K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2018

Đêm qua em ngủ đi rồi
Thấy bàng bỗng lớn, tốt tươi lạ thường
Thấy cả Bác Hồ về làng
Cũng ngồi ở gốc cây bàng của em...

Những câu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng trong bài thơ "Cây bàng'' của Trần Đăng Khoa làm em bồi hồi nhớ lại hình ảnh cây bàng ở trường em. Em cũng là 1 cô bé nhỏ có rất nhiều tình thương đối với cây. Em yêu bàng rất nhiều

Nhìn từ xa, cây bàng trông như 1 cây dù xanh khổng lồ tỏa bóng mát cho chúng em, càng đến gần, em càng cảm nhận được vẻ đẹp giản dị của nó. Thân cây xù xì, khoác lên mình chiếc áo nâu sần sùi, mốc meo theo thời gian. Rễ cây trồi lên mặt đất trông như những con trăn đang nằm cuộn tròn. Rồi tieeng ve râm ran báo hiệu mùa hè sắp tới, cây bàng nở hoa. Những bông hoa lấp ló trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Làm sao em có thể quên được những kỉ niệm thân thương đối với cây. Vào những buổi giờ ra chơi trưa nóng nưc, bang dang 2 tay tỏa bóng mát cho chúng em. Dưới gốc cây, bọn hs chúng em chơi các trò chơi như: nhảy dây, đá cầu.... Ko chỉ chơi trò chơi, một số bn còn ngồi trên ghế đá để ăn, uống, trò chuyện, tán gẫu với nhau.. Ôi! Làm sao em có thể quên đc những kỉ niệm thân thương đối với cây.

                                             Bóng bàng tròn lắm

                                             Tròn như cái nong

                                             Em ngồi vào trong

                                             Mát ơi là mát!

Bàng là người bn tri kỉ của em. Em yêu bàng nhiều lắm, bàng ơi. Sau này, dù có đi đâu xa, em xe ko bao giờ quên đc những kỉ niệm đẹp dưới gốc cây bàng em.

27 tháng 10 2018

Bn thường xuyên trả lời câu hỏi

Trả lời

Cách 1: Trả lời câu hỏi trên OnlineMath.

Cách 2: Không đăng câu hỏi linh tinh trên OnlineMath.

Cách 3: Cố gắng trả lời đúng để được OnlineMath lựa chọn là câu trả lời đúng. 

# Hình như bạn cũng được thẻ VIP #

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

27 tháng 10 2018

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

27 tháng 10 2018

Khái niệm về trung thực:
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Biểu hiện trung thực:
- Luôn bảo vệ lẽ phải, không ngại khó khăn hiểm nguy.
- Dám nhận lỗi của bản thân.
- Không bao che cho phạm nhân, những người có hành vi xấu trong xã hội.
- Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
Tác dụng của việc trung thực:
Trung thực khiến người khác tin tưởng bạn hơn, bạn sẽ chiếm được lòng tin tưởng của mọi người xung quanh, từ đó bạn sẽ được giao phó những công việc quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống.
2. Tôn Sư Trọng Đạo
Khái niệm

Tôn sư trọng đạo là việc người học trò luôn biết ơn, hiếu kính với những người đã có công dậy dỗ mình.
Việc Làm để có thể tôn sự trọng đạo.
- luôn ngoan ngoãn nghe lời thầy cô.
- Luôn chào hỏi, lễ phép với thầy cô.
- Luôn dành những phần quà ý nghĩa nhất để tặng thầy cô

27 tháng 10 2018

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

Chúc bạn học tốt

26 tháng 10 2018

1. Không thầy đố mày làm nên: nhằm mục đích chỉ công lao to lớn của những người theo nghề giáo viên

2. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh: Thể hiện truyền thống yêu nước của Phụ nữ Việt Nam đã được kiểm chứng qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

3) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Thể hiện đạo đức tốt hơn vẻ đẹp

26 tháng 10 2018

1.Không thầy đố mày làm nên: 
Vai trò quan trọng của người thầy. Cần phải học hỏi người khác mới nên người. 
(Câu tục ngữ đề cao việc học thầy: không có thầy dạy bảo thì không thể làm được gì, không mở mang kiến thức được. 
Câu tục ngữ đề cập đến một đạo lí: phải biết học ở thầy, phải biết yêu kính và biết ơn thầy).

