K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4

Ai giúp mik với

 

Em hãy đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: NGUỒN GỐC NGÀY QUỐC KHÁNH    Sau khi Hà Nội và nhiều nơi khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Hồ Chủ tịch từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Trung ương đón Người về ở căn gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác...
Đọc tiếp

Em hãy đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

NGUỒN GỐC NGÀY QUỐC KHÁNH

   Sau khi Hà Nội và nhiều nơi khởi nghĩa thắng lợi, ngày 25 tháng 8, Hồ Chủ tịch từ chiến khu trở về ngoại thành Hà Nội. Chiều hôm sau, Trung ương đón Người về ở căn gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang để trực tiếp chỉ đạo phong trào. Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.

    Từ sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình. Những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng các thứ tiếng Việt Anh, Pháp, Hoa, Nga chăng ngang đường phố. ý chí của nhân dân được biểu lộ trên các dòng chữ: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Lễ đài bằng gỗ đơn sơ được dựng lên giữa quảng đường Ba đình, các đội tự vệ vũ trang cùng những đơn vị Quân Giải phóng đội mũ ca lô, quân phục nghiêm trang, hàng ngũ thẳng tắp đứng trước lễ đài. Những chiến sĩ cách mạng đã từng anh dũng chiến đấu ở Bắc Sơn, Vũ Nhai, đã lập nên các chiến công Nà Ngần, Phai Khắt, vừa cùng nhân dân vùng dậy cướp chính quyền, giờ đây vẫn nắm chắc tay súng bảo vệ nền Độc lập mới ra đời. Hơn 50 vạn người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, nét mặt hân hoan phấn khởi chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới- nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.

   Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Hàng chục vạn bàn tay nắm chặt giơ lên ngang tai, biểu thị lòng quyết tâm và ý chí sắt đá, kính chào lá cờ vinh quang của Tổ quốc.

                                                      Nguồn: http://www.phunutoday.vn-HT

Thực hiện các yêu cầu

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn nào dưới đây?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản biểu cảm

D. Văn bản thông tin

Câu 2:Văn bản viết về sự kiện nào?

A. Ngày cách mạng Tháng 8 thành công

B. Nguồn gốc của ngày Quốc khánh 2/9

C. Lễ ra mắt chính phủ lâm thời

D. Bác Hồ đọc bản truyên ngôn độc lập

Câu 3: Bài viết gồm mấy phần?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4: Câu văn: “Từ sáng sớm ngày 2/9, hàng chục vạn người hàng ngũ chỉnh tề, cờ hoa khoe sắc, áo quần tươi màu đỏ dồn về phía Ba Đình.”,cho em biết thông tin nào?

A. Thời gian đọc Bản tuyên ngôn độc lập

B. Địa điểm đọc bản truyên ngôn độc lập

C. Người tham dự lễ mít tinh

D. Gồm A+B+C

Câu 5: Đâu là cặp từ trái nghĩa trong câu văn: “Người đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về những công tác đối nội và đối ngoại, quyết định việc khẩn trương tổ chức lễ ra mắt của chính phủ lâm thời.”?

A. Nội – ngoại

B. Ra mắt – bàn về

C. Quyết định - tổ chức

D. Khẩn trương- phiên họp

Câu 6: Câu văn: “Muôn triệu trái tim hồi hộp hướng về Hà Nội, đợi chờ.” có vị ngữ là:

 A. Cụm tính từ

B. Cụm động từ                                                      

C. Cụm chủ vị                                                         

D. Cụm từ

Câu 7: Câu văn: “Đúng 14 giờ, Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ lâm thời ra lễ đài.”, có mấy phó từ?

 A. Một                                                                      B. Hai     

 C. Ba                                                                        D. Bốn

Câu 8: Thông tin chính của phần cuối văn bản cho em biết điều gì?

A. Thời khắc xuất hiện của Bác Hồ               B. Khúc Tiến quân ca vang lên    

C. Lá cờ sao vàng được kéo lên                   D.Thời khắc khai sinh nước Việt Nam dân chủ

                                                                           cộng hòa

 

0
18 tháng 4

TK:

