I/ PHẦN ĐỌC THẦM.
Học sinh đọc thầm bài " Văn hay chữ tốt" ( trang 129, SGK Tiếng Việt 4, tập 1). Học sinh dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, chọn câu trả lời đúng nhất .
Câu 1. [NB] Thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì:
A. Cao Bá Quát lười học.
B. Cao Bá Quát mải chơi.
C. Cao Bá Quát viết chữ rất xấu.
D. Cao Bá Quát viết văn dở chữ xấu.
Câu 2. [NB] Ý nào sau đây là đúng :
A. Tiếng nào cũng phải có đủ âm đầu, vần và thanh.
B. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh.
C. Có tiếng không có âm đầu.
D. Có tiếng không có thanh.
Câu 3. [TH] Câu tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt?
A.Tiếng sáo diều.
B. Có chí thì nên.
C. Công thành danh toại.
D.Tuổi trẻ tài cao
Câu 4. Trong các từ sau, từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người “?
A. gian khổ C. bền chí
B. nhân từ. D. nản lòng
Câu 5. [TH] Cao Bá Quát nổi tiếng là người văn hay chữ tốt nhờ:
A. Ông có năng khiếu bẩm sinh.
B. Ông có người thầy dạy giỏi.
C. Ông nổi tiếng khắp nước là người văn hay.
D. Ông kiên trì luyện tập viết chữ suốt mười mấy năm và có năng khiếu viết văn.
Câu 6. [TH] Trong những thành ngữ sau, thành ngữ nào có nghĩa là liều lĩnh ắt có ngày gặp tai họa?
A. Chơi với lửa.
B. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
C. Chơi dao có ngày đứt tay.
D. Chơi diều đứt dây
Câu 7. [NB] Các tính từ trong câu: “Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém” là:
A. Xấu, hay, kém
B. Cao Bá Quát, thầy.
C. Xấu, cho.
D. Kém, nên.
Câu 8.[TH] Em chọn câu hỏi nào để thể hiện sự quan tâm đến bạn khi bạn gặp chuyện buồn.
A.Việc gì cậu phải buồn thế?
B.Mình có thể giúp gì được cho cậu không?
C.Có cần giúp gì không?
D.Cậu có chuyện gì không vui à?
Câu 9. [TH] Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện đúng chủ đề của bài văn?
A.Có chí thì nên
B.Lá lành đùm lá rách
C.Tuổi trẻ tài cao
D.Ý c đúng, a sai.
Câu 10. [TH] Câu hỏi để thể hiện sự thán phục khi bạn giải đúng bài toán khó là:
A. Cậu chỉ mình cách giải được không?
B. Cậu làm thế nào mà giải được bài toán này?
C. Sao cậu giỏi thế?
D. Bài toán này giải thế nào vậy?
Câu 11. [TH] Em chọn câu hỏi nào để thể hiện sự thán phục khi bạn giải đúng bài toán khó
A. Cậu chỉ mình cách giải được không?
B.Cậu làm thế nào mà giải được bài toán này?
C. Sao cậu giỏi thế?
D. Bài toán này giải thế nào vậy?
Câu 12. [VD] Câu chuyện Văn hay chữ tốt khuyên chúng ta:
A. Học cách luyện viết hàng ngày.
B. Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó, kiên trì, nhẫn nại thì mới thành công.
C. Giúp đỡ người khác trong mọi việc.
D. Chịu khó luyện viết văn mỗi ngày để thành công.
Câu 13. [VD] Câu: “Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.” Chuyển thành câu hỏi là:
A. Vì sao bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém?
B. Cao Bá Quát viết chữ như thế nào?
C. Thuở đi học Ai viết chữ rất xấu!
D. Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị điểm kém.
Câu 14. [VDC] Sau khi học xong bài văn “Văn hay chữ tốt” em rút ra được bài học là:
A. Luôn có ý thức tốt trong việc rèn chữ viết, cẩn thận khi viết bài và làm bài.
B. Làm gì cũng phải chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại thì mới đạt kết quả cao.
C. Luôn có ý thức tốt trong việc rèn chữ viết, cẩn thận khi viết bài và làm bài. Làm gì cũng phải chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại thì mới đạt kết quả cao.
D. Phải chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận khi viết bài và làm bài. anh chị kiểm tra giúp em ạ
chỗ trống đâu