26 tháng 10 2018

bạn ơi có làm trang 40 hông

26 tháng 10 2018

Câu 1:

- ảnh A là môi trường hoang mạc

- ảnh B là môi trường nhiệt đới

- ảnh C là môi trường xích đạo ẩm

Câu 2Biểu đồ C phù hợp với ảnh xavan kèm theo

Câu 3: A – X ; C – Y

Câu 4:

Phân tích các biểu đồ, nhận thấy

+ Biểu đồ A : có nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 15°C ⟹ không phải đới nóng

+ Biểu đồ B : nóng quanh năm, nhiệt độ trên 20°C và có 2 lần nhiệt độ lên cao trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ. có một mùa khô vào mùa mưa ⟹ đây là biểu đồ của đới nóng.

+ Biểu đồ C : nhiệt độ tháng cao nhất vẫn dưới 20°C ⟹ không phải đới nóng

+ Biểu đồ D : có mùa đông lạnh nhiều tháng dưới -5°C ⟹ không phải của đới nóng.

+ Biểu đồ E : mùa hạ nóng trên 25°C, mùa đông mát, mưa rất ít và tập trung vào thu đông ⟹ không thuộc đới nóng.
 

26 tháng 10 2018

Tham khảo tại đây:

https://h.vn/hoi-dap/question/541889.html

24 tháng 10 2018

- Tài nguyên cạn kiệt , suy gảm do nhu cầu sử dụng của người dân ngày càng tăng.

- Đất trồng bị thoái hóa, bạc màu do không đượ chăm bón đầy đủ.

- Môi trường ô nhiễm, các cơ sở y tế, giáo dục , vui chơi, giải trí không đáp ứng được yêu cầu.

- Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị mới làm diện tích đất trồng thu hẹp.

- Chất lượng cuộc sống của người dân thấp, khó đáp ứng nhu cầu ăn, ở, học hành,...

- Biện pháp : giảm tỉ lệ gia tăng dân số , phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của nhân dân.

                                  # K MK NHA#

25 tháng 10 2018

Ngay từ thế kỷ thứ 19, nhà kinh tế học người Anh Thomas Malthus đã cảnh báo rằng sự gia tăng dân số không kiểm soát sẽ làm mất khả năng cung cấp đủ lương thực của Trái đất cho con người. Mặc dù luận thuyết của ông đã bị phê phán rằng quá đơn giản và mới chỉ xem xét quan hệ dân số – biến động tài nguyên, song nó cũng đã phần nào xác nhận thực tế về hậu quả cũng như hiểm họa môi trường của gia tăng dân số.

Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề lên toàn bộ các môi trường đất, không khí và nước trên toàn cầu vì mỗi một thành phần môi trường này lại có liên quan chặt chẽ đến thành phần khác. Và mỗi một cá thể, một con người khi sử dụng tài nguyên lại góp phần vào sự ô nhiễm môi trường. Trong khi mức độ sử dụng tài nguyên và lượng chất thải sinh ra từ mỗi con người, mỗi khu vực là không giống nhau, thì một thực tế rõ ràng là đất, nước và không khí là vô cùng cần thiết cho sự sinh tồn của loài người.

Đối với sự tiêu thụ tài nguyên, có hai tính chất chung cơ bản cần được nhấn mạnh. Thứ nhất là mọi người đều cần thức ăn, do đó cần phải có đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi cũng như để sản xuất ra lương thực thực phẩm. Hiện nay, trên toàn cầu có khoảng 1,5 tỷ hecta đất đang được canh tác trên tổng số khoảng từ 2 đến 4 tỷ hecta được cho là đất có thể canh tác. Hình 2.7. cho ta thấy nhu cầu đất đai trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của dân số đang gia tăng, và rằng số hecta đất cần để thỏa mãn nhu cầu lương thực của các phương án dân số dự báo với giả thiết rằng năng suất lương thực trên đầu người là không đổi. Mặc dù trải qua lịch sử đã có sự tăng thêm của diện tích đất có tiềm năng canh tác, song sự gia tăng quá nhanh của dân số toàn cầu đã không làm tình hình khả quan hơn. Diện tích đất cần cho sản xuất lương thực trên toàn cầu hiện nay đã rất gần với giới hạn dưới của diện tích đất có tiềm năng canh tác dự tính (Meadows et al., 1992).

