K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2021

Ba nữ thanh niên xung phong thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn – Phương Định, Nho và chị Thao. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, Định va Thao lo lắng săn sóc cho Nho. 

_HT_

7 tháng 11 2021

Truyện kể cuộc sống của ba nữ thanh niên xung phong - thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là Nho, Thao và Phương Định. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm nhưng ba cô gái vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những những giây phút thanh thản, mơ mộng. Trong một lần phá bom, Nho bị thương. Chị Thao và Phương Định hết sức lo lắng, chăm sóc tận tình cho cô. Một cơn mưa đá bất chợt đến trên điểm cao gợi cho các cô gái nhiều suy tư và khao khát.

7 tháng 11 2021

-Nhà văn Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Bà thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Các tác phẩm của Lê Minh Khuê ra đời đầu những năm 70 của thế kỉ XX đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Từ sau năm 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê đã bám sát những biến chuyển cùa đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc của xã hội thời đổi mới. Ngòi bút miêu tả tâm lý của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lý phụ nữ.

- Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện được sáng tác năm 1971, trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go và ác liệt nhất.

- Trích trong tập truyện cùng tên (Những ngôi sao xa xôi, NXB Kim Đồng)

-Nv chính 

Truyện kể cuộc sống của ba nữ thanh niên xung phong - thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là Nho, Thao và Phương Định.
 

8 tháng 11 2021

 - Nhà văn Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Bà thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Các tác phẩm của Lê Minh Khuê ra đời đầu những năm 70 của thế kỉ XX đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Từ sau năm 1975, sáng tác của Lê Minh Khuê đã bám sát những biến chuyển cùa đời sống, đề cập đến nhiều vấn đề bức xúc của xã hội thời đổi mới. Ngòi bút miêu tả tâm lý của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lý phụ nữ.

- Hoàn cảnh sáng tác:

+) Truyện được sáng tác năm 1971, trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go và ác liệt nhất.

+) Trích trong tập truyện cùng tên (Những ngôi sao xa xôi, NXB Kim Đồng)

-Nhân vật chính: Truyện kể cuộc sống của ba nữ thanh niên xung phong - thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ là Nho, Thao và Phương Định.

TL:

Bạn tham khảo

“Chiếc lược ngà“ là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha – con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy.

Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 tuổi.

Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra từ được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ “nhận ra” ba mình và kêu thét lên: “Ba… ba!”. Ông ôm con “rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”.

Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải – vết thương chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra bóng dáng người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho,con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con” cứ giày vò ông mãi.

Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá.

Sau năm 1954, ông Sáu không tập kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mới ở lại miền Nam “nằm vùng“ hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp. Gian khổ và nguy hiểm. Cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng. Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mỹ thành chiếc cưa nhỏ, đã tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba".

Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng. Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì hạnh phúc gia đình, vì tình vợ chồng, tình cha con.

Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ – tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mỹ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông “đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở… ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối vì gian khổ. Ngôi mộ ông là “ngôi mộ bằng giữa rừng sâu”. Nhưng chỉ có “tình cha con là không thể chết được!”.

Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện “Chiếc lược ngà“ sâu nặng về tình cha – con. Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.

Truyện “Chiếc lược ngà” và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.

HT

@Kawasumi Rin

8 tháng 11 2021

Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ, các tác phẩm của ông chủ yếu viết cho con người và cuộc sống ở Nam Bộ. Trong đó "Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu được viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, điều đáng lưu ý là truyện ngắn này viết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh nhưng lại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con, tình cảm ấy được diễn ra một cách sâu sắc cảm động từ 2 nhân vật bé Thu và ông Sáu, nhưng có lẽ xúc động và gây ám ảnh hơi cả với người đọc là tình cảm người cha- ông Sáu với đứa con gái của mình.

Ông Sáu là người nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước, lúc đi kháng chiến đứa con gái của ông chưa đầy một tuổi, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Nhưng bé Thu đã cự tuyệt tình cảm của ông chỉ vì trên mặt ông có vết thẹo khác với người cha trong bức hình mà em đã biết.

Đến phút chia tay ông mới đón nhận được tình cảm của con nhưng giây phút ấy quá ngắn ngủi. Vì nhiệm vụ, ông phải trở lại chiến trường, ông lên đường với lời hứa sẽ mua cho con một cây lược. Chính trong hoàn cảnh ấy tình cảm ông dành cho con thật sâu nặng và cảm động.

Trước hết tình cảm của ông Sáu dành cho con được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà. Đến lúc được về ” cái tình cha con nôn nao trong lòng anh” Khát khao đốt cháy lòng ông lúc này là được gặp con và mong con gọi một tiếng ba để ông được sống trong tình cha con mà bấy lâu nay ông từng mong đợi, vì thế mà khi xuống xuồng vào bến thấy một đứa bé chạc bảy đến tám tuổi, đoán biết la con không chờ xuồng cập bến, ông nhún nhảy thốt lên, xô chiếc xuồng tạt ra.

