K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bạn phải tích cực tl các câu hỏi trên diễn đàn để đc lên top 5

6 tháng 9 2021

https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu

H/t

 Bài 1: . Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt: Bài 2: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?a. Sắp mưa!    Sắp mưa!    Những con mối    Bay ra...b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.                                  c. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ...
Đọc tiếp

 Bài 1: . Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt:

 Bài 2: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

a. Sắp mưa!

    Sắp mưa!

    Những con mối

    Bay ra...

b. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.                                  

c. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran.

Bài 3: Hãy nêu tác dụng của các câu đặc biệt tìm được ở bài tập 1.

Bài 4:  Xác định thành phần đã được rút gọn trong các câu sau:

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.            

b. - Khi nào thì lớp con đi tham quan?

    - Tuần sau ạ !

c. - Ai tặng cho chị con gấu xinh này thế?

    - Mẹ chị                             

Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) tả cảnh thiên nhiên quê em, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt, một câu rút gọn. gạch chân các câu đó.

 Bài 6: Viết đoạn văn ngắn ( 7 đến 10 câu) nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng câu rút gọn. Gạch chân và cho biết  câu rút gọn thành phần nào?

Giúp mình làm với.Cảm ơn các bạn rất nhiều.

1

Bài 1:

Giống nhau: có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ. Do đó hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.

Khác nhau:

  • Câu rút gọn
    • Ví dụ: Cậu có đi học không? Không đi  (Không đi là câu rút gọn)
    • Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
    • Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu.
    • Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.
  • Câu đặc biệt:
    • Ví dụ: Nắng nóng quá! Lại nắng. Thật mệt mỏi (Lại nắng là câu đặc biệt)
    • là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
    • Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu
    • Không thể khôi phục lại được

Bài 2 , 3 ( lm gộp ) :

a, 2 câu " Sắp mưa" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Thông báo về hiện tượng trời sắp mưa.

b, Câu " Chiều, chiều rồi" là câu đặc biệt.

Tác dụng: Xác định thời gian.

c, Câu đặc biệt: + Sớm.

Tác dụng: Xác định thời gian (sáng sớm).

+ Toàn chuyện trẻ em.

+ Râm ran.

Tác dụng: Thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc đang diễn ra hoặc được nói đến.

Bài 4 :

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

=> Rút gọn chủ ngữ.

b. – Tuần sau ạ!

=> Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ.

c. – Mẹ chị.

=> Rút gọn vị ngữ.

6 tháng 4 2020

a) Tác dụng của biện pháp điệp ngữ: biểu đạt cảm xúc rõ nét nhất, biểu lộ được cảm xúc của ngườ anh khi phải chia tay em của mình cho người đọc, để người đọc dễ hiểu cảm xúc đó.

b) Thành ngữ là: "tứ cố vô thân"

Ý nghĩa: ý nói Thạch Sanh là người không có cha mẹ, anh em, bà con, không có bạn bè thân thích, không nơi nương tựa.

Đề bài : Viết một bài văn nói về lời ăn tiếng nói của học sinh thời nay . 

                                Bài làm :

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Ngay từ xa xưa, câu ca đó đã được dân gian ta nói ra như một lời dăn dạy đối với bất cứ ai. Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ, tư cách của con người. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hiểu như thế nào về bài học đó để biết được rằng: Đâu là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch?

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong xã hội loài người. Nó là một biểu hiện để phân biệt con người, một sinh thể tiến hóa và phát triển ở trình độ cao nhất so với các loài động vật khác. Nhờ có lao động, con người sáng tạo ra ngôn ngữ. Và rồi, họ sử dụng thứ ngôn ngữ sáng tạo ra đó như một phương tiện đắc lực để giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ trở thành một phần không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, trở thành một tiêu chí để đánh giá con người. Từ đó nảy sinh vấn đề: con người phải làm thế nào để có thể sử dụng ngôn ngữ đó một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để nó thực sự trở thành một phương tiện giao tiếp tối ưu? Lời ăn tiếng nói chỉ thực sự phát huy hết tác dụng của chúng khi con người biết sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Và thực hiện điều ấy thì không hề đơn giản.

Đối với một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, lời ăn tiếng nói thế nào cho phù hợp là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành một học sinh văn minh, thanh lịch. Đó là một trong những nét văn hóa ứng xử đặc biệt quan trọng. Lời nói của một người học sinh văn minh thanh lịch trước hết thể hiện qua việc người đó biết sử dụng lời nói một cách phù hợp, đúng nơi đúng chỗ. Đó là người biết nói ra những lời lễ phép, kính trọng với người trên tuổi mình; là người biết đưa ra những lời hòa nhã, chân thành với những người đồng trang lứa; là người biết đưa ra những lời yêu thương gần gũi với những người kém mình lứa tuổi. Văn minh, thanh lịch không chỉ là việc không nói ra những lời nói tục tĩu, thiếu văn hóa. Đó còn thể hiện ở việc người đó biết cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách phù hợp, tế nhị trong từng điều kiện và hoàn cảnh. Dễ nhận thây, những người như vậy sẽ nhận được rất nhiều tình cảm thân thiện của người khác.

