K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2020

Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với chú bộ đội:

- Trang phục : + cái xác xắc xinh xinh

+ ca lô đội lệch

-> Nghệ thuật : từ láy

=> Trang phục của chú bé liên lạc dễ thương.

- Hình dáng : + loắt choắt

+ chân thoăn thoắt

+ đầu nghênh nghênh

-> Nghệ thuật : Từ láy

=> chú bé nhỏ nhắn , nhan nhẹn , tinh nghịch.

- Hành động , cử chỉ :

+ Mồm huýt sáo vang

+ nhảy trên đường

+ cười híp mí .

-> Nghệ thuật : Động từ , so sánh

=> Nhí nhảnh , hồn nhiên , tinh nghịch

=> Tác giả sử dụng nhiều từ láy , động từ , phép so sánh , nhịp thở nhân để làm nổi bật hình ah Lượm ngộ nghĩnh , đáng yêu , nhí nhảnh , hồn nhiên , yêu đời , ...

Cảm nhận về Lượm qua các chi tiết:     Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

16 tháng 3 2020

Tác giả: Tô Hoài

PTBĐ: Tự sự+Miêu tả

19 tháng 3 2020

1.Để chinh phục được công chúa Mị Nương xinh đẹp- con gái của vua nước Văn Lang, cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng đến cầu hôn nàng, sau một thời gian đối đầu ác liệt thì phần thắng đã thuộc về người xứng đáng. Sơn Tinh một người tài năng, có vẻ ngoài cường tráng oai hùng đã đánh thắng Thủy Tinh.

Thủy Tinh vừa kịp đến thì nghe được tin Sơn Tinh đã đưa Mị Nương trở về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng. Ngay lập tức, Thủy Tinh đã dùng điện thoại di động gọi điện cho các đệ tử ở nhà chuẩn bị binh lính dưới Thủy cung, các tàu chiến, hàng loạt binh thủy được trang bị vũ khí kĩ càng. Đồng thời, Thủy Tinh tung lên các trang Facebook, Twiter, Zalo… nhằm nghênh chiến, đưa ra lời thách thức Sơn Tinh; hô mưa gọi gió, làm thành giông bão, gió thổi cuồn cuộn làm rung động cả đất trời.

Nhận được ngay tin từ thần báo, Sơn Tinh ở núi Tản Viên cũng đã chuẩn bị lực lượng khá chu đáo và đầy đủ. Nhằm đảm bảo sự an nguy cho nhân dân, Thần Núi huy động toàn bộ máy xúc và máy cẩu để đắp đê ngăn lụt. Trước đó, thần cũng đã có chính sách phòng chống trước nên các bộ phận để điều được nhân dân đắp khá chắc và vững. Các con đê làm từ xi măng cốt thép được Sơn Tinh xây dựng kiên cố. Ngay lúc này đây, Thần Biển đã hô mưa gọi gió, nước dâng nhanh đến thành Phong Châu cùng với hàng nghìn lính chiến, tàu thủy.Tuy nhiên, Sơn Tinh đã sử dụng các máy ủi, máy xúc càn quét hàng loạt binh lính. Cuộc chiến cân sức cân tài, ai cũng mạnh, ai cũng không khẳng định được sức mạnh vô địch của mình. Dữ dội, mãnh liệt là thế nhưng cuối cùng thì Thần Nước cũng phải chịu thua, thất bại trước Thần Núi. Câu chuyện không chỉ nói về cuộc chiến cưới vợ của hai thần mà còn thể hiện ước mơ được chinh phục, làm chủ thiên nhiên của nhân dân ta. Thần Núi là đại diện cho sự yên bình, sóng yên biển lặng và sức mạnh, trí thông minh của người lao động. Tác giả dân gian đã ngụ ý nghiêng phần thắng về phía Sơn Tinh ngay từ đầu tác phẩm.

Thủy Tinh thất bại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn ấm ức Sơn Tinh vì không cưới được Mị Nương về mà hằng năm thần vẫn hô mưa gọi gió để đánh Sơn Tinh, mưa lũ ồ ạt đến phá hoại mùa màng của nhân dân. Chính vì thế từ trước đến nay nhắc đến Sơn Tinh người dân luôn cho đó là biểu tượng cho những gì xấu xa, không may mắn. “Ở hiền gặp lành” câu ngạn ngữ của dân gian luôn đúng, nhân dân vào các vụ mùa muốn bội thu thường làm lễ tế thần sông, thần núi cho họ được thỏa ước muốn.

