Hãy chỉ ra đặc điểm trong cấu trúc các vế của câu văn: " Có tiếng cười trao gửi một niềm tin yêu, có tiếng cười thay cho một lời cảm ơn, một tình cảm chân thành muốn nói; có tiếng cười hài hước, dí dỏm khiến người ta quên cả mệt nhọc có tiếng cười phê phán thói hư tật xấu " . Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu cấu trúc như thế trong các vấn đề của câu văn này
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hàng tuần vào chiều thứ sáu, lớp tôi sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua. Buổi sinh hoạt này diễn ra trong tiết học cuối cùng và được cô giáo chủ nhiệm giám sát.
Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ, và bạn Hòa lớp trưởng đã đại diện cho cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô giáo yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Một câu hỏi của Hòa đưa ra đã khiến cả lớp im lặng. Một vài phút sau, Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba - đã đưa ra ý kiến của mình về bạn Tùng, một học sinh mới trong lớp. Lan Anh cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở và ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.
Sau ý kiến phát biểu thẳng thắn của Lan Anh, cả lớp bắt đầu tranh luận. Có bạn đưa ra ý kiến tán thành, có bạn lại phản đối. Trong ấn tương của riêng tôi, dù Tùng có tính cách khá nghịch ngợm, nhưng cậu bạn lại rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Đúng lúc này, lớp trưởng đề xuất việc giải quyết vấn đề này:
- "Thưa các bạn cùng cô giáo, trước khi bàn luận tiếp về vấn đề này, tôi xin ghi nhận ý kiến của bạn Lan Anh, và đồng ý với một số quan điểm của bạn. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp chúng ta không lâu. Quả thật bạn Tùng có tính cách nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích khá nổi trội và thường xung phong trả lời những câu hỏi, bài tập khó của giáo viên. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật... Nên tôi nghĩ bên cạnh những khuyết điểm, Tùng cũng có rất nhiều ưu điểm cần được ghi nhận và chúng ta nên cho bạn một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm."
Nhờ những dẫn chứng vô cùng thuyết phục của lớp trưởng Hòa, cả lớp bắt đầu tranh luận sôi nổi và những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, Tùng đã tự mình đứng lên kiểm điểm và hứa sẽ cải thiện tình hình.
Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cả lớp bỏ phiếu để đưa ra quyết định. Tất cả thành viên trong lớp đều đồng ý cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Lan Anh cũng đã thay đổi quan điểm của mình.
Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã trình bày các mục tiêu của tuần mới và buổi sinh hoạt đã kết thúc một cách tốt đẹp.
- vứt rác đúng nơi quy định
- hạn chế xài bao nilon
- hạn chế đi phương tiện riêng, sử dụng phương tiện công cộng để hạn chế khí
- tiết kiệm điện, nước
- sử dụng sản phẩm có thể tái chế, thân thiện với môi trường
- trồng nhiều cây xanh
Khổ 4: Ước nguyện của tác giả và cảm xúc khi rời xa.
- Cảm xúc bộc lộ trực tiếp (thương trào nước mắt) diễn tả sự lưu luyến, nhớ thương.
- Điệp ngữ " muốn làm" : thể hiện ước nguyện chân thành, gần gũi, thiết tha, mãnh liệt.
- Làm con chim, đóa hoa, cây tre. Chúng đều là sự vật nhỏ bé, bình dị nhưng mang nhiều ý nghĩa => Muốn được ở mãi bên Bác - người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh cây tre trung hiếu ( nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ): thể hiện lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn cuat nhà thơ đối với Bác.
Tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc ta, là túi khôn chứa đựng bao bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa. Từ đó ta tìm thấy những kinh nghiệm sống trong thực tế, những bài học đạo đức giúp ta hoàn thiện nhân cách. Ông ta đã nhắc nhở thế hệ sau phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình qua cây tục ngữ:
“Uống nước nhớ nguồn.”
Trước tiên ta hiểu “nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước, từ núi, từ rừng đổ ra suối rồi ra sông, ra biển. Đây là thứ nước trong khiết, mát lành nhất. Bởi vậy khi uống nước làm vơi đi cơn khát chúng ta phải biết suy ngẫm đến nơi xuất phát dòng nước ấy. Đằng sau đó, ông cha ta còn gửi gắm một bài học ý nghĩa sâu sắc: chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Trong cuộc sống này, không có thứ gì mà tự nhiên sinh ra cả. Những gì mà chúng ta được hưởng thụ ngày hôm nay phần lớn đều là do công sức lao động của những người đi trước. Để tạo ra thành quả đó,họ đã phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí là hi sinh nhiều thứ đáng giá. Trong khi đó, những người thế hệ sau như chúng ta lại có thể hưởng thụ mà không cần bỏ ra chút công sức nào. Chính vì thế ta phải biết ơn họ như là một cách để đền đáp phần nào những gì họ bỏ ra.
Không chỉ vì vậy, lòng biết ơn còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta gắn bó với cha anh, tạo lên một khối đoàn kết. Khi chúng ta biết ơn người đã làm ra thành quả cho ta hưởng thụ thì ta sẽ càng biết trân trọng những cống hiến đó, sử dụng nó vào những công việc có ích. Khi ấy, những công sức mà người đi trước bỏ ra sẽ không bị uổng phí. Con người biết sống ân nghĩa sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. Ví dụ như để có được cuộc sống hòa bình hiện nay đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu hi sinh của các chiến sĩ. Họ đã dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì bảo vệ Tổ quốc, đem ánh sáng tự do đến cho dân tộc ta, giúp ta có cuộc sống độc lập, ấm no như bây giờ. Chính bởi vậy, ta cần luôn ghi nhớ công ơn của họ để lấy nó làm động lực ngày càng cố gắng vươn lên xây dựng đất nước tươi đẹp hơn để xứng đáng với công sức các anh bỏ ra. Khi đó ta cũng không thấy thẹn với lòng.
Ngược lại, nếu như sống mà không biết biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ thì con người sẽ dần trở nên ích kỷ, vô trách nhiệm, bị mọi người chê trách mỉa mai, xa lánh trở thành người thừa trong xã hội.
Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức mà ai cũng cần có, là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay. Trong kho tàng văn học dân gian, không phải một lần ông cha ta nhắc nhở chúng ta phải biết sống ân nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm” hay “Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn”... Bởi vậy, chúng ta, những thế hệ sau cần phải kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp ấy.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã đưa ra lời khuyên sâu sắc đối với mỗi chúng ta về lòng biết ơn trong cuộc sống. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những kẻ vô ơn, sống vô trách nhiệm, coi những điều mà mình đang có là hiển nhiên. Những con người ấy cần phải lên án nghiêm khắc. Mỗi chúng ta cần nhận thức được rằng lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp mà mọi người phải có. Chúng ta cần hiểu rõ những thành quả người khác làm ra, ghi nhớ công của họ, trân trọng thành quả đó và ra sức cố gắng phát triển nó để không uổng phí công sức của người khác.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị. Mỗi chúng ta cần tiếp nhận bài học mà ông cha ta đã nhắn nhủ, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc.
Cày đồng đang buổi ban trưa mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở cuối câu ca dao đã nhấn mạnh được gì Ý gì\(\)