K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2019

Muốn học giỏi thì chỉ cần mik tự học thêm, tham khảo, tìm hiểu những điều thầy cô dạy mà mình chưa hiểu. Cố gắng tập trung vào việc học hành và ko nên bỏ bê việc học hành mà sa vào việc khác.

18 tháng 4 2019

1.vào lớp ít ns chuyện

2. học 7/24 ngày

3. dậy sớm hc bài

4. ko dc có crush

5.tập thể thao nhiều

15 tháng 4 2019

Đi hỏi mấy thằng trọng tài ý, đừng hỏi teo

15 tháng 4 2019

bởi vì cái giò to hơn cs giá trị hơn cái cẳng

......................

...................................

15 tháng 4 2019

đọc nhiều lần

và thuộc

đọc nhiều 

Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được thể hiện rất sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, qua những ngày lễ lớn mà tiêu biểu là ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 hàng năm như một ngày hội lớn của dân tộc ta để con cháu thể hiện niềm kính yêu với cội nguồn của mình. Bàn về điều này, ông cha ta đã có câu “Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” .Câu ca dao trên đã ra đời từ rất lâu rồi,là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ là cơ hội để biết bao người con xa xứ, xa quê, được tựu chung về đây, về Đền hùng (Phú Thọ) để dâng nén hương thành kính, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Qua câu ca dao trên, ông cha ta nhắn nhủ đến mỗi người dù có đi đâu, làm gì thế nhưng cũng không bao giờ được phép quên đi Ngày Giỗ tổ, quên đi việc tưởng nhớ chính nguồn cội của mình.hắc đến những đời vua Hùng, không ai là không biết đến công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta ngày trước. Vậy nên, ngày lễ là để mỗi người con trong dân tộc này bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với những vị đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay. Mọi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ, mọi nền văn hóa, văn minh, đều là bàn tay của biết bao thế hệ trước rầy công vun xới mà tạo nên. vforum.vn Ngày Giỗ Tổ không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc đặc trưng của đất nước ta mà còn giúp con người dù là lớn hay bé, già hay trẻ, có thêm những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về cội nguồn của chính mình, rèn luyện được lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, không phủ nhận, quay lưng với quá khứ. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giữ gìn những truyền thống , bản sắc quý báu của dân tộc ta.Câu tục ngữ không chỉ là một lời nhắc nhở về cội nguồn mà còn đặt ra những bài học đạo lý về việc biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà ta được hưởng thụ trong cuộc sống hôm nay. Bác Hồ đã có câu “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” , hơn cả việc nhớ ơn công lao , mỗi người cần biết biến nó thành hành động cụ thể, không ngừng trau dồi bản thân để sau này giúp đất nước phát triển, bảo vệ dân tộc khỏi những thách thức khó khăn , yêu thương đồng bào, giống như ông cha ta, tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã quyết tâm, bỏ biết bao công sức để thực hiện trước đó. Chúng ta đang sống trong một cuộc sống là thành quả của biết bao thế hệ tổ tiên đã để lại, nhiệm vụ của ta là cần biết giữ gìn và phát huy để xây dựng đất nước, dân tộc không ngừng đi lên.

 

13 tháng 4 2019

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3
Dù ai buôn bán gần xa
​Nhớ ngày giỗ Tổ tháng 3 mùng 10


​ Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:
1. Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá dưới những tán lá cây để tới đỉnh núi Thiêng.
2. Lễ dâng hương: Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Phần hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Từ năm 2001, giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ. Từ ngày 10/3/ 2007 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ. Lê hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Các năm chẵn sẽ có quy mô ở các cấp trung ương. Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng Phú Thọ mà sẽ diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.v.v.

Theo nghị định 82/2001/NĐ-CP về việc quy ước lễ hội đền Hùng thì:
- "Năm chẵn" là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "0", Năm tròn  là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là "5 "; Trung ương, Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch cùng Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự lễ dâng hương.
- "Năm lẻ" là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Việt Trì, Phú  Thọ (xưa đây là kinh đô Phong Châu, nước Văn Lang)

Lịch sử
Ngày giỗ Hùng Vương từ lâu đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam. Từ thời xưa, các triều đại quân chủ và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản thuế ruộng cùng sưu dịch và sung vào lính.

