- Trong truyện "Chiếc lá cuối cùng em thích nhất chi tiết nào?
Tại sao? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.
Có mấy loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt?
Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại:
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
- Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Trong chương trình học, các em đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.
Gieo vần
Ta thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:
Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)
Ví dụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.
ADVERTISING
X
Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).
Ví dụ:
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.
Ví dụ:
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi.
Bố cục
Bố cục thường thấy của một bài thớ bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.
- "Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.
- "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài.
- "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài.
- "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
Cách trình bày dựa theo dàn ý này nha :
Mở bài:
Giới thiệu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Thân bài:
Nêu đặc điểm của thể thơ.
-Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.
-Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt
-Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến
-Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.
-Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắng vần với chữ cuối câu cuối.
-Bố cục:
+4 phần :khai, thừa, chuyển, hợp
+2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
-Những nhận xét, đánh giá chung
-Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú.
Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.
Kết bài
Nêu vị trí của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học.
Tham khảo ạ:
Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
HT
@@@@@
Tham khảo :
Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni-lông bị đốt, các khí thải ra đặc biệt là khí đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, ho ra máu ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
HT
!!!!!
A.MB
nêu tên đối tượng cần thuyết minh.
tổng quát về cây bút
B.TB
1.nguồn gốc xuất xứ
-có những loại nào
2.cấu tạo trong ,cấu tạo ngoài ,nguyên lý hoạt động
3.vai trò của cây bút :trong đời sống vật chất và tinh thần (nếu có )
4 .cách bảo quản
C.KB
nêu cảm nhận của em về cái bút
nêu giá trị của cái bút
I. Mở bài:
- Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.
- Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.
II. Thân bài:
* Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:
- Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.
- Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.
- Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.
- Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.
* Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:
- Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
- Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.
- Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.
* Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.
- Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình
- Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.
* Tác dụng:
- Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.
- Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.
III. Kết bài:
- Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.
Giữa dòng chảy xô bồ của mưu sinh, giữa toan tính và ganh ghét, tình yêu thương ở đâu đó vẫn lặng lẽ toả sáng. O. Henry - nhà văn hiện thực xuất sắc của Mỹ đã rất thành công khi diễn đạt điều đó trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của mình. Trong tác phẩm này, ông đã phản ánh một cách sâu sắc tình yêu thương giữa những người cùng khổ, giữa những hoạ sĩ nghèo Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men mà nổi lên, toả sáng hơn cả đó chính là hình tượng Bơ-men - một đấng xả thân với nhân cách cao đẹp và sự hi sinh cho người khác. Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã làm nên sự bất tử của cụ Bơ-men
Cụ là một hoạ sĩ nhưng nghèo. Cụ mơ ước vẽ được một kiệt tác để lại cho đời. Rồi một ngày kia, khi những con gió mùa đông bắc tràn về, hơi thở lạnh lẽo của nó bao trùm cả thành phố Oa-Sinh-Tơn còn bàn tay gầy gò, những xương là xương của nó thì ôm lấy, dày xéo những con người ốm yếu, mỏng manh. Giôn-xi mắc bệnh sưng phổi. Căn bệnh sẽ dễ mất đi nếu cô dược chăm sóc chu đáo và thuốc thang đầy đủ. Nhưng nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, cô không muốn sống nữa. Cô quẫn trí, đánh cược tính mạng mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng. Xiu đau đớn, buồn bã, cô hết lòng an ủi Giôn-xi mãi nhưng Giôn-xi chẳng chịu nghe mà trái lại cô tàn nhẫn ra lệnh kéo chiếc mành mành lên mỗi ngày để xem chiếc là thường xuân đã rụng chưa. Xiu không biết làm thế nào đành đem chuyện kể với cụ Bơ-men. Đánh cược cuộc đời mình váo chiếc lá thường xuân cuối cùng ư? Ngốc nghếch quá chừng. Chiếc là ấy thật mỏng manh so với cơn gió mùa đông lạnh lùng kia, nó có thể thổi bay chiếc lá yếu ớt bất cứ lúc nào. Chiếc lá rụng tức Giôn-xi lìa đời. Chắc Giôn-xi mất trí thật rồi, bệnh tật, nghèo túng khiến cô mất hết niềm tin, mất hết hi vọng sống.
Tham khảo
"Trang ơi! Nhanh lên, muộn học bây giờ", tiếng Út Hoa gọi tôi mỗi buổi sáng đến trường. Nhà tôi và nhà Hoa ở cạnh nhau nên chúng tôi chơi với nhau từ khi còn bi bô tập nói, tôi nghe mẹ kể lại.