Người học sinh chúng ta phải rèn luyện bản thân rất nhiều nếu muốn trở thành một công dân tốt trong xã hội. Một trong những tính cách quan trọng mà chúng ta cần có và cần phải rèn luyện cho bản thân mình chính là tính lễ phép. Lễ phép là cách cư xử đúng mực của mỗi người với người khác; biết coi trọng người khác trong giao tiếp. Lễ phép còn là sự tôn trọng, quý mến, niềm nở của mình đối với mọi người xung quanh. Lễ phép là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện mình cũng như rèn luyện một nếp sống tốt đẹp hơn. Người sống lễ phép là những người sống nhã nhặn, lịch sự với mọi người, nói lời nhỏ nhẹ trong giao tiếp, ngôn ngữ trong sáng và hành vi đúng mực. Họ cũng là những người sống cung kính, lễ phép với người lớn tuổi, nhường nhịn, khoan dung với người nhỏ tuổi; không xúc phạm, lăng mạ danh dự hay xâm hại, bạo lực thân thể người khác. Lễ phép là biểu hiện sâu sắc nhất của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp hơn. Người biết lễ phép luôn được người khác yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ trong cuộc sống. Việc sống lễ phép sẽ giúp con người xây dựng một cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn, nơi con người được tôn trọng, yêu thương. Sống lễ phép cũng góp phần giúp đạo đức của con người trở nên tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc sống lễ phép. Lại có những người sống vô lễ, thiếu tôn trọng mọi người xung quanh,… Những người như thế thật đáng chê trách và cần thay đổi bản thân, sống lễ phép với mọi người. Là người học sinh, chúng ta cần rèn luyện cách sống lễ phép với mọi người xung quanh, học tập những điều hay lẽ phải để tốt hơn từng ngày. Bên cạnh đó ta cũng cần sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh,… Lễ phép là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần học tập, rèn luyện cho bản thân mình mỗi khi cư xử với người bề trên, những người lớn tuổi hơn mình. Hãy trở thành người con ngoan trò giỏi, lễ phép, hiếu nghĩa ngay từ hôm nay.
18 tháng 4

TK:

Hãy sống và yêu thật đơn giản, đơn giản như dòng sông xanh xanh, bàng bạc. Đừng mãi nhìn cuộc đời quá phức tạp, quá hoa mỹ, như thế bạn càng cảm thấy mệt mỏi. Không cần đến những con sóng dữ dội, vì những con sóng chỉ khiến người ta cảm thấy hơi vị bôn ba, không cần đến màu sắc rực rỡ, vì chỉ làm cho người ta mơ mộng chốn phồn hoa.

Người ta thường nói, thứ đơn giản và hồn nhiên nhất chính là tâm hồn non nớt của trẻ con, cái đơn giản đó mà cả thế giới cứ mãi tìm kiếm. Đúng vậy, khoảng thời gian tuổi thơ đẹp làm sao, cái tuổi với bao khát khao, bao hoài bão, lí tưởng, cái tuổi có những ước mơ bay cao, bay xa đến mức vượt tầm vũ trụ, cái tuổi đó đẹp, mơ màng nhưng dường như không thuộc về ta nữa.

Bây giờ khi trưởng thành, đứng trước quá nhiều lựa chọn, ta bắt đầu hoang mang, lo lắng, mình phải làm sao? Ai có thể giúp mình? Dần dần ta nhận ra ngay cả ước mơ, lí tưởng cũng cần có điểm tựa để ta dựa vào những lúc chênh vênh nhất, không biết lựa chọn nào là tốt nhất cho mình. Nhờ điểm tựa mà những lí tưởng không hóa ảo tưởng.

Người có lí tưởng là người hạnh phúc. Hạnh phúc là điểm đến không phải hành trình, hạnh phúc là nơi xuất phát, cũng là nơi để trở về, người hạnh phúc là người biết mình đi đâu và về đâu. Dù cuộc sống có bộn bề tấp nập đến đâu chăng nữa thì cũng cần một điểm tựa, một nơi để tìm về. Đúng thế điểm tựa chính là điểm xuất phát và điểm dừng chân, điều đó được ví như tòa lâu đài cao bao nhiêu cũng không thể đứng vững trên hư không, loài trai biển muốn xuất hiện, muốn sinh tồn thì cần có biển cả, và bãi cát che chở.

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải từng trải qua ít nhất 1 lần thất bại, hụt hẫng, đau khổ, dằn vặt. Những lúc đó bạn cần gì nhất? đó chính là một điểm tựa, đó là điểm tựa niềm tin, niềm tin giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mang đến mọi điều tốt đẹp.


Chỉ cần có niềm tin, dù phải đối diện với thử thách nghiệt ngã đến đâu chẳng nữa, bạn hãy tin rằng cuộc sống luôn còn những cơ hội cho bạn và khả năng của con người là không có giới hạn. Hơn nữa, bạn không đơn độc một mình. Bên cạnh bạn luôn có những bàn tay sẵn sàng nâng đỡ, còn có những tấm lòng chia sẻ và cả những ký ức đẹp của cuộc sống.