Sang thế kỷ 20, năm 1917 triều vua Khải Định, Bộ Lễ chính thức gửi công văn ghi ngày 25 Tháng 7 phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 Tháng 3 âm lịch thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình Huế cúng tế.

Ngày 10 Tháng 3 từ đó được dùng cho toàn quốc. Khi nền quân chủ cáo chung thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được Việt Nam Cộng hòa công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức cho đến năm 1975.

Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2007 chính thức quy định ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng" là "kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đại diện của nhân loại".

Trong dân gian Việt Nam có câu lục bát lưu truyền từ xa xưa:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Đền Hùng
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Vị trí
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.

Quá trình phát triển
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích.

Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015.

Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh.

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

Đặc điểm
Các di tích chính
1. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.
2. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
5. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
6. Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
7. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
8. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
9. Đền Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn)
10. Đền thờ Lạc Long Quân: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua nước Xích Quỷ, trước nhà nước Âu Lạc. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ của dân tộc Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết "bọc trăm trứng". Con trai cả của ông là người đã lập ra nước Văn Lang, thống nhất 15 bộ lạc, lấy hiệu là Hùng vương đời thứ nhất. Hiện nay đền thờ Lạc Long Quân nằm tại núi Sim của khu di tích lịch sử Đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh (hay còn gọi là núi Hùng) khoảng 1km về phía Đông Nam.

Hành trình của du khách
Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiều bậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi có lăng mộ vua Hùng thứ 6.

Trống đồng tại Đền Hùng
Trống đồng mang tên Trống Hy Cương được tìm thấy ở xã Hy Cương ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh ngày 7 tháng 8 năm 1990 khi một gia đình người dân đào hố tôi vôi. Trống khá nguyên vẹn, có đường kính mặt 93 cm và chiều cao 70 cm, là trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất trong tổng số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á. Trống có hoa văn trang trí phong phú và cách điệu hóa cao độ, trong đó có các loại hoa văn chủ đạo như hình ngôi sao 12 cánh đường kính đến 20 cm, 8 con chim lạc dài 15 cm bay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hình người hóa trang cách điệu chỉ có mắt và lông công, thuyền v.v. Có thể quanh Hy Cương còn nhiều trống đồng chưa được phát hiện ra, nhưng với việc phát hiện trống lớn như một bằng chứng khảo cổ tại chân núi Nghĩa Lĩnh, cho thấy vị trí đặc biệt của Hy Cương và đền Hùng trong lịch sử dân tộc (trống lớn thường thuộc sở hữu của một vị tù trưởng hoặc thủ lĩnh rất lớn), là một trong những minh chứng khẳng định tính lịch sử của huyền thoại các vua Hùng. Trống hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Hùng Vương với số đăng ký ĐH 2012 (theo số mới), số cũ là 1549.

Hình ảnh về đền Hùng:

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Giếng

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Hạ

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Trung

Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch,giỗ tổ Hùng Vương,lễ hội đền Hùng,mùng 10 tháng 3,mùng 10 tháng 3 âm lịch,Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba,đền Hùng Vương,đền Hùng
Đền Thượng

Bài trướcBài sau

Ca dao tục ngữ khác:

  • Làm khách sạch bụng
  • Bách chiến bách thắng
  • Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
  • Ở đây một hạt cơm rơi, Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng
  • Cha nào con nấy
  • ​Một nhà sinh đặng ba vua, ​Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài
  • Cái áo không làm nên thầy tu
  • Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
  • Bụt ở trên tòa, gà nào dám mổ mắt
  • Vô doan xấu phước, lấy thằng chồng trước khật khùng, Lấy thằng chồng sau khôn quỉ, nó đào trùng nó ăn
7 tháng 4 2019

Đáp án :

ANNECY

Đúng không vậy bn ?

