Quê Hương
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy, nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi. Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thi đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh. Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê. (Văn học và tuổi trẻ, 2007)
B. Dựa vào nội dung bài khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau:
Câu 1: Quê Thảo ở vùng nào?
A. Vùng nông thôn trù phú B. Vùng núi cao
C. Vùng thành phố náo nhiệt D. Vùng biển thơ mộng
Câu 2: Những ngày còn ở quê, vào buổi sáng, Thảo cùng các bạn thường làm gì?
A. Chăn trâu, kể chuyện B. Bắt châu chấu, cào cào
C. Thả diều D. Đi chăn trâu, cắt cỏ
Câu 3: Thảo đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào vào lúc nào?
A. Buổi sáng B. Buổi trưa
C. Buổi chiều D. Buổi tối
Câu 4: Thảo cảm thấy cuộc sống ở quê như thế nào?
A. Rất tẻ nhạt, đáng chán B. Rất buồn bã
C. Rất ồn ã, khó chịu D. Rất vui vẻ
Câu 5: Cuộc sống ở thành phố nơi Thảo sinh sống như thế nào?
A. Yên tĩnh, dễ chịu B. Ồn ào, sôi động
C. Oi ả, nóng bức D. Trong lành, yên bình
Câu 6: Trong bài đọc, sự vật nào được so sánh với nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh?
A. Những chú đom đóm B. Màn đêm
C. Những diễn viên múa ngoài đình D. Những ngọn đèn nhỏ
Câu 7: Khi đã chuyển về thành phố, buổi tối Thảo thường làm gì?
A. ngẩng lên bầu trời
B. đếm sao
C. ngẩng lên bầu trời đếm sao
D. ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê
Câu 8: Trong câu: “Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát.” có các từ chỉ sự vật là:
A. Thảo, mái nhà tranh, bà B. mái nhà tranh, giàn hoa thiên lí C. Thảo, mái nhà tranh, bà, giàn hoa thiên lí
Câu 9: Trong bài đọc có mấy hình ảnh so sánh?
A. 1 hình ảnh so sánh B. 2 hình ảnh so sánh
C. 3 hình ảnh so sánh D. 4 hình ảnh so sánh
Câu 10: Trong câu “Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là ngọn đèn nhỏ bay trong đêm.” từ so sánh là:
A. như B. là
C. như là D. ở
Câu 11: Câu “Thảo ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê.” được viết theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 12: Bộ phận gạch dưới trong câu “Thảo rất yêu quê hương mình.” trả lời cho câu hỏi gì?
A. Làm gì? B. Là gì?
C. Thế nào? D. Như thế nào?
Câu 13: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh?
A. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
B. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm
duyên dáng như ánh sáng chiếu đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển
múa vui.
C. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
D. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như
những hạt lạc ai đem rắc lên trên .
Câu 14: Trong câu “Ông lão nhìn Hoa trìu mến và nói lời cảm ơn.”, bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? là:
A. Ông B. Ông lão
C. Ông lão nhìn Hoa D. Ông lão nhìn Hoa trìu mến
Câu 15: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ đặc điểm?
A. lạnh, dày, mỏng, bụ bẫm
B. hoa, tán lá, xuân, mầm cây
C. in, giữ, vắt, bay
D. lạnh, hoa, tán lá, bay
Câu 16: Từ nào không phải từ chỉ gộp những người trong gia đình?
A. Anh chị B. Bố mẹ
C. Anh họ D. Ông bà
Câu 17: Trong các câu sau, câu nào không được cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
A. Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông
B. Mặt nước phẳng lì, da trời xanh ngắt.
C. Một lát, thuyền vào gần một đám sen.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 18: Trong câu:“Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.” những sự vật nào được so sánh với nhau?
A. Rễ cây và mặt đất
B. Rễ cây và những con rắn hổ mang giận giữ
C. Mặt đất, những con răn hổ mang
D. Rễ cây, hình thù quái lạ
Câu 19: Từ nào có thể thay thế cho từ được in đậm trong câu “Những nụ hoa anh đào rung rinh trong gió nhẹ như chờ đợi sẵn, hễ có lệnh là nở rộ để khoe sắc, khoe hương.” ?
A. lung linh B. lộng lẫy
C. mong manh D. đung đưa
Câu 20: Trong các từ sau, từ nào chỉ phẩm chất tốt của thiếu nhi?
A. xinh đẹp B. ngoan ngoãn C. yêu thương D. sáng sủa
Hay nhỉ, em tự làm đi, ai mà rảnh ngồi đánh máy trả lời đc, dài thế, ĐC ôn tập hẻ!
dfggrtryrtytioerudgyyuiy i7yo86rte 6tliyj 8 8t65yuruyrtyetyru8 t7o98p09p;iiouytyhgftri76 t7u6t7u66666667i8iurtyteeewy55555555t tgtyijhcvdfdtyyjhbgfyyuiokjmjyuijyhjkikokolikujuujujujokkouj87yrt56yu8ujn njmttttttttttttttr54 buyh67 6ddfgvggtyh6nyhn bvvb