Niềm tin là điểm tựa quý giá đưa ta đến gần hơn sự thành công.

Archimedes từng nói:”Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả trái đất” có sức mạnh là có cơ hội làm mọi thứ, chỉ cần có điểm tựa vững chắc thì khó khăn mấy cũng nâng lên được.

Con người cũng cần một điểm tựa, điểm tựa đó có thể mang đến cho bạn trí tuệ, sức mạnh, phương hướng và dung khí. Tìm được điểm tựa thuộc về mình, lúc đó có thể bạn sẽ phát hiện ra lí tưởng cách bạn không xa lắm.

18 tháng 4

Chắc hẳn đối về đề tài viết về bà, về mẹ sẽ rất nhiều nhưng ngược lại những tác phẩm viết về cha lại khá khiêm tốn. Không phải vì tình yêu thương của cha ít hơn với mẹ, với bà. Mà tình yêu của người cha dành cho những đứa con của mình luôn luôn thầm kín, không bộc lộ quá nhiều. Nhưng tác giả trẻ Cao Thị Tỵ đã có một truyện ngắn rất hay và để lại cho chúng ta những bài học ý nghĩa sâu sắc đó là tác phẩm ' Bố tôi".

Câu chuyện mở đầu bằng những lời kể của Ngoại. Nhân vật ' tôi" lớn lên trong hoàn cảnh đã mất mẹ từ sớm khi mới lên ba, con đứa em thì đã mồ côi mẹ từ khi mới một tuổi. Đó là một mất mát, một cú sốc khá lớn đối với một đứa trẻ ba tuổi. Và nó cũng là nỗi đau của người cha phải một mình nuôi những đứa con thơ dại. 

Người bố của nhân vật " tôi" vì ngày phải đi làm nên việc chăm lo cho các con phải nhờ đến bà ngoại. Nhưng cứ khi về đến nhà thì bố lại ôm đàn con thơ dại của mình vào lòng mà vỗ về, mà chăm sóc thay cho mẹ. Bố không hề biết ru mà thay vào đó là đọc một bài thơ có tên " Bầm ơi". Những đứa con còn nhỏ nghe một lúc thì đã ngủ say nhưng không hề biết được rằng những lúc đó người bố lại xúc động nghẹn ngào và có khi là sẽ rơi nước mắt khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những đứa con thơ. 

Và người bố muốn dành hết tất thảy sự yêu thương đó cho hai đứa con khi đã thiệt thòi vì không có mẹ. Nên dù mọi người có nói người nên tục huyền - tìm mẹ lế thì người bố đã từ chối vì sợ các con sẽ không còn được yêu thương, và cũng sẽ không có thời gian để yêu thương các con đủ nhiều. Vậy nên người bố đã chọn gác lại hạnh phúc nhỏ của mình để chỉ mong các con được lớn lên trong tình yêu thương của cha. 

Không muốn để các con khổ sở, vất vả nên người bố đã đi làm nhiều công việc khác nhau, dù vất vả thế nào cũng không bao giờ để cho con phải chờ đợi trước cổng trường, người bố sẽ luôn cố gắng đón con đúng giờ.

Nhưng khi bố ngã bệnh thì nhân vật " tôi" mới nhận ra sự vô tâm, vô tư của mình mà không biết giúp đỡ bố nhiều hơn. Dù trong lúc ốm đau, bệnh tật thì bố cũng chỉ lo cho con cái học hành mầ không nghĩ đến bản thân mình. Đến khi nhân vật " tôi" nhận ra thì đã quá muộn vì người bố đã qua đời.

Câu chuyện dừng lại trong dòng suy ngẫm của nhân vật và thốt lên rằng " Bố ơi! Gía như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn." Đó là tình yêu thương, sự trân trọng những gì mà người bố đã cố gắng chăm lo, bù đắp tình thương cho người đứa con còn thơ dại của mình.  Câu chuyện không quá dài nhưng khi đọc xong ai trong chúng ta cũng có những suy ngẫm khác nhau và tự nhìn lại bản thân đã làm gì để cho bố mẹ vui lòng hay chưa?

4
456
CTVHS
18 tháng 4

má bà ko ghi TK à?