Hok tốt

7 tháng 4 2019

THÀNH PHỐ ANNECY

21 tháng 6 2019

 Thế giới ngày càng phát triển, trong số đó có không ít người đã tạo dựng nên cho mình một xu hướng riêng biệt tạo nên thành công cho chính mình. Những con người ấy là hình mẫu lý tưởng cho những người khác tin tưởng và noi theo. Họ chính là thần tượng trong mắt những người yêu mến họ. Thế nhưng bên cạnh những điểm tốt, thần tượng còn có những mặt hạn chế tiêu cực. Mỗi người chúng ta phải biết lựa chọn làm sao để trở thành một người hâm mộ chính đáng.

              Con người trong cuộc sống của mình luôn hướng tới những chân thiện mỹ, những điều tốt đẹp hơn. Chính vì thế mà chúng ta mới sùng bái, yêu mến, ngưỡng mộ một ai đó và mong muốn được trở nên tốt đẹp như họ. Vậy “thần tượng” là một hình mẫu lý tưởng, một người hay vật nào đó được tôn sùng, ngưỡng mộ, yêu quý. Thần tượng sẽ trở thành kim chỉ nam dẫn đường cho mỗi người trong cuộc sống của họ. Mỗi người có một thần tượng khác nhau của riêng mình, có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, thể thao, giải trí, … Nhưng có lẽ thần tượng được phổ biến rộng rãi nhất là ở trong lĩnh vực âm nhạc và giải trí. Việc thần tượng này đã dẫn tới một trào lưu mới, lan rộng trong giới trẻ, gọi là hiện tượng idol. “Hiện tượng idol” không còn đơn thuần chỉ là hình thức thần tượng một ai đó mà nó là một kiểu phong trào a dua, đua đòi của một số thành phần trong xã hội. Hiện tượng này  đã dẫn tới một số hệ quả đáng tiếc trong cuộc sống của chúng ta.

                  Ngày nay, khi sức mạnh công nghệ thông tin được lan tỏa, chúng ta có thể cập nhật được nhanh chóng những tin tức mới nhất ở những nơi xa nhất. Điều đó mang lại cho chúng ta sự phát triển liên tiếp và kịp thời đối với thế giới. Và điều đó cũng giúp chúng ta tiếp cận được nhiều thông tin hơn từ thần tượng của mình. Hâm mộ một thần tượng đúng nghĩa là học tập từ người đó những điều tốt đẹp, những nghĩa cử ý nghĩa, lối sống văn minh, … Thế nhưng nhiều người vẫn chưa nhận thức hết được thế nào là một thần tượng đúng nghĩa. Đôi khi họ trở thành những kẻ cuồng si thái quá gây nên những hậu quả đáng tiếc. Một số thần tượng xấu với lối sống buông thả, trụy lạc trở thành một tấm gương xấu cho người hâm mộ. Hơn thế nữa, không ít những bạn trẻ đam mê thần tượng tới mức quên ăn quên ngủ, liên tục cày view, bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tiếp cận gần hơn với thần tượng của mình mà quên đi nhiệm vụ chính là học hành. Nhiều bạn trẻ trở thành tệ nạn của xã hội khi không đủ tiền để tham gia những show diễn của thần tượng đã đi trộm cắp, sa đọa. Vậy mới nói, thần tượng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

             Thần tượng là một cách để cho con người hướng tới những điều tốt đẹp, hướng tới những điều mới mẻ, tốt lành. Thần tượng đúng sẽ mang cho chúng ta động lực cũng như sức mạnh để tạo nên thành công trong cuộc sống. Thế nhưng bên cạnh đó, nếu như thần tượng không đúng sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, trở thành những kẻ xấu, tệ nạn của xã hội.