Tài nguyên nước là tính chất chung thứ hai có liên quan chặt chẽ đến mối quan hệ giữa qui mô dân số và việc sử dụng tài nguyên. Nước là thành phần trung tâm của chu trình sinh thái mà nhân loại phụ thuộc vào và nước được chúng ta sử dụng vào rất nhiều mục đích thiết yếu như cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất năng lượng. Có lẽ nước chính là nguồn tài nguyên giới hạn của sự phát triển bền vững. Nước là tài nguyên không thay thế và sự cân bằng giữa nhu cầu nước của nhân loại với trữ lượng nước đã đến mức báo động. Chỉ có 2,5% lượng nước trên trái đất là nước ngọt – loại nước thiết yếu cho mọi loại hình sử dụng nước của con người – và chỉ có 0,5% là nước mặt và nước ngầm có thể khai thác sử dụng.

Trong khi đó, dân số toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong vòng hơn 70 năm qua và mức nước sử dụng đã tăng gấp sáu lần do sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp có tưới. Trong một vài năm gần đây, tổng lượng nước sử dụng đã tăng cùng nhịp độ với mức gia tăng dân số (UNFPA, 2001). Để thỏa mãn nhu cầu về nước của 77 triệu con người tăng thêm mỗi năm người ta dự tính cần phải có một lượng nước cõ bằng dòng sông Rhine. Song trữ lượng nước ngọt lại không hề tăng thêm.

Tóm lại, việc nhân loại sử dụng tài nguyên thiên nhiên là không có gì mới mẻ. Điểm mới ở đây là nhu cầu về mức sử dụng tài nguyên của một lượng dân số toàn cầu lớn chưa từng thấy sẽ còn tiếp tục tăng lên đáng kể hàng năm.

Gia tăng dân số không chỉ có liên quan đến mức tiêu thụ tài nguyên mà còn liên quan đến sự ô nhiễm môi trường gây ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Môi trường đất, nước, không khí, tất cả đều có vai trò như những bể chứa chất ô nhiễm. Do các qui trình công nghiệp rất phức tạp nên khó có thể xác định chính xác mối quan hệ giữa qui mô dân số và sự ô nhiễm. Một số nhà nghiên cứu đã ước tính được tác động của qui mô dân số đến một loại ô nhiễm ở một số vùng nhất định. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản mối quan hệ giữa dân số và ô nhiễm môi trường như sau: ví dụ, xét về ô nhiễm không khí, nhiều người hơn tức là sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với các hàng hóa được sản xuất tại các nhà máy, khu công nghiệp mà đây là những nơi tạo ra nhiều khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí. Đương nhiên, các mối quan hệ sâu xa hơn thì không đơn giản như vậy – khí hậu, chính sách kiểm soát ô nhiễm và công nghệ sản xuất, tất cả sẽ phối hợp với nhau để xác định chất lượng không khí.

Trong những năm gần đây, sự nóng lên toàn cầu hay biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề môi trường nóng bỏng. Các nhà khoa học đã nói nhiều đến tác hại lớn lao của những hiện tượng trên như thiên tai hạn hán, lũ lụt, dâng mực nước biển hay sự gia tăng bệnh ung thư da, các bệnh truyền nhiễm v.v… Theo các nhà khoa học, chính các khí thải từ những hoạt động phát triển của con người đã làm mỏng dần và thậm chí làm thủng tầng ôzôn, từ đó gây nên sự nóng lên hay biến đổi khí hậu toàn cầu. Như vậy, sẽ có mối tương quan chặt chẽ giữa các khí thải gây biến đổi khí hậu với số lượng dân số, mức tiêu dùng và trình độ công nghệ. Hình 2.8 thể hiện mối tương quan giữa dân số và sự phát thải khí cácbonmic (CO2) – một trong số các loại khí có thể phá hủy tầng ôzôn, trong đó cho thấy sự phát thải khí CO2 có thể được giảm đáng kể nếu sử dụng các công nghệ dùng nguồn năng lượng có hàm lượng cácbon thấp