôi mong đợi nhất trong năm cũng đã tới, mùa thu ghé mang theo bầu trời xanh và áng mây trắng, được ngắm nhìn bầu trời ấy qua ô cửa sổ phòng tôi, đó là một điều thật tuyệt!
Nhớ những ngày mùa hè, nóng như rang, cái nóng hành hạ nhau đến mức người ta chỉ có thể đóng chặt cửa như bưng để nắng khỏi chiếu vào, và tất nhiên vào những ngày như vậy, không ai còn có tâm trí ngắm nhìn bầu trời. Mùa thu đến mọi thứ đã thay đổi, lãng mạn và ngọt ngào. Tôi thỏa thích ngắm nhìn bầu trời qua ô cửa sổ nhỏ của mình.
Ô cửa sổ ở phòng tôi với cái khung sắt đã đôi ba chỗ han gỉ, được sơn màu trắng. Phòng tôi nằm ở tầng ba của ngôi nhà, nên có lẽ từ ô cửa sổ này, tôi ngắm nhìn được thật nhiều thứ từ cảnh vật xung quanh tới những chuyển động khe khẽ của tự nhiên. Tôi để gió lùa vào ô cửa làm dịu tâm hồn, để nắng chan hòa và để mưa hắt vào những giọt nhè nhẹ mát lành.
Buổi sáng mùa thu thức dậy, việc đầu tiên tôi làm là mở tung ô cửa sổ để ngắm nhìn bầu trời thu mỗi sớm mai. Đó là khi những đám mây mới chỉ kịp vội ửng hồng, phơn phớt một gang màu ấm áp, tôi cảm nhận được trời thanh khiết một cách lạ lùng. Tôi ngắm nhìn mặt tròi nhô lên từ từ chậm rãi, chiếu những tia nắng đầu tiên, mang lại ánh sáng cho muôn loài. Rồi dần dần, bầu trời màu sắc linh hoạt, bắt mắt, từ hồng cam đến trắng trong rồi xanh ngắt một màu thiên thanh.
Trên trời, những đám mây nhởn nhơ trôi, bỗng nhớ đến câu thơ trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Những đám mây bồng bềnh nhờ gió thổi mà trôi đến phương troài xa. Nhưng cũng có lúc trời xanh ngắt không một gợn mây trắng lấn ná. Dấu hiệu Bầu trời mùa thu trong xanh cao vời vợi, nếu bầu trời mà không có những làn mây trắng mây hồng điểm tô thì khác gì một bông hoa có sắc mà không có hương. Thỉnh thoảng còn có cả đám mây màu xanh phớt hay màu mỡ gà trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình. Khoảng trời ấy rộng và thoáng đạt bao la tưởng như vôn tận và không có điểm dừng. Tôi cứ ngỡ mình có thể xuyên qua màn mây ấy, bay đến một nơi thật xa, thật đẹp đẽ. Cánh cửa khi thoảng lại đập khe khẽ khi có một làn gió lướt qua.
Đến khi màn đêm buông xuống, không còn có những đám mây xanh ngắt, không còn có những đám mây trắng bồng bềnh trôi ngang. Tất cả còn lại chỉ là một bầu trời đêm đen đặc quánh và đen rộng thênh thang không thấy lối. Trên trời, thay vì vẻ hừng hực sức sống của buổi bình minh thì sự yên tĩnh và nhẹ nhàng lên ngôi. Mặt trời đi ngủ, những chỗ cho mặt trăng và những vì sao.
Tôi ngồi bên cửa sổ, ngước mắt ngắm nhìn bầu trời về đêm. Trên đó vầng trăng bạc vằng vằng chiếu thứ ánh sáng hiền dịu không đủ làm sáng rõ mọi vật nhưng cũng đủ để sự vật không chìm nghỉm trong tăm tối. Vầng trăng hình lưỡi liềm, như miếng bánh quy bị đứa trẻ tham lam cắn dở. Những vì sao bên cạnh hội tụ đông vui, lấp lánh điểm tô cho bầu trời đêm thêm hấp dẫn long lanh. Tôi đưa tay ra ngoài cửa sổ, vờ như quờ quặng và cố gắng tóm lấy một vì sao cho riêng mình.
Và không phải lúc nào bầu trời mùa thu cũng dịu dàng như vậy. Thỉnh thoảng một cơn bão ghé qua, sẽ không còn trăng và những vì sao lấp lánh trên trời. Bầu trời đêm ngoài cửa sổ thỉnh thoảng rạch những tia chớp sáng lóe rồi vụt tắt. Những tia chớp dài rạch ngang rạch dọc, tưởng như có ai đang vui đùa cùng bầu trời với một chiếc đèn pin khổng lồ.
Bầu trời ngoài cửa sổ những ngày bão ghé, mưa đến cũng buồn hơn, bớt đi cái vẻ tươi vui của nó. Trời u ám và xám xịt như kẻ phiền muộn lo lắng. Những ngày đó, tôi không được trông thấy đám mây tinh nghịch nhởn nhơ trôi trên bầu trời. Con mưa khiến bầu trời của tôi buồn và nặng trĩu. Rồi từ đó, những hạt mưa hắt xuống từng giọt, từng giọt nặng nề.
Bầu trời của tôi rộng lớn bao la, không phải lúc nào cũng xanh mắt vui tươi, có cả những lúc buồn bã và cáu kỉnh. Bầu trời ấy thay đổi theo thời gian trong ngày. Qua ô cửa sổ nhỏ của mình, tôi đã được ngắm nhìn, say mê tưởng tượng về những sắc thái riêng của bầu trời. Nơi đó dù thế nào cũng thật rộng và thật đáng yêu!
cậu nói gì vậy , tớ ko hiểu , câu nói rõ ra cho dễ hiểu nha
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Câu ca dao phản ánh những kẻ siêng ăn, biếng làm, châm biếm một anh chàng có thể trạng yếu ớt, chẳng làm được việc gì ra hồn.
Câu ca dao vẽ nên một bức chận dung thật hài hước và thú vị bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Người xưa thường ngợi ca sức trẻ, sức trai dời non lấp bể. Trẻ con hay hát bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng, gánh sông gánh chợ. Cao hơn nữa, phận sự của các trang nam nhi là gánh nợ nước non. Vậy mà ở đây chàng trai yếu ớt một cách bất thường.Trong cuộc đời, có thể có những chàng trai yếu đuối nhưng không ai lại yếu đến mức chi gánh nổi có… hai hạt vừng. Hài hước ở chỗ là anh ta phải khom lưng chống gối, có nghĩa là phải ráng hết sức mới có thể gánh được. Tiếng cười vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế.Qua giọng điệu, ta có thể hiểu nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa. Một là thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ sinh ra, nhưng anh ta không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.
trả lời giúp mik không bít tl ra sao
- Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo
- Khí hậu châu Á thuộc kiểu môi trường nhiệt đời gió mùa
- Châu Á có ố dân đông nhất thế giới, chiếm 61% dân số thế giới
- Sông ngòi châu Ácó mạng lưới khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn , phân bố không đồng đều và chế độ nước khác phức tạp
- Hệ thống sơn lớn nhất châu Á : Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng, .........