K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) 2. Đọc hiểu ( 7 điểm) ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN     Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông...
Đọc tiếp

1. Đọc thành tiếng ( 3 điểm)

2. Đọc hiểu ( 7 điểm)

ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN

    Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

    Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

    Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.”

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào?

A. Ác-hen-ti-na

B. Tan-da-ni-a

C. Mê-xi-cô

Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào?

A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo

B. Sân vận động còn rất đông khán giả

C. Sân vận động hầu như vắng ngắt

Câu 3. Điền cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản vào câu ghép sau:

……… là người về đích cuối cùng ……………… Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.

Câu 4. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?

A. Anh là người về đích cuối cùng

B. Anh bị đau chân

C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.

Câu 5. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua?

A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.

C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người.

Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?

A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.

B. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy.

C. Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình.

Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Phóng viên hỏi  “Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc vậy ”

Câu 8. Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với cụm từ đó:

Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.

Câu 9. Nội dung của câu chuyện trên là gì?

Câu 10. Nếu là một khán giả chứng kiến phần thi hôm của vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri em sẽ nói điều gì với Ác-va-ri? Là người học sinh sắp bước vào bậc THCS em thấy mình có trách nhiệm gì với quê hương, đất nước?

133
15 tháng 5 2021

1 A

2. C

3. Dù - nhưng

4. B

5.B

6. A

7. ?

8. 

17 tháng 5 2021

Câu 1: ý B

Câu 2: ý C

Câu 3: Tuy... nhưng

Câu 4: ý C

Câu 5: ý : B

Câu 6: ý A

Câu 7: Phóng viên hỏi" Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích, khi cuộc đua đã kết thúc vậy"

Câu 8: Mặc dù đau chân nhưng anh vẫn cố gắng chạy hết quãng đường đua.

Câu 9: Muốn nói với chúng ta phải biết cố gắng vượt qua khó khăn

Câu 10: Nếu em là một khán giả em sẽ nói với Ác - va- ri là anh thật là một người có ý trí kiên cường không vì đôi chân bị băng bó mà anh đã chạy hết quãng đường.

Em thấy mình cần phải chăm chỉ học giỏi để lớn lên góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương đất nước

17 tháng 5 2021

trong trường em có rất nhiều thầy cô giáo ,nhưng người mà em yêu quý nhất là cô hạnh.

Năm nay cô khoảng 30 tuổi.Nước da cô trắng hồng .Cô có ngương măt hình trái xoan.cô thường mặc áo sơ mi quần sẫm màu.mỗi khi cô giảng bài dọng cô trầm ấm biết bao . Khi có bài em không hiểu cô đã tận tình chỉ bảo em.cô luôn chỉ bảo chúng em nhũng diều hay lẽ phải. những buổi liên hoan lớp cô mua rất nhiêu kẹo bánh.

chúng em rất yêu quý cô .chúng em sẽ học hành thật tốt để không phụ lòng cô.

I. Đọc thành tiếng II. Đọc hiểu Cho văn bản sau: HAI MẸ CON     Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.     Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc hiểu
Cho văn bản sau:

HAI MẸ CON

    Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên.

    Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói: “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.

    Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.

    Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.”

    Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu.

    Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.

    Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!

(Theo: Nguyễn Thị Hoan)

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1 (1 điểm):

a,(0,5 điểm) Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để được ý đúng: Phương thương mẹ quá! Nó quyết định .... cách ký tên.

A. học cho thành tài để giúp mẹ

B. học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ

C. học thật giỏi để giúp mẹ

D. học để thành cô giáo và dạy mẹ

b. (0,5) Phương đến lớp trễ vì:

A. Phương thức dậy trễ.

B. Mẹ đưa đi học muộn.

C. Phương bận giúp mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện.

D. Xe của mẹ bị hỏng giữa đường.

Câu 2. (1 điểm) Về nhà sau buổi đi học muộn, thái độ của Phương như thế nào?

Câu 3. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu: “Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp.” có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 4. (1 điểm) Em hãy xác định thành phần câu trong câu ghép sau:

Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy.

Câu 5 (1 điểm)

a,(0,5 điểm) Khi biết chuyện, ngày hôm sau mẹ đã:

A. Không làm điều gì cả.

B. Gọi điện thoại xin lỗi cô giáo.

C. Đến lớp nói cho cô giáo biết lí do Phương đến lớp trễ.

D. Chở Phương và cô giáo đến thăm cụ Tám.

b. (0,5 điểm) Em hãy chọn từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:

Đi vắng, bố nhờ người .............................. giúp nhà cửa.

(chăm sóc; săn sóc; trông coi)

Câu 6. (1 điểm)

a. (0,5 điểm)Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?

A. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối.

B. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.

C. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.

D. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.

b. (0,5 điểm) Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu ghép sau, xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các vế câu:

Gió càng to, ...

Câu 7 (1 điểm) Nếu em là Phương, em sẽ nói với mẹ là:

259
15 tháng 5 2021

Bạn ơi đề bài là gì v ?

15 tháng 5 2021

ko ranh ok

Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kì thú, say mê lòng người. Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất đối với em, quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng

Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm. Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần. Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trời trong vắt, thăm thẳm cao, ánh trăng bàng bạc nhuộm khắp cây cối, ao hồ. Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc. Cỏ cây hoa lá lặng im, yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình, chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy! mọi người đang say sưa ngắm trăng. Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm. Cây lá như được rắc lên những hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy. Hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả. Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng, họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục cho khoẻ người cũng tâm sự nho nhỏ thì thầm. Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ, ầm ĩ cả xóm, đang chơi: oẳn tù tì, nhảy dây, trốn tìm…Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hội cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

15 tháng 5 2021
Nhị hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
15 tháng 5 2021

1. Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

2. Gương kia nỡ để bụi nhòa
Sông có Nhị Hà núi có Tản Viên
Thề kia sao để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ.

3. Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

4. Sông Tô một dải lượn vòng

Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh.

Sông Hồng một khúc uốn quanh

Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

15 tháng 5 2021

nhưng  tương phản

15 tháng 5 2021

hc rui nhung lai quen

15 tháng 5 2021
Giúp mk vs ak
15 tháng 5 2021
Giúp đe 😂😂😇😇😂😂😂😙😋
15 tháng 5 2021

Từ đồng nghĩa với từ bé là :  tí, nhỏ xíu, nhỏ tị, chật hẹp.

Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ vui.

  •  vui: sướng, hạnh phúc, mừng.
  • - anh hùng: anh dũng, đại hiệp, dũng cảm.
  • - chăm chỉ: siêng năng, cần cù,
  • - mênh mông: bao la, bát ngát, rộng lớn.
  • - Tổ quốc: đất nước, quốc gia,
15 tháng 5 2021

4 từ đồng nghĩa với bé là : bé tí , bé xíu , chật hẹp , nhỏ bé 

4 từ đồng nghĩa với từ vui là : vui sướng , hạnh phúc , vui vẻ , mừng ,