2.Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh

bài 1. nêu các loại động từ chính. mỗi loại đặt 3 câu đề minh họabài 2. cho đoạn trích sau: " vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. chú bé vùng dậy, vươn vai 1 cái bỗng biến thành 1 tráng sĩ mk cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mk ngựa. ngựa phun lửa,...
Đọc tiếp

bài 1. nêu các loại động từ chính. mỗi loại đặt 3 câu đề minh họa

bài 2. cho đoạn trích sau: " vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. chú bé vùng dậy, vươn vai 1 cái bỗng biến thành 1 tráng sĩ mk cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mk ngựa. ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi cs giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. bỗng roi sắt gãy. tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. giặc tan vỡ. đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn."

       a) tìm các động từ troh đoạn văn trên

       b) e cs nhận xét j về vc sử dụng động từ trog đoạn văn trên

       c) e vt 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của e về nv tráng sĩ trog đoạn văn trên

 

1
19 tháng 3 2020

Câu 1

Các loại động từ chính

-Động từ tình thái(thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)

vd (tự lấy nhé)

-Động từ chỉ hành động , trạng thái(ko đòi hỏi động từ khác đi kèm)

vd(dễ lắm tự lấy nhé)

Câu 2 mk chưa nghĩ ra tại lâu rồi 2 năm mk ko đụng đến nên quên rồi .THÔNG CẢM NHÉ! SORRY BẠN!

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn[2], bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)

a. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn được trích từ tác phẩm nào?

b. (1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn và cho biết hiệu quả của chúng trong việc miêu tả nhân vật “tôi”.

c. (1 điểm) Tìm và phân tích một hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.

d. (2.5 điểm) Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích trên. Ghi ra một cụm động từ có trong đoạn văn em đã viết và gạch chân phần trung tâm.

1
16 tháng 3 2020

1. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả.

Đoạn văn trích từ tác phẩm: Bài học đường đời đầu tiên.

b. Từ láy: điều độ, phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, rung rinh, ngoàm ngoạp, hùng dũng, chốc chốc, trịnh trọng. 

-> Miêu tả ngoại hình cường tráng, khỏe mạnh của Dế Mèn.

c. Hai cái răng đen nhánh ... như hai lưỡi liềm máy làm việc. => Sức mạnh của những chiếc răng của Dế Mèn.

15 tháng 3 2020

                      Quê hương em biết bao tươi đẹp

                      Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây.

Một cảnh đẹp mà em thích nhất là cảnh hoàng hôn trên đồng quê yên ả, thanh bình.

Khi ông Mặt Trời dần dần xuống sau dãy núi xa xa, ánh nắng vàng ấm áp còn sót lại rải nhẹ trên bờ đê, thảm cỏ, ngả dài trên ruộng lúa. Sóng lúa ánh lên và nhấp nhô trong làn gió thoảng qua. Từ phía chân trời, những đàn chim ríu rít gọi bầy rồi bay về tổ. Đàn sếu nhởn nhơ trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.

Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành được đưa vào ruộng lúa, chúng hòa vào đất giúp cây lúa có thêm sức mạnh sau một ngày chống chọi với nắng trời. Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần rồi tắt hẳn. Trên đỉnh núi là một màu vàng của ráng chiều bao phủ. Những đàn trâu mải miết gặm cỏ trên đồi:

"Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”. Thế rồi, tiếng sáo vi vút ngân vang, đàn trâu vểnh tai nghe rồi lững thững đi về, bóng sừng trâu in đậm giữa ruộng đồng yên lặng. Theo sau những đàn trâu no cỏ là đám mục đồng đang trò chuyện râm ran. Tất cả đã làm cho làng quê thêm đẹp. Ngoài đồng, các bác nông dân cũng lần lượt đi về, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến.

Bấy giờ, ráng chiều cũng nhạt dần rồi không còn nữa. Ánh sáng chỉ còn phảng phất phía tây. Những đám mây xám đục là là bay đến. Bầu trời mịt màu lam thẫm. Sương đêm chập chờn rơi rồi tụ tập trên đầu ngọn cỏ, ẩn hiện trong bóng đêm mờ ảo đang sắp sửa buông xuống. Người đi đường vãn dần, âm thanh trên đường làng cũng lắng chìm sau bóng hoàng hôn. Trong các bụi rậm ven đường, những chú tắc kè rón rén bước ra, rồi chúng tung tăng nhảy nhót, trườn lên những thân cành và cất tiếng kêu vang. Đây đó, văng vẳng tiếng côn trùng trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa. Trong làng, nhà nhà đã nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng quê yên tĩnh. Những đàn gà đã lên chuồng kêu tục... tục. Các chị gà mái thì thầm bàn nhau sẽ thức thâu đêm để lo cho việc ngày mai đẻ trứng. Thế rồi, chúng cũng lim dim với giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Em thích hoàng hôn bởi cái khí trời bắt đầu mát mẻ, gió thổi len qua những tán lá kêu xào xạc, bầu trời đổi màu xinh đẹp và được mẹ âu yếm khi chiều về. Hoàng hôn chính là một sự kỳ diệu, nhắc nhở chúng ta một ngày nữa đã trôi qua, chúng ta đang dần lớn lên và trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn và có ý thức hơn. Đó là tất cả hoàng hôn trong em.