           Những ngày gần đây, khi U23 bóng đá Việt Nam đang có những thành tích vang dội trên sân cỏ châu Á. Họ đã trở thành những tấm gương sáng điển hình cho sự cống hiến cho bóng đá nước nhà và trở thành thần tượng của bao người trẻ yêu bóng đá. Khi nhìn vào họ, những bạn trẻ đam mê bóng đá lại có thêm động lực để tiến gần hơn tới ước mơ của mình. Thế nhưng bên cạnh đó, xuất hiện những thần tượng xấu, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực tới hành vi cũng như cách cư xử của một số người trẻ. Những hiện tượng như Tùng Sơn, Bella, .. sẽ trở thành những tấm gương hành vi xấu, tiêu cực. Hơn thế nữa, không  ít bạn trẻ đã trở thành những tên trộm cắp khi không có tiền đua đòi cũng bạn bè. Thậm chí đau lòng hơn, khi phải chứng kiến những hành động đánh chửi bố mẹ khi không cho tiền tham gia show diễn của thần tượng. Mới đây một tờ báo đã đưa tin một thiếu niên trẻ đã giết chết bố mẹ của mình khi không cho cậu tiền để đến tham dự ban nhạc của cậu thần tượng. Điều này là một hệ quả đau lòng cho một thế hệ thanh niên với lối sống và cách thần tượng.

                Vậy nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi có hay không việc thần tượng một người? Theo tôi, chúng ta nên thần tượng một ai đó. Nhưng phải thần tượng đúng người. Tức là thần tượng những người có đủ năng lực, đủ trí tuệ và tấm lòng nhân ái. Việc thần tượng đúng một người sẽ giúp chúng ta có thêm động lực trên con đường đi tới ước mơ của mình. Đừng trở thành những bản sao của những người xấu.

                Việc thần tượng một ai đó là một điều hoàn toàn đúng đắn. Nhưng hãy biết thần tượng đúng người, đúng chỗ. Đừng trở thành một kẻ a dua, chạy theo những đua đòi tầm thường. Không ai là hoàn hảo vậy nên quan trọng hơn, hãy biết phân biệt đâu là điều tốt, đâu là điều xấu của thần tượng để học hỏi và tránh xa.

23 tháng 4 2020

tán thử xem nha

chúc học tốt

8 tháng 4 2019

Trả lời :

1 + 1 = 2

82382 + 8838 = 91220

99999 x 9999 x 0 = 0

~hân~

                                                             Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiềnThật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: "Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa". Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như "cái đạo" đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ. Đặc biệt, nhiều gia đình giàu...
Đọc tiếp

                                                             Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiền

Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: "Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa". Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như "cái đạo" đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ. Đặc biệt, nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

      Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát,... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính, điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...".

(Trích "Suy nghĩ về đọc sách" - Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục và Thời đại, 13-4-2015)

Câu 1. Ghi lại câu văn nêu chủ đề khái quát của đoạn trích trên.

Câu 2. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: "cuộc sống hiện nay dường như "cái đạo" đọc sách cũng dần phôi pha"?

Câu 3. Có ý kiến cho rằng: "Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém". Anh (chị) có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? 

Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bạn về ý kiến: Mỗi cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

 

 
1
1 tháng 4 2019

Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

Câu 2  Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

Câu 3

theo em, em không đồng tình với ý kiến đó. Bởi vì sách có những tác dụng rất to lớn. Những cuốn sách cung cấp cho ta kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn ta, rèn luyện tư duy và khả năng con người. Muốn hoàn thiện nhân cách tốt, cần phải năng đọc sách. Và đọc sách là một việc làm không thể thiếu đối với quá trình hoàn thiện nhân cách con người, nhất là với lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh trong guồng quay cuộc sống đầy hối hả, vội vã của cuộc sống hiện đại. Nhận định rằng Internet cũng có những lợi ích nhất đinhj đối với con người, song ta không thể nào phủ nhận được vai trò của sách. Có những điều, những trải nghiêm chỉ có những ai đọc sách, yêu sách mới hiểu; dĩ nhiên Internet không thể nào đem lại cho ta những điều như vậy....

–Câu 4

Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.

– Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống.

→ Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

– Sách cung cấp cho ta những tri thức, kinh nghiệm quý báu về mọi lĩnh vực trong cuộc sống để ta giải quyết được những nhiệm vụ của cuộc sống.

– Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều yêu thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình.

– Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.

– Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán.

=> Sách giúp ta nâng cao hiểu biết và hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn.

Ý kiến là một chân lí rút ra từ thực tiễn học tập và giao tiếp của con người, có tác dụng định hướng con người tiếp cận tri thức trong cuộc sống.

– Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu do đó cần chọn bạn mà chơi cũng như chọn sách mà đọc.

–  Phê phán những người lười đọc sách.