K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7 2021

Vào 1 đêm mưa gió, trời lạnh rét. Mẹ nằm bên em cảm thấy người em nóng ran. Mẹ hoảng hồn thức dậy lấy tthuốc cho em uống, khuôn mặt đầy vẻ lo lắng, hơi sầu. Mẹ đi vào bếp nấu cháo rồi đút cho em ăn. Mẹ lo em bệnh nặng nên đã thức suốt đêm để chăm sóc cho em. Mẹ thật ân cần, hiền hậu, mẹ như một bà tiên giáng trần xuống chữa hết bệnh cho em vậy.


 

14 tháng 7 2021

Trong gia đình, người mà tôi yêu thương nhất chính là mẹ. Tiếng mẹ chan chứa những tình cảm thật thắm thiết. Và có lẽ chúng ta đều mong muốn được sống trong tình yêu thương của mẹ.

Bất kì một đứa trẻ nào cũng đã từng không ít lần khiến cho bố mẹ cảm thấy lo lắng. Bản thân tôi cũng vậy. Đó có thể là những khi tôi bị ốm, mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Đó có thể là khi tôi mải chơi cùng lũ bạn quên về nhà. Đó có thể là khi tôi không chịu học bài và bị điểm kém… Mỗi lần như vậy, mẹ đều nhẹ nhàng chăm sóc, khuyên bảo tôi.

Đặc biệt, có một kỉ niệm mà tôi vẫn ấn tượng mãi. Năm học lớp sáu, tôi rất lười học, thường xuyên bị có giáo gọi điện về nhà cho bố mẹ để nhắc nhở. Những lúc ấy, mẹ đều nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Tôi chỉ nghe và xin lỗi mẹ, rồi cũng quên ngay sau đó. Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi điện tử. Tôi không cần suy nghĩ mà đồng ý luôn. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi ngã ra, cảm thấy chân tay đều rất đau. Người đi xe máy nhanh chóng hỏi han và gọi điện cho mẹ đến.

Khi tỉnh dậy, tôi đã nằm ở bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Lúc đó, một cảm giác hối hận dường như bao trùm lấy tôi. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Mẹ chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng. Nhưng tôi biết trong lòng mẹ đang rất buồn. Cũng rất may mắn là do người đi xe máy kịp phanh gấp, nên tôi chỉ bị xây xát nhẹ. Chỉ sau hai, ba ngày là có thể về nhà. Bố đưa tôi trở về. Về đến nhà, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, toàn những món mà tôi thích đang bày trên bàn ăn. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, mỉm cười nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi chợt bật khóc. Tôi biết rằng mình đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ đó, tôi cố gắng chăm chỉ học hành, không ham chơi nữa.

Sau kỉ niệm lần đó, tôi đã nhận ra nhiều bài học quý báu. Tôi còn biết giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình. Tôi cũng hiểu được rằng, cho dù có thế nào. Mẹ cũng luôn bao dung và yêu thương tôi vô điều kiện. Lỗi lầm dù có to lớn đến đâu, thì đối với mẹ cũng có thể tha thứ.

Đối với mỗi người, tình mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Mẹ chính là điểm tựa lớn lao nhất để giúp con người có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Bài 3: Làm Phiếu học tập về “Cây tre Việt Nam”: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với...
Đọc tiếp

Bài 3: Làm Phiếu học tập về “Cây tre Việt Nam”:

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

          Bóng tre trùm lên âu yếm lảng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào của tác giả nào? Nêu xuất xứ của văn bản?

Câu 2: Câu văn mở đầu đoạn sử dụng nghệ thuật nhân hoá như thế nào ?

Câu 3: Đoạn văn diễn tả ý gì ? Ý đó được làm rõ ở những câu sau ra sao ?

Câu 4: Cụm từ dưới bóng tre được nhắc đến ba lần trong đoạn văn nhưng khác nhau như thế nào ? Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì ?