17 tháng 3 2020

Quê hương em biết bao tươi đẹp

Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây.

Một cảnh đẹp mà em thích nhất là cảnh hoàng hôn trên đồng quê yên ả, thanh bình.

Khi ông Mặt Trời dần dần xuống sau dãy núi xa xa, ánh nắng vàng ấm áp còn sót lại rải nhẹ trên bờ đê, thảm cỏ, ngả dài trên ruộng lúa. Sóng lúa ánh lên và nhấp nhô trong làn gió thoảng qua. Từ phía chân trời, những đàn chim ríu rít gọi bầy rồi bay về tổ. Đàn sếu nhởn nhơ trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.

Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành được đưa vào ruộng lúa, chúng hòa vào đất giúp cây lúa có thêm sức mạnh sau một ngày chống chọi với nắng trời. Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần rồi tắt hẳn. Trên đỉnh núi là một màu vàng của ráng chiều bao phủ. Những đàn trâu mải miết gặm cỏ trên đồi:

"Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”. Thế rồi, tiếng sáo vi vút ngân vang, đàn trâu vểnh tai nghe rồi lững thững đi về, bóng sừng trâu in đậm giữa ruộng đồng yên lặng. Theo sau những đàn trâu no cỏ là đám mục đồng đang trò chuyện râm ran. Tất cả đã làm cho làng quê thêm đẹp. Ngoài đồng, các bác nông dân cũng lần lượt đi về, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến.

Bấy giờ, ráng chiều cũng nhạt dần rồi không còn nữa. Ánh sáng chỉ còn phảng phất phía tây. Những đám mây xám đục là là bay đến. Bầu trời mịt màu lam thẫm. Sương đêm chập chờn rơi rồi tụ tập trên đầu ngọn cỏ, ẩn hiện trong bóng đêm mờ ảo đang sắp sửa buông xuống. Người đi đường vãn dần, âm thanh trên đường làng cũng lắng chìm sau bóng hoàng hôn. Trong các bụi rậm ven đường, những chú tắc kè rón rén bước ra, rồi chúng tung tăng nhảy nhót, trườn lên những thân cành và cất tiếng kêu vang. Đây đó, văng vẳng tiếng côn trùng trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa. Trong làng, nhà nhà đã nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng quê yên tĩnh. Những đàn gà đã lên chuồng kêu tục... tục. Các chị gà mái thì thầm bàn nhau sẽ thức thâu đêm để lo cho việc ngày mai đẻ trứng. Thế rồi, chúng cũng lim dim với giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Ôi! Hoàng hôn trôn quê hương em có bao nhiêu lí thú. Em yêu nơi ấy vô cùng.

NGỮ VĂN 6PLEASE HELP ME GẤP!!! AI NHANH 1 TICKCâu  1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?A. Là toàn bộ sự việc được thể hiện trong tác phẩm;B. Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm;C. Là tất cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm;D. Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.Câu 2: Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là...
Đọc tiếp

NGỮ VĂN 6

PLEASE HELP ME GẤP!!! AI NHANH 1 TICK

Câu  1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất cho khái niệm cốt truyện?
A. Là toàn bộ sự việc được thể hiện trong tác phẩm;
B. Là những sự việc cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm;
C. Là tất cả những nhân vật được giới thiệu trong tác phẩm;
D. Là nội dung chi tiết mà truyện phản ánh.
Câu 2: Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật “không gì quý bàng”?
A. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành;
B. Lễ vật bình dị;                 C. Lễ vật quý hiếm, đắt tiền;                      D. Lễ vật rất kì lạ.
Câu 3: Tại sao khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản?

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh.

A. Có hình thức câu chữ rõ ràng;
B. Có nội dung thông báo đầy đủ;
C. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh;
D. Được in trong sách.
Câu 4: Câu ca dao trên được trình baỳ theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự;               B. Miêu tả;              C. Hành chính công vụ;                 D. Biểu cảm.

1
16 tháng 3 2020

1B

2 A

3 C

4 D

14 tháng 3 2020

Nãy mình làm sai, nên mình làm lại!

Câu 1: 

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

Câu 2: 

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.