Chúng tôi đang học lớp 5A, hai đứa đều học một lớp nên lúc nào cũng như hình với bóng. Út Hoa, nghe cái tên thật lạ, Hoa bảo bạn ý là con út nên ba mẹ đặt vậy, nghe xong chúng tôi đều phì cười. Dáng Hoa cao dong dỏng, hơi gầy, khuôn mặt hình trái xoan, sống mũi cao rất đẹp. Chúng tôi thường đùa, Hoa đủ tiêu chuẩn làm một người mẫu thời trang. Đôi mắt to tròn đen láy rất đáng yêu, núp dưới hàng mi cong dài. Hoa được thừa hưởng từ mẹ nước da trắng hồng. Mái tóc đen mượt ngang vai. Ở cậu ấy, toát lên vẻ nữ tính nhưng cũng không kém phần năng động.
Hằng ngày, chúng tôi thường đạp xe đến trường trên con đường làng quen thuộc, tiếng của tôi và Út Hoa rộn cả đường đi. Hoa sống có kỷ luật, có lẽ bạn ấy được bố rèn từ nhỏ, bố Hoa làm bộ đội mà.
Trên lớp, Hoa là một lớp trưởng gương mẫu, học giỏi. Bạn ấy không nặng lời với ai. Trong giờ truy bài, những bạn nào chưa làm bài, Hoa nhắc nhẹ nhàng. Bạn ý học đều tất cả các môn, nhưng bạn ý thích nhất là tiếng Anh, Hoa bảo sau này bạn ý muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch để được đi khắp đó đây. Hoa hay giúp đỡ mọi người, cậu ý sẵn sàng chỉ cách giải toán cho bạn này hay giúp bạn kia làm bài tập tiếng anh cô giao. Hoa là một người hòa nhã, nhiệt tình với mọi người. Thầy cô và các bạn trong lớp rất yêu quý và tin tưởng cậu ấy.
Ngoài giờ học trên lớp, Hoa còn là một người con, người cháu hiếu thảo. Bạn ấy thường xuyên giúp mẹ các công việc như: nấu cơm, rửa ấm chén.., giúp ông chăm sóc những chậu hoa, chậu cảnh trong vườn. Hoa là niềm tự hào của gia đình cậu ấy.
Đối với tôi, Hoa không chỉ là một người bạn mà còn là một người chị nữa. Dù mới học lớp 5 nhưng Hoa suy nghĩ rất thấu đáo. Mỗi khi tôi bị điểm trung bình, Hoa là người an ủi, động viên và chỉ tôi những cách giải bài. Mỗi chiều chủ nhật, chúng tôi thường cùng nhau ra cánh đồng gần nhà để thả diều, chơi chốn tìm, hò hét rất thỏa thích. Đến khi về, trông đứa nào mồ hồi nhễ nhại, lấm lem bùn đất và đều sợ mẹ mắng.
Tuổi thơ tôi có nhiều điều đáng nhớ và Hoa là một người bạn thân tôi sẽ không bao giờ quên. Giờ đây chúng tôi đang học lớp 5- lớp cuối cấp tiểu học. Có thể năm sau chúng tôi vẫn tiếp tục đồng hành cùng một trường trên cấp trung học cơ sở hoặc mỗi đứa sẽ một ngả. Nhưng tôi và Hoa sẽ cố gắng để giữ mãi tình bạn này. Và tôi hy vọng cậu ấy sẽ thực hiện được mơ ước của mình trở thành một hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.
Tham khảo :
Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè, trong suốt thời gian học tập, có lẽ Đỗ Hà là người bạn thân nhất của em, bạn ấy đã học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ.
Dáng người của Đỗ Hà xinh xinh tròn trịa. Đỗ Hà ăn mặc rất gọn gàng lịch sự nhưng luôn có phần nhí nhảnh đáng yêu. Nước da của Đỗ Hà mịn màng, ửng hồng. Mái tóc bạn ấy dài đen mượt, óng ả, suôn mượt, trước khi đi học luôn được mẹ bạn ấy cột gọn gàng trông rất đẹp, xinh xắn. Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy có cảm tình đáng yêu thân thiện.