Câu 5: Tìm thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ trong các câu sau :

          – Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. 

          – Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vờ ruộng, khai hoang.

Câu 6: Nhận xét về thành phần vị ngữ của câu văn : Dưới bóng tre xanh, đã. từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Cho biết câu văn có là câu trần thuật đơn không?

Câu 7: Vì sao tác giả lại viết : Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp ? Em nhận xét gì về giá trị biểu đạt và biểu cảm của câu văn này.

 

 MK HỨA SẼ TICK CHO CÁC BN ĐẦY ĐỦ NHA, MK KO BAO GIỜ THẤT HỨA NHA!

            TRONG HÔM NAY, GIÚP MK NHA CÁC BN NHA, PLEASE LUÔN Á!

  CẢM ƠN TRƯỚC NHÁ

 

0
Bài 2: Phiếu học tập 3 về “Lượm”:Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:“Bỗng loè chớp đỏ,Thôi rồi, Lượm ơi!Chú đồng chí nhỏ,Một dòng máu tươi!Cháu nằm trên lúa,Tay nắm chặt bông,Lúa thơm mùi sữa,Hồn bay giữa đồng.Lượm ơi, còn không?”Câu 1: Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?Câu 2: Nêu nội dung chính của...
Đọc tiếp

Bài 2: Phiếu học tập 3 về “Lượm”:

Đọc những câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Bỗng loè chớp đỏ,
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ,
Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,
Tay nắm chặt bông,

Lúa thơm mùi sữa,
Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?”

Câu 1: Những câu thơ trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Hãy chỉ ra các động từ, tính từ có trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 4: Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng và có cấu tạo là một câu hỏi tu từ có ý nghĩa gì?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về chú bé Lượm trong đoạn trích trên, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và chú thích rõ)

  Nêu cảm nhận: nêu nghệ thuật, tác dụng và nội dung đoạn thơ; tình cảm của tác giả

  Bám sát vào từng câu từ cảm nhận

Câu 6: Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm?

 MK HỨA SẼ TICK CHO CÁC BN ĐẦY ĐỦ NHA, MK KO BAO GIỜ THẤT HỨA NHA!

            TRONG HÔM NAY, GIÚP MK NHA CÁC BN NHA, PLEASE LUÔN Á!

  CẢM ƠN TRƯỚC NHÁ

0

Trên ban công trước phòng ngủ của mẹ, có một chậu hoa nhài rất đẹp. Đó là chậu hoa được mẹ em yêu quý và chăm sóc cẩn thận vô cùng.

Gốc cây nhài khá nhỏ, thường chỉ bằng cổ tay của em bé. Riêng chậu nhài của mẹ, thì em chẳng thể thấy gốc nếu không vạch lá ra. Vì ngay từ dưới gốc, đã tỏa ra rất nhiều cành, nhiều nhánh rồi, chứ không phải chờ đến cách gốc một khoảng như các loại cây khác. Các cành, các nhánh của cây nhài mọc thẳng lên, cài vào nhau, biến cây như là một bụi hoa vậy.

Các cành, nhánh của hoa nhài rất bé, to lắm cũng chỉ bằng ngón tay mà thôi. Lá cây có hình như bao chiếc lá khác, to khoảng bằng cái thìa hoặc nhỏ hơn, màu xanh sẫm. Điều đặc biệt, là phần lá giữa các gân sẽ phồng lên, tạo đường sóng uốn lượn trên bề mặt lá.