18 tháng 4

Chắc hẳn đối về đề tài viết về bà, về mẹ sẽ rất nhiều nhưng ngược lại những tác phẩm viết về cha lại khá khiêm tốn. Không phải vì tình yêu thương của cha ít hơn với mẹ, với bà. Mà tình yêu của người cha dành cho những đứa con của mình luôn luôn thầm kín, không bộc lộ quá nhiều. Nhưng tác giả trẻ Cao Thị Tỵ đã có một truyện ngắn rất hay và để lại cho chúng ta những bài học ý nghĩa sâu sắc đó là tác phẩm ' Bố tôi".

Câu chuyện mở đầu bằng những lời kể của Ngoại. Nhân vật ' tôi" lớn lên trong hoàn cảnh đã mất mẹ từ sớm khi mới lên ba, con đứa em thì đã mồ côi mẹ từ khi mới một tuổi. Đó là một mất mát, một cú sốc khá lớn đối với một đứa trẻ ba tuổi. Và nó cũng là nỗi đau của người cha phải một mình nuôi những đứa con thơ dại. 

Người bố của nhân vật " tôi" vì ngày phải đi làm nên việc chăm lo cho các con phải nhờ đến bà ngoại. Nhưng cứ khi về đến nhà thì bố lại ôm đàn con thơ dại của mình vào lòng mà vỗ về, mà chăm sóc thay cho mẹ. Bố không hề biết ru mà thay vào đó là đọc một bài thơ có tên " Bầm ơi". Những đứa con còn nhỏ nghe một lúc thì đã ngủ say nhưng không hề biết được rằng những lúc đó người bố lại xúc động nghẹn ngào và có khi là sẽ rơi nước mắt khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, hoàn cảnh của những đứa con thơ. 

Và người bố muốn dành hết tất thảy sự yêu thương đó cho hai đứa con khi đã thiệt thòi vì không có mẹ. Nên dù mọi người có nói người nên tục huyền - tìm mẹ lế thì người bố đã từ chối vì sợ các con sẽ không còn được yêu thương, và cũng sẽ không có thời gian để yêu thương các con đủ nhiều. Vậy nên người bố đã chọn gác lại hạnh phúc nhỏ của mình để chỉ mong các con được lớn lên trong tình yêu thương của cha. 

Không muốn để các con khổ sở, vất vả nên người bố đã đi làm nhiều công việc khác nhau, dù vất vả thế nào cũng không bao giờ để cho con phải chờ đợi trước cổng trường, người bố sẽ luôn cố gắng đón con đúng giờ.

Nhưng khi bố ngã bệnh thì nhân vật " tôi" mới nhận ra sự vô tâm, vô tư của mình mà không biết giúp đỡ bố nhiều hơn. Dù trong lúc ốm đau, bệnh tật thì bố cũng chỉ lo cho con cái học hành mầ không nghĩ đến bản thân mình. Đến khi nhân vật " tôi" nhận ra thì đã quá muộn vì người bố đã qua đời.

Câu chuyện dừng lại trong dòng suy ngẫm của nhân vật và thốt lên rằng " Bố ơi! Gía như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn." Đó là tình yêu thương, sự trân trọng những gì mà người bố đã cố gắng chăm lo, bù đắp tình thương cho người đứa con còn thơ dại của mình.  Câu chuyện không quá dài nhưng khi đọc xong ai trong chúng ta cũng có những suy ngẫm khác nhau và tự nhìn lại bản thân đã làm gì để cho bố mẹ vui lòng hay chưa?

18 tháng 4

TK:

Từ thuở bé, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng thích những câu chuyện cổ tích do bà kể. Bước vào thế giới cổ tích như bước vào thiên đường vậy. Và có lẽ, một câu chuyện nói về dì ghẻ con chồng, không ai không biết được. Đó là câu truyện Tấm Cám.

Ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ có hai chị em cùng cha khác mẹ. Chị tên là Cám, em tên là Tấm. Mẹ Tấm mất sớm, mấy năm sau thì ba Tấm cũng qua đời, Tấm phải sống chung với dì ghẻ chính là mẹ Cám. Bà rất cay nghiệt, bắt Tấm làm quần quật từ sáng đến tối không lúc nào ngơi tay, từ việc nhà, chăn dâu cắt cỏ.Thế nhưng Cám chẳng làm gì cả, Cám được nuông chiều chẳng khác gì một cô công chúa.

Một ngày nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng mò tôm xúc tép, với lời thưởng “Hễ đứa nào được đầy giỏ thì sẽ được thưởng cho cái yếm đỏ”. Đến đồng, vì quen với công việc khó nhọc nên chẳng mấy chốc, Tấm được đầy giỏ, còn Cám thì chẳng được gì.