Cặp mắt sáng tròn xoe đen láy nhìn vào đôi mắt bạn ấy thấy ngay sự thông minh, nhanh nhẹn, sáng dạ. Cái miệng nhỏ nhắn môi hình trái tim xinh xinh, mỗi khi bạn ấy cười trông bạn ấy thật xinh xắn, rất có duyên. Ở Đỗ Hà khi nào cũng toát lên vẻ hiền dịu, nhanh nhẹn, đáng yêu và dễ mến. Đỗ Hà rất chăm chỉ trong học tập, luôn là một lớp trưởng học tập gương mẫu trong lớp em.
Bạn ấy rất hòa đồng luôn chơi với các bạn ở trong lớp, lúc nào cũng giúp đỡ kèm cặp những bạn khó khăn, chậm tiến. Hiền dịu, ngoan ngoãn và học giỏi là các đức tính tốt mà em quý nhất ở Đỗ Hà. Đỗ Hà rất cởi mở khi nói chuyện với bạn bè nhưng cũng rất nghiêm túc và thẳng thắng trong vấn đề học tập, bạn ấy không thích đùa giỡn với việc học.
Bạn ấy rất nhanh nhẹn và luôn hoàn thành tốt trong mọi việc cô giáo giao. Nhiều lúc từ những câu chuyện mà Đỗ Hà kể đã làm cho em và các bạn cười một cách sảng khoái. Cả lớp, ai ai cũng đều quý mến nể phục cô bạn này. Đối với các thầy cô trong trường cũng như người ngoài lớn tuổi hơn, bạn luôn lễ phép chào hỏi nên ai cũng mến Đỗ Hà cả và em cũng thế.
Sau nhiều năm tháng học chung với nhau, em đã học được rất nhiều những đức tính, tính cách tốt đẹp của Đỗ Hà. Em rất quý bạn ấy, em sẽ luôn cố gắng để giữ mãi tình bạn tốt đẹp này. Ôi, tình bạn này thật là đáng quý biết bao!
1. Giá trị nội dung
- Bài thơ Ông đồ với hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, thể hiện sâu sắc với tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm, nuối tiếc của tác giả với nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
2. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ, kết hợp với ngôn ngữ bình dị và súc tích
- Giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi
- Kết cấu độc đáo, đầu cuối tương ứng
- Sử dụng biện pháp nhân hóa kết hợp với việc lựa chọn hình ảnh giản dị nhưng mang tính biểu tượng
- Bài thơ Ông đồ với hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, thể hiện sâu sắc với tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm, nuối tiếc của tác giả với nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong việc học tập của mỗi bạn học sinh, có rất nhiều dụng cụ hữu ích phục vụ quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Một trong số những đồ dùng học tập không thể thiếu, luôn đồng hành giúp các bạn ghi lại những kiến thức của mình, đó chính là cây bút bi.
Về nguồn gốc xuất xứ, bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế. Phải đến năm 1938, cây bút bi đầu tiên trên thế giới mới ra đời.
Bút bi là một loại bút có cấu tạo đơn giản và nguyên lí hoạt động không phức tạp. Cấu tạo của một chiếc bút bi thông thường gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút.Vỏ bút là một ống trụ tròn dài từ 15 – 20 cm, được làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất…
Phần thứ hai là ruột bút, đó là một ống chứ mực nhỏ và dài khoảng từ 10 – 15cm tùy loại bút, ngòi bút được làm bằn kim loại không rỉ. Ở đầu ngòi bút có gắn một viên bi, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 0,7 mm. Viên bi ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.
Ngoài ra bút còn có các bộ phận nhỏ đi kèm khác như lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên trên vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở…. Những bộ phận này tuy nhỏ bé nhưng ngược lại rất hữu ích và đảm bảo cho hoạt động của bút diễn ra bình thường.
Bút bi trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, tùy theo sở thích và lứa tuổi…Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím...Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng: Thiên Long, Bến Nghé...Giá của một chiếc bút bi rẻ hơn nhiều so với các loại bút khác khoảng từ 2500 đến 10 000VNĐ
Bút bi là một vật bất li thân của mỗi học sinh. Đó là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập dùng để viết, vẽ, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.
Loại bút này được ưa chuộng nhất trên thị trường so với bút máy hay bút chì là bởi ưu điểm bút bền, đẹp, nhỏ gọn dễ mang, dễ vận chuyển. Bút ngòi trơn thích hợp ghi chép nhanh, không phải mất thời gian bơm mực như bút máy, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bút bi có hạn chế là nếu viết nhanh dễ bị nhòe mực và chữ khi viết bút bi không được đẹp như khi viết bằng bút máy
Bút bi là một loại bút rất dễ trong việc bảo quản. Trong các bộ phận của bút bi, ngòi bút rất quan trọng và dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Chúng ta cũng nên tránh để bút rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.