Anh bước vội vàng với những bước dài rồi dừng kêu to” Thu con” tiếng gọi của ông Sáu nghe thật xúc động. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu thương và khát khao gặp lại con. Nhưng thật trớ trêu bé Thu lại tỏ ra ngờ vực lảng tránh. Điều đó khiến ông vô cùng đau đớn, thất vọng ”nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trong thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”.

Đặc biệt, mấy ngày ông Sáu ở nhà, ông chẳng dám đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, ông mong được nghe một tiếng ”ba” của con bé nhưng tất cả đều không trọn vẹn. Ông Sáu càng tỏ ra gần gũi con bao nhiêu thì con bé tỏ ra lạnh nhạt bấy nhiêu. Nó nhất định không chịu gọi ông là ”ba”, không nhờ ông chắt nước nồi cơm đang sôi, những lúc như vậy ông khổ tâm hết sức, yêu con ông không lỡ mắng mà chỉ ”nhìn con khe khẽ lắc đầu vừa cười”.

Nụ cười lúc này không phải là vui mà phản ảnh sự khổ tâm của ông ” có lẽ vì khổ tâm quá đến nỗi không khóc được nên phải cười vậy thôi. Sự mất mát quá trong tình cảm của ông chính là bi kịch của chiến tranh, nó đã làm cho mặt ông đổi khác ”vết thẹo dài” nên con bé trông ông không còn giống trong hình với má nó.

Ông vẫn không nản lòng, vẫn quan tâm tới con, nhưng ông càng quyết tâm thì nó phản ứng càng dữ dội hơn, đó là trong bữa ăn ông gắp cái trứng cá to vàng để vào chén nó, tưởng nó sẽ hiểu được thành ý nhưng ngược lại nó liền ” lấy đũa soi vào chén rồi hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe” lúc này ông bị con cự tuyệt hoàn toàn. Vì quá thất vọng không kịp suy nghĩ ” anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên ”sao mày cứng đầu vậy hả”. Tình yêu thương con của ông trở nên bất lực.

Đến lúc chia tay, ông cũng muốn ôm con hôn con nhưng lại sợ nó từ chối và bỏ chạy nên ông chỉ nhìn con với đôi mắt trìu mến và buồn rầu nhưng rồi trước những biển hiện tình cảm mãnh liệt của con, ông thực sự xúc động khi con bé cất tiếng gọi ”ba”. Không kìm được xúc động và không muốn cho con nhìn thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con. Giọt nước mắt của ông lúc này không vì đau khổ mà nó là ”giọt châu” rơi trong sự sung sướng hạnh phúc của một người cha yêu thương con sâu sắc.

Tình cảm yêu thương của ông Sáu được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu trở lại chiến tranh. Sau khi chia tay với gia đình, ông Sáu vô cùng nhớ con. Những lúc ấy ông lại thấy dằn vặt day dứt vì đã đánh con trong lúc nóng giận, rồi lời dặn của con: ”Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe Ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho con.

Khi kiếm được khúc ngà voi ông đã vô cùng vui mừng sung sướng "mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Vậy đấy, khi người ta "hóa thành” trẻ con lại chính là lúc người ta đang hiện lên cá tư cách người cha cao quý của mình, rồi ông Sáu dồn hết tâm sức và tình yêu thương và chiếc lược " những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố gắng như một người thợ bạc”.

Trên sống lưng lược có khắc một chữ nhớ mà ông gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba” chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của ông Sáu là kết tinh của tình phụ tử mộc mạc đằm thắm sâu lặng. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng bao tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha đến với đứa con xa cách ”cây lược ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.

Những đêm nhớ con anh anh mang chiếc lược ngà ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Lòng yêu thương con được kết tinh trong cây lược ngà ấy đã khiến cho người cha – người đã trở thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tác ra một tác phẩm duy nhất của cuộc đời.

Nhưng rồi trong tình cảnh đau thương lại đến với ông Sáu, ông bị trúng đạn của giặc. Trong giờ phút cuối cùng không kịp trăng trối lại điều gì, ông đưa tay lên túi, móc cây lược cho ông Ba- người bạn chiến đấu và nhìn bạn một hồi lâu, cái nhìn như một lời chăng chối ủy thác thiêng liêng là ước nguyện giữ gìn tình phụ tử muôn đời. Ông Sáu đã hi sinh nhưng tình cha con ở ông thì không thể nào chết được, tình cha con mãi thiêng liêng bất diệt.

Nhân vật ông Sáu người cha giàu tình yêu thương con đã để lại bao mến phục với độc giả, một phần nhờ cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Quang Sáng, trước hết nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ để bộc lộ nội tâm nhân vật ngoài ra tác giả chọn ngôi kể chuyện trong vai người bạn thân thiết của ông Sáu nên không chỉ là người chứng kiến khách quan kể lại câu chuyện mà còn bày tỏ sự đồng cảm chia sẻ với nhân vật ông Sáu.

Có thể nói, chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm nhưng hình ảnh nhân vật ông Sáu và câu chuyện về ”Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng vẫn để lại bao ám ảnh day dứt trong lòng bạn đọc. Câu chuyện ấy không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết sâu nặng của cha con ông Sáu, đặc biệt là tình cảm ông Sáu dành cho con, mà còn gợi cho người đọc nỗi đau thương mất mát của chiến tranh gây ra bao nhiêu gia đình, con người. Từ đó, ta càng có ý thức trân trọng giữ gìn tình phụ tử cao đẹp đồng thời trân trọng cuộc sống hòa bình đang được hưởng hôm nay.