Một thực trạng đáng buồn trong giới học sinh, sinh viên hiện nay là tình trạng yếu kém về văn hóa giao tiếp. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi muốn được thể hiện và khẳng định mình kèm theo môi trường tiếp xúc nhiều khi không lành mạnh khiến cho những người trẻ tuổi thường hay “xông pha” vào những lĩnh vực mới. Và thể hiện cá tính của mình trong môi trường giao tiếp là một trong những biểu hiện của mong muốn đó. Không phải là hiếm khi trong môi trường này, chúng ta bắt gặp rất nhiều những ngôn ngữ “tiếng lóng” - ngôn ngữ riêng chỉ có trong giới; nói tục, chửi bậy như một biểu hiện của phong cách và cá tính. Đó là một quan niệm sai lầm. Trong một xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn hóa ứng xử của con người luôn được đề cao và coi trọng. Bởi vậy, mỗi chúng ta muôn bắt kịp với những nhu cầu, đòi hỏi mới của thời đại cần phải luôn biết tự rèn luyện cho mình một thói quen ăn nói có văn hóa. Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta cũng đã từng răn dạy: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Trước khi nói điều gì phải suy nghĩ thật kỹ xem điều đó đúng hay sai? Nên nói hay không nên nói và nếu nói thì nên nói như thế nào cho phù hợp, cho đạt hiệu quả và dễ đi vào lòng người nhất? Không chỉ hướng tới việc nói đúng những điều cần nói, cao hơn nữa, người học sinh cần phải rèn luyện cho mình thói quen diễn đạt một cách ngắn gọn, cô đọng và thuyết phục nhất những điều cần nói. Tránh diễn đạt vấn đề một cách thô thiển, vòng vo, không lô-gic, gây phản cảm cho người khác.

Lời ăn tiếng nói đối với con người nói chung và học sinh nói riêng là vô cùng quan trọng, bởi vậy lúc nào mỗi chúng ta cũng phải có ý thức trong viêc tự rèn luyện bản thân mình. Hãy để những lời bạn nói ra là những lời nói khiến cho người khác phải mỉm cười...

#Học tốt#

4 tháng 4 2020

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu nặng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.

Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

   Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi lòng. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.

Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!

Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của anh em chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.

Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

#tham khảo#

học tốt  

2 tháng 4 2020

1. con tem

2. mk ko bt

3. chân

4. mk ko bt

5. mk ko bt

6. mk ko bt

3 tháng 4 2020

em hok lớp 5 đấy

2 tháng 4 2020

tui ghét đại dịch covid

2 tháng 4 2020

mik ko bt nói j nên mik nói là tôi ghét đại dịch covid

2 tháng 4 2020

2020 là một năm khởi đầu không mấy may mắn vì có dịch Corona hoành hành khắp thế giới. Đã có rất nhiều người bị nhiễm và thậm chí chết vì dịch bệnh này. Việt Nam cũng không ngoại lệ và gần như toàn bộ học sinh, sinh viên cả nước nghỉ học để tránh dịch. Cơn bão dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với không chỉ Trung Quốc mà còn của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong tình hình chung đó, 63/63 tỉnh thành đã cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh do virus Corona gây ra. Bên cạnh việc học tập trung, để đảm bảo đủ chương trình, nội dung học tập của chúng em, Nhà trường đã xây dựng và tổ chức các buổi học online. Đây là môi trường học tập mới đối với chúng em, giúp chúng em kết nối với giảng viên để trao đổi bài học bất cứ thời gian, không gian nào. Chỉ với vài thao tác đơn giản, chúng em có thể học tập ngay trên chiếc laptop, smartphone của mình và chúng em có thề thoải mái trình bày ý kiến, phát biểu trong giờ học. Đây thực sự là giải pháp học tập tuyệt vời dành cho học sinh thời đại 4.0.Đại dịch này đã cướp đi rất nhiều mạng sống của con người ; tính đến thời điểm ngay lúc em viết bài văn này ; con số đã lên tới 42000 người ; con số này còn khủng khiếp hơn cả đại dịch SARS trong quá khứ.

 Tất cả sinh viên ; học  sinh chúng em luôn mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào việc đẩy lùi dịch bệnh Corona nói riêng và các dịch bệnh khác nói chung. Tuy nhiên lượng kiến thức của chúng em còn quá nhỏ bé so với công cuộc hiện tại, chúng em sẽ cố gắng học hỏi, tìm hiểu nhiều kiến thức hơn nữa để sau này đảm nhiệm vị trí Bác sĩ trong tương lai. Chúng em hy vọng các nhà nghiên cứu khoa học sẽ sớm bào chế được vaccine, dịch bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi và mọi người không còn lo lắng về Corona thêm một ngày nào nữa!