Bút bi không phải chỉ tiện dụng trong học tập mà còn như một người bạn gắn bó với cuộc đời của mỗi người. Bút bi là dụng cụ lưu giữ bao nhiêu bài giảng, là dụng cụ giúp những cô gái trẻ mộng mơ ghi chép bao nhiêu lời bài hát của thần tượng, ghi chép bao nhiêu dòng nhật kí, dòng lưu bút của lứa tuổi học trò. Bút bi là vật lưu giữ bao kỉ niệm đẹp của một thời.
Dù hiện nay, máy tính đang dần được con người sử dụng rộng rãi, người ta thay vì viết bằng bút bi sẽ tạo lập văn bản trên máy tính. Nhưng dù thế nào đi nữa, bút bi chắc chắn vẫn sẽ là một vật dụng tiện ích không thể thiếu trong hôm nay và mai sau.
Thuyết minh về chiếc bàn học
Bài mình tự làm:
Chiếc bàn học, có thể nói là đồ vật vô cùng gần gũi, thân thuộc đối với mỗi học sinh ngay cả khi ở trường cũng như lúc ở nhà. Bàn học tạo cho học sinh một không gian học tập theo ý thích, và còn là nơi chứa giữ sách vở, đồ dùng học tập cá nhân. Bàn học là đồ vật không thể thiếu đối với thế hệ học sinh, nhờ có bàn học mà việc học tập, tiếp thu kiến thức mới được dễ dàng và thuận tiện.
Bàn học đã trở nên thông dụng, có nhều loại khác nhau… nhưng chủ yếu là bàn gỗ vẫn được ưa chuộng nhất. Một chiếc bàn học thông thường có cấu tạo gồm 2 phần: mặt bàn và chân bàn. Mặt bàn bằng phẳng, thường có dạng hình chữ nhật, dài khoảng 120 cm, rộng gần 60 cm. Mặt bàn thường làm bằng gỗ tấm hoặc gỗ dán, được đánh nhẵn bóng để tăng tính thẩm mĩ. Có một số loại mặt bàn được trang bị thêm giá để sách hoặc ngăn bàn để người dùng có thể chứa đồ dùng học tập cá nhân. Bàn theo kiểu cổ thường có bốn chân vững chắc, dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình trụ. Còn bàn theo kiểu mới thì có chân chống là hai tấm ván gỗ đóng liền với mặt bàn.
Tuy cấu tạo của chiếc bàn có vẻ khá đơn giản nhưng công dụng của nó vô cùng to lớn, và quan trọng, đặc biệt là với lứa tuổi hoc trò. Khi ở trường, các học sinh sẽ được học tập, tiếp thu kiến thức, học bài,…trên chiếc bàn học thân yêu. Về nhà, các bạn lại được ngồi vào bàn học ôn tập, làm bài, rèn luyện lại kiến thức. Ngoài ra, bàn học còn giúp học sinh cất giữ những quyển sách, vở, đồ dùng học tập thiết yếu. Vì vây, quả không sai khi nói rằng bàn học là một người bạn thân thiết đối với thế hệ học sinh, nó đã gắn bó với mỗi người suốt quãng thời gian cắp sách đến trường.
Để có thể có quãng thời gian học tập thật vui vẻ và thuận tiện bên chiếc bàn học thì ta phải biết cách bảo quản để bàn học có thể sử dụng bền lâu. Do chất liệu thường là gỗ nên bàn học phải tránh bị va đập mạnh và trầy xước. Khi thấy bàn học bị bui bẩn bám vào, chúng ta cần phải lau chùi sạch sẽ giúp cho bàn học luôn sạch đẹp. Ngoài ra,chúng ta cũng không nên vẽ lên bàn vì có thể việc lau chùi sẽ gặp khó khăn. Sau hi học xong, ta phải sắp xếp sách vở lại để bàn học được gọn gàng và ngăn nắp.
Với những công dụng hữu ích và vai trò quan trọng của mình, bàn học có lẽ đã trở thành một phần không thể thiếu đối với mỗi người học sinh. Bàn học đã trở thành người bạn gắn bó thân thiết với mỗi người chúng ta, bàn với ta cùng nhau trải qua những khoảng thời gian học tập và làm việc đáng nhớ, đồng hành cùng chúng ta tiến tới tương lai trên đôi cánh của khát vọng và ước mơ vươn xa.
@hschamngoan
Học tốt nhé.