7 tháng 11 2021

bé thu nào ???

7 tháng 11 2021

kết bạn ko

truyện j mới được chứ

8 tháng 11 2021

1. Tình huống truyện:

• Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách( chỉ biết nhau qua tấm hình , trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.

• Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh.

2. Ý nghĩa của hai tình huống truyện:

• Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.

• Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình chan con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát

Ông sáu đi kháng chiến khi bé Thu chưa đầy 1 tuổi để rồi khi 8 năm sau trở về bé Thu đã không chịu nhận ông là cha bởi vết thẹo trên mặt của ông, ông sáu rất buồn vì điều này, mấy ngày ông ở nhà bé Thu đều rất bướng bỉnh không chịu gọi ông 1 tiếng ba và cái ngày ông sáu ra đi, lúc ông đang chuẩn bị đi thì bé  Thu bỗng nhiên gọi ba...a...a... thắm thiết rồi chạy tới ôm ông, nó hôn lên khắp người ông, hôn lên má, hôn lên cả vết thẹo dài trên má, nó không cho ông sáu đi, rồi lúc ông chia tay nó, nó dặn ông sáu mua cho nó 1 chiếc lược ngà, về chiến trường ông sáu cất công làm cho nó chiếc lược bằng ngà ông nhặt đc ngoài chiến trường, ít lâu sau đó trong 1 trận chiến, ông sáu đã hi sinh, trước lúc nhắm mắt, ông rút từ trong người ra chiếc lược ngà nhờ bác Ba_ bạn của ông đưa về cho đứa con gái yêu quý của mình. Và khi chiếc lược ngà đến tay bé Thu thì cô đã trở thành 1 cô giao liên dũng cảm.

8 tháng 11 2021

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là lời kể của anh Ba về câu chuyện cảm động về tình cha con sâu sắc giữa ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi lính khi con gái ông mới tròn một tuổi. Bé Thu chưa từng một lần gặp ba mà chỉ biết về ba qua tấm ảnh ba chụp chung với má. Khi trở về nhà thăm gia đình, vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt nên bé Thu không nhận ba. Bé cư xử vô lễ và lạnh nhạt với ông Sáu vì nghĩ đây không phải ba của mình. Cho đến một lần, bé Thu đã hất cái trứng cá trong bữa ăn, khiến ông Sáu tức giận và đánh con - điều làm ông hối hận rất nhiều khi trở về chiến khu. Ngày hôm sau, trước lúc ông Sáu đi, bé Thu đã chạy đến ôm ba và bày tỏ tình cảm với ba. Hai cha con hàn gắn lại tình cảm sau nhiều năm xa cách. Sau này, ở chiến khu, ông Sáu luôn nghĩ về con gái và đã làm chiếc lược ngà với hy vọng sau này khi trở về thăm con, ông sẽ trao nó cho bé Thu. Nhưng không may, ông đã hi sinh khi chưa kịp làm điều ấy. Anh Ba thay ông Sáu trao chiếc lược cho bé Thu, dù ông Sáu đã hy sinh nhưng với anh Ba thì "Dường như chỉ có tình cha con là không thể chết."

8 tháng 11 2021

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Thể loại: Truyện ngắn

- PTBĐ chính: Tự sự

- Nhân vật chính: Ông Sáu và bé Thu

- Ý nghĩa nhan đề: “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

 

8 tháng 11 2021

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Thể loại: Truyện ngắn

- PTBĐ chính: Tự sự

- Nhân vật chính: Ông Sáu và bé Thu

- Ý nghĩa nhan đề: “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

Câu thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: chỉ số lượng cá thu được nhiều đến mức làm đầy ắp, trắng xoá mạn thuyền khi ánh nắng chiếu vào thân cá \(\Rightarrow\) thành quả lao động. Cảm giác ánh sáng một ngày mới từ đoàn thuyền cá đó thể hiện ánh sáng sự bội thu “Mùa vàng”.

#Y/n

7 tháng 11 2021

biện pháp : ẩn dụ

=> câu thơ xuất phát từ hình ảnh thực: dưới ánh nắng ban mai của buổi sớm , những con cá tươi  ngon vừa được kéo lên từ biển, vẩy cá được ánh bình minh chiếu rọi lung linh nhiều màu sắc làm lóe sáng cả rạng đông trên biển.

=> Câu thơ còn giúp ta liên tưởng tới 1 cuộc sống tươi đẹp, tương lai mới của người lao động.

==> Câu thơ vẽ nên 1 bức tranh tươi sáng, ấm áp bởi sự hòa quyện màu sắc: màu bạc của vảy cá, màu vàng của rạng đông.

7 tháng 11 2021

Câu hỏi đâu?

7 tháng 11 2021

câu hỏi đâu mà trl bạn.ko đăng bài linh tinh.Mình sẽ báo cáo đấy!