K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2021

Gợi ý làm bài:
 

* Yêu cầu về hình thức

- Viết bài văn

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không viết sai chính tả

* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

1. Giải thích:

- “Tất cả những người đã nói không với tôi”: từ chối giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, thử thách.
- “Tự mình giải quyết sự việc”: đối phó, xoay sở với những gian khó, thử thách; tạo nên thành công bằng chính đôi tay, bằng sự độc lập, tinh thần tự chủ của bản thân.

=> Ý nghĩa câu danh ngôn: Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống chưa hẳn đã là điều không tốt. Ngược lại, ta phải biết ơn vì nhờ những lời chối từ ấy mà bản thân có cơ hội rèn luyện ý chí, tinh thần tự chủ, độc lập trong mọi hoàn cảnh. Câu nói đề cao vai trò, giá trị của tính tự chủ, độc lập.

2. Bàn luận. 

2.1. Những lời khước từ trong cuộc sống

- Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống rất đa dạng, có thể xuất hiện ở mọi hoàn cảnh. Những lời từ chối ấy có thể xuất phát từ tính vị kỷ của con người nhưng cũng hoàn toàn có thể xuất phát từ lòng yêu thương, mong muốn những điều tốt đẹp đến với ta, mong muốn ta đạt được thành công bằng chính đôi tay của mình. Những người yêu thương, quý mến ta muốn để ta tự lập, tự chủ để trưởng thành hơn.

- Trước những lời từ chối, con người không nên chán nản, bi quan tuyệt vọng mà ngược lại, phải biết ơn vì đây là cơ hội để bản thân bộc lộ khả năng, thể hiện ý chí, nghị lực…

2.2. Lý giải khái niệm: Tự chủ (độc lập)

- Tự chủ: tự mình giải quyết, sắp xếp công việc; độc lập làm việc trong cả suy nghĩ lẫn hành động, không phụ thuộc vào người khác.

=> Khẳng định: Tự chủ là đức tính tốt cần gìn giữ ở con người.

2.3. Tại sao cần phải tự chủ?

- Mỗi người đều có công việc, nhiệm vụ riêng; không phải lúc nào người mình muốn nhận được sự giúp đỡ cũng ở bên cạnh để gỡ rối cho ta, giúp ta giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, cần phải tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

- Mỗi con người đều phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào người khác; không phải lúc nào người xung quanh cũng vui vẻ giúp đỡ ta.

2.4. Chúng ta sẽ nhận được những gì từ đức tính tự chủ?

- Tự chủ giúp con người nhanh nhẹn, linh hoạt hơn, ít bị thụ động trước hoàn cảnh, tự mình giải quyết công việc, tự mình quyết định cuộc sống… Từ đó, có thể tiết kiệm thời gian, công sức; hiệu quả công việc cao hơn; tinh thần ta thoải mái hơn, tránh làm phiền người khác. (Dẫn chứng cụ thể)

- Tự chủ giúp chúng ta rèn luyện ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn; rèn luyện khả năng làm việc độc lập, khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân; nâng cao giá trị cuộc sống, được mọi người yêu quý, tôn trọng. (Dẫn chứng cụ thể.VD: Bill Gates, Thomas Edison…)

3. Mở rộng, nâng cao vấn đề: 

- Độc lập, tự chủ trong cuộc sống không có nghĩa là làm việc mà không quan tâm đến những góp ý, nhận xét của mọi người. Phải biết chọn lọc, tiếp thu, trân trọng những ý kiến đúng đắn để hoàn thiện bản thân.

- Phê phán những cá nhân không biết tự mình giải quyết công việc, chỉ trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của mọi người. Hèn nhát, ngại khó, ngại khổ hoặc tỏ thái độ tiêu cực khi không được giúp đỡ.

4. Bài học

- Trong cuộc sống, trước những gian nan, thử thách, phải kiên trì, cố gắng, tự mình giải quyết sự việc, không ỷ lại người khác…

Cho đoạn văn:…Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

…Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.

1. Đoạn văn trên trích từ  văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả.

2. Hãy diễn đạt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh.

3. Chép lại và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn văn.

4. Một số sự kiện văn hóa, thể thao gần đây cũng đã tác động tích cực đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và với mỗi người. Hãy chọn và trình bày suy nghĩ của em về một trong những sự kiện đó bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy).