Nói về hoa nhài, thì thường sẽ nở vào khoảng tháng 5, tháng 6. Nhưng đôi khi, nó vẫn nở vào thời điểm khác trong năm, miễn là khi đó thời tiết phù hợp. Từ các góc, các nhánh ở đầu cành, sẽ nhú ra một đóa hoa nhài. Mỗi đóa là một cuống, không mọc thành chùm như hoa mai, hoa đào. Nhiều khi, các bông hoa nhài mọc sát nhau, dễ làm người ta lầm tưởng là nhài nở theo từng chùm. Cánh hoa nhài to chừng cái móng tay, dày dặn và mềm mại. Cánh hoa màu trắng muốt như tuyết, từ cánh ngoài đến trong cùng. Hoa nhài chỉ nở về đêm, khi mặt trời ló dạng thì sẽ khép cánh lại. Hương thơm của nhài nồng đượm nhưng không đi quá xa, nó cứ vấn vương, quẩn quanh. Thơm nhất, thì phải chờ đến giữa đêm, khi vạn vật đã chìm sâu vào giấc ngủ, thì chính lúc đó, nhài bung tỏa hết mình. Vậy nên mẹ em bảo, hoa nhài là nữ hoàng của đêm khuya.

           * me : bạn tham khảo nhé ^^

a) Nhân hóa ở hai câu trên . 

Bác nồi đồng hát bính boong 

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

b) Phép nhân hóa ở câu : Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Thương nhau tre chẳng ở riêng .

Kiểu nhân hóa :  Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

c) Buồm trông con nhện giăng tơ 

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Kiểu nhân hóa : Xưng hô , trò chuyện với vật như đối với người .

Buồm trông chênh chếch sao mai ​ 

Kiểu nhân hóa : Dùng từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.

Kiểu nhân hóa : Xưng hô , trò chuyện với vật như đối với người . 

14 tháng 7 2021
Đi sâu vào thì chúng ta sẽ thấy hiện tượng thiên nhiên, cụ thể là lũ lụt, hạn hán khá được con người quan tâm mà tác giả mang đến cho người đọc. Bên cạnh đó người dân luôn ước muốn, khát vọng mạnh mẽ về một cuộc sống không thiên tai, thời tiết thuận hòa luôn dâng trào.
14 tháng 7 2021

Hoạt động : Đi trồng cây .

Chuẩn bị từ tối hôm qua :

+ Huy động mọi người tham gia chương trình

+ Quyên góp tiền

+ Mua cây ( đa dạng hóa các loại )

+ Kiếm đất

+ Kiếm nguồn nước

+ Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết ( kéo, dao, xẻng, ...)

+ Chỉ định người đứng đầu.

+ Chuẩn bị xô múc

+ .... 

- Sáng :

+ Huy động mọi người tập trung

+ Giao việc

+ Chuẩn bị đồ dùng

+ Xới đất 

+ Dọn dẹp các thứ xung quanh

+ Trồng cây

+ Dựng đèn tạm thời

+ Đóng lưới

+ Huy động thêm người

+ ... 

- Chiều : 

+ Xới/kiếm thêm đất

+ Mở rộng khu trồng cây 

+ Tiếp tục làm các công việc như sáng

+ Huy động thêm người

+....

- Tối :

+ Mọi người làm nốt 

+ Bàn tán

+ Mở tiệc chúc mừng cho hoạt động

+ Giải tán

+ Mọi người có gì sáng mai làm nốt thứ còn lại

* Ngoài lề : ngắm cảnh.

14 tháng 7 2021

:<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<<

14 tháng 7 2021

tham khảo nha!!

Ký ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ của bà, với nàng tiên ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kỳ. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao. Hàng cây im lìm bên dưới, chạm tới một tầng mây mềm và ấm: “Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ”. Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn. Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.

- Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên? – Tôi khẽ hỏi.

Ông lại cười, nụ cười của ông sao thật giống nụ cười của ông ngoại tôi. Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi:

- Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hy vọng của con người. Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lý luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi.

À thì ra là như vậy! Tôi cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ những việc mà ông tiên đã làm. Ánh mặt trời rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi.

14 tháng 7 2021

Bạn tham khảo !!

Tối qua, em đã được nghe bà kể câu chuyện Tấm Cám. Trong truyện, em cảm thấy ấn tượng nhất chính là hình ảnh ông bụt hiện lên với phép màu giúp đỡ cô Tấm.