0
21 tháng 2 2021

Biện pháp tu từ: so sánh : "Bác" với "trời đất".
- Tác dụng: cho thấy sự vĩnh hằng, trường tồn với thời gian, Bác còn sống mãi trong tâm trí của mỗi người

21 tháng 2 2021

Biện pháp tu từ: so sánh : "Bác" với "trời đất".
- Tác dụng: cho thấy sự vĩnh hằng, trường tồn với thời gian, Bác còn sống mãi trong tâm trí của mỗi người.7

19 tháng 2 2021

Bài thơ nào,cho cái name

19 tháng 2 2021

K có bài thơ , tại hạ k thể ngờ đc bc đi này của tiên sinh '-')

18 tháng 2 2021

1. Về hình thức, đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng), dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng viết tay), có thể nhiều hơn 1 vài dòng cũng không bị trừ điểm. Thậm chí các em có thể viết lên tới 250 chữ cũng được. Giám khảo không ai ngồi đếm đủ 200 chữ nên các em đừng quá lo lắng về số câu số chữ của bài viết. Nếu viết đủ ý, diễn đạt lưu loát, không mắc nhiều lỗi chính tả, sáng tạo, ... thì lên xuống 1 vài dòng cũng vẫn được điểm cao. Nếu đề bài yêu cần "viết bài văn" thì các em cần trình bài đủ 3 phần của bài NLXH thông thường ( Mở bài - thân bài - kết bài ), phần mở bài viết thành 1 đoạn, thân bài mỗi luận điểm ngắt thành 1 đoạn riêng, kết bài viết 1 đoạn.

2. Về nội dung: Dù dài hay ngắn thì đoạn văn cũng phải đầy đủ các ý chính. Cụ thể:

Câu mở đoạn: có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Các em nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, câu chốt nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề. Đoạn văn nên có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc cảm xúc, quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận.

Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý: Giải thích (Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?); phân tích, chứng minh (tại sao nói như thế?); bình luận, mở rộng vấn đề; bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch; nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý: Nêu hiện tượng (đó là hiện tượng gì? biểu hiện? mức độ?). Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên. Bàn luận về nguyên nhân, giải pháp ,... Nêu bài học sâu sắc với bản thân. Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung.

16 tháng 2 2021

Trong cuộc sống, chúng ta thường muốn nghe những lời khen ngợi từ người khác thay vì những lời chê bai. Phải chăng lúc nào khen cũng tốt và lúc nào chê cũng xấu? Thực chất thì cả khen và chê đều là những lời nhận xét, góp ý nhằm giúp đối tượng ngày càng hoàn thiện hơn, miễn là những lời khen chê ấy là thật lòng và đúng mực. Khen là những nhận xét đánh giá tích cực, còn chê thì ngược lại là những nhận xét, đánh giá tiêu cực. Khen và chê diễn ra ở hầu khắp những lĩnh vực, ngành nghề, không phân biệt thời gian, lứa tuổi, địa điểm,…..Chưa làm tốt công việc thì bị phê bình, làm tốt bài kiểm tra thì sẽ được khen, hay đơn giản là một hành động nhỏ như nhặt vụn rác ven đường vứt đúng nơi quy định thì cũng là một điều đáng được khen ngợi. Cả khen và chê thì đều quan trọng, không nên đặt một bên nào nặng, bên nào nhẹ mà cần cân bằng chúng. Nếu khen đúng mực thì sẽ là chúc mừng, còn quá đà thì có thể sẽ thành tâng bốc. Nếu chê không khéo léo thì sẽ dễ thành sỉ vả, lăng nhục. Muốn hoàn thiện bản thân mình thì hãy lắng nghe những nhận xét của người. Khen và chê giúp cho chúng ta sống có trách nhiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân mình, hướng tới một cuộc sống hoàn thiện về nhân cách và tâm hồn con người.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc Ấn Độ, người đi đường thường giữ ấm bằng một chiếc nồi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nồi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, họ cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngồi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng ấp của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc Ấn. Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng ấp của mình để mồi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Ánh sáng từ ngọn đuốc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế.” Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn”. Anh này mở chiếc lồng của mình ra thì hỡi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn.[…] (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr 86- 87) Câu 1:(0.5 điểm) Xác định ngôi kể của đoạn trích? Câu 2: (1.25 điểm) Chỉ ra sự khác nhau trong cách ứng xử của người đàn ông thứ nhất, thứ hai so với người đàn ông thứ ba? Câu 3: (1.25 điểm) Nêu ý nghĩa của hình ảnh “lồng ấp” được nhắc đến trong câu chuyện? Câu 4:(1.0 điểm) Em đồng ý với cách ứng xử của người đàn ông nào trong câu chuyện? Vì sao? PHẦN III. TẬP LÀM VĂN Câu 1:(2 điểm) Từ nội dung của phần đọc - hiểu, em hãy viết đoạn văn bàn về ý nghĩa của cho và nhận trong cuộc sống. Giải hộ mk ạ
0