Theo lời kể của bà, ông bụt xuất hiện trong truyện đã rất lớn tuổi rồi. Nhưng không ai biết được ông đã bao nhiêu tuổi. Ông có dáng người cao, nhưng gầy gò. Khuôn mặt vô cùng phúc hậu. Những vết nhăn càng khiến ông trở nên hiền từ. Đôi mắt của ông rất dịu hiền. Vầng trán cao và rộng. Đặc biệt là chòm râu dài đã bạc trắng. Ông mặt bộ quần áo chùm màu trắng tinh. Một tay chống cây gậy trúc.

Ông có một đôi tai thật thần kì. Nó có thể nghe được mọi chuyện trong thế gian. Từ những việc tốt đến việc xấu. Và khi những người hiền lành, tốt bụng gặp khó khăn, ông lại hiện lên giúp đỡ họ. Trong vầng hào quang, ông xuất hiện với bộ trang phục trắng tinh, đi đôi guốc mộc đơn giản.

Riêng trong truyện Tấm Cám. Mỗi khi cô Tấm ngồi khóc, ông lại xuất hiện thật đúng lúc với câu hỏi: “Làm sao con khóc?”. Giọng nói của ông nhẹ nhàng, đầy ấm áp. Và rồi cũng chính ông là người đã dùng phép màu để giúp đỡ cô Tấm. Cũng chính vì điều đó mà ông là hiện thân cho cái thiện, với “ở hiền gặp lành”.

Không chỉ trong truyện Tấm Cám. Ở rất nhiều truyện khác, nhân vật ông tiên ông bụt cũng hiện lên để giúp đỡ con người. Ông đã hóa phép ra “Cây tre trăm đốt” để giúp anh Khoai trị tên địa chủ, lấy người vợ là con gái ông ta. Hay trong truyện “Bông cúc trắng”, ông đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ.

Bà em nói rằng, ông tiên ông bụt là nhân dạy cho chúng em phân biệt được thiện ác, biết sống tốt đẹp để mai sau “ở hiền gặp lành”. Những câu chuyện cổ tích thường phải có sự xuất hiện của ông tiên, ông bụt.

Đối với những kẻ xấu xa, ông tiên thẳng tay trừng trị. Đối với những người hiền lành, tốt bụng thì ông sẽ giúp đỡ cho họ thoát khỏi những khó khăn. Có đôi khi, ông còn xuất hiện để thử lòng con người. Khi đó, ông thường biến thành những hình dáng khác nhau. Đó có thể là một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay người mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ…

Đối với riêng em, ông tiên ông bụt chính là biểu tượng của lòng nhân hậu. Em rất mong muốn một lần được gặp gỡ với ông tiên, ông bụt ngoài đời.

13 tháng 7 2021

Lên thác xuống ghềnh.

 Góp gió thành bão.

 Nước chảy đá mòn.

 Khoai đất lạ, mạ đất quên.

13 tháng 7 2021

a) Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa

=> 'Lớp thanh niên' là chủ ngữ; 'ca hát, nhảy múa' là vị ngữ

(ca hát là vị ngữ 1, nhảy múa là vị ngữ 2)

b) Tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng đàn tơ rưng vang lên

=> 'Tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng đàn tơ rưng' là chủ ngữ; 'vang lên' là vị ngữ

('Tiếng chuông' là chủ ngữ 1, 'tiếng cồng' là chủ ngữ 2, 'tiếng đàn tơ rưng' là chủ ngữ 3)

c) Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc

=> Chủ ngữ 'Bé'; Vị ngữ 'trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả nhưng nơi ba má Bé đang đánh giặc'

('con đò' vị ngữ 1, 'xóm chợ' vị ngữ 2, 'rặng trâm bầu' vị ngữ 3, 'những nơi ba má Bé đang đánh giặc' vị ngữ 4)

d) Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran

=> 'tiếng gà gáy' là chủ ngữ; 'râm ran' là vị ngữ