Cô em thấy vậy, nói lời ngon ngọt, bảo chị: “Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, Tấm hụp sâu xuống nước tấm rửa. Nhân cơ hội đó, Cám trút hết giỏ của Tấm, tung tăng bước về nhà. Nhưng khi bước lên, thì chỉ còn giỏ không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tấm kể hết sự việc cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Thôi con nín đi, con xem trong giỏ còn gì hay không?”. Cô nhìn vào giỏ rồi trả lời: "Dạ, chỉ còn một con cá bống.”

Bụt nói: "Con hãy đem con cá bống về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một bát hãy dành cho bống. Mỗi lần cho ăn, con hãy gọi:

“Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”

Con không gọi như thế thì nó không lên ăn đâu đấy.” Nói xong, Bụt biến mất. Tấm đem bống về nhà, làm như lời Bụt dặn, chẳng mấy chốc, bống và Tấm trở thành đôi bạn thân thiết.

Thấy Tấm có dấu hiệu lạ, mẹ con Cám sinh nghi, đi theo sau Tấm ra giếng. Thế là mẹ con họ bàn kế hoạch, dụ Tấm đi chăn trâu đồng xa để ở nhà hai mẹ con họ làm thịt bống.

Tấm về, vẫn gọi bống như cũ nhưng không thấy bống đâu, nhìn trên giếng nước có cục máu nổi lên, Tấm ôm mặt khóc. Bụt lại hiện lên, bảo Tấm hãy tìm xương bống bỏ vào bốn cái lọ và chôn xuống dưới bốn chân giường. Nhờ vào một con gà, Tấm đã tìm thấy xương và làm theo lời Bụt dặn.

Ít lâu sau, trong làng có lễ hội do nhà vua mở. Mẹ con Cám sắm sửa quần áo đẹp để trẩy hội. Ghét Tấm, họ trộn gạo với thóc vào nhau, bảo khi nào nhặt riêng ra xong thì mới được đi. Tấm lại khóc nức nở, Bụt bảo Tấm hãy đem gạo thóc ra ngoài sân để chim sẻ nhặt và hãy đi đào lọ lên. Khi đào lên, mỗi lọ đều có điều bất ngờ, nào là áo mớ ba, áo xống lụa, yếm lụa, đôi hài thiêu, một con ngựa và một bộ yên cương xinh xắn.

Trên đường đi lễ hội, Tấm đánh rơi một chiếc giày. Khi đi ngang qua chỗ ấy, nhà vua thấy một chiếc giày rất xinh, và quyết định rằng ai ướm vừa, thì người đó sẽ là hoàng hậu. Mọi người chen chân nhau ướm, trong đó có mẹ con Cám. Đến lượt Tấm vừa ướm vào thì đã vừa chân. Thế là từ hôm đó, Tấm vào cung và trở thành hoàng hậu. Nhân ngày giỗ cha, Tấm về nhà. Vì ghen tị với Tấm, dì ghẻ bảo Tấm hãy trèo lên cây cau và khi Tấm lên đến sát buồng thì bà ấy dùng dao đẵn gốc. Tấm ngã lộn cỗ xuống ao chết và dì ghẻ đưa Cám vào cung thay thế chị.

Tấm chết hóa thành con chim vàng anh bay vào vườn ngự, mỗi ngày hót cho vua nghe. Cám ganh tị và đã giết chim làm thịt. Thế là lông chim hoàng anh hóa thành cây xoan đào, ngày ngày vua mắc võng hóng mát. Cám mách mẹ và mẹ Cám bảo hãy chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Khung cửi lúc nào cũng rúc rích và kêu kót két. Cám đốt khung cửi và đem tro đổ ngoài đường. Đống tro lại mọc thành cây thị lớn và ra được một quả. Và một bà lão quán nước đã đem quả thị về nhà. Ngày ngày khi đi làm về bà thấy cơm nước đầy đủ, nhà cửa sạch sẽ. Bà rình thì thấy Tấm bước ra từ quả thị và bà xé vụn quả thị. Vua ngang qua quán nước, thấy quán sạch sẽ, vua ghé vào. Thấy têm trầu cánh phượng giống vợ mình và gọi người têm trầu thì vua nhận ra đó là vợ mình, vua truyền cho quân hầu rước nàng về cung.

Thấy Tấm đẹp hơn trước, Cám hỏi Tấm để làm theo. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đổ nước sôi vào. Cám chết, Tấm đem xác làm mắm rồi gửi về cho dì ghẻ ăn. Bà nức nở khen ngon, con quạ bay đến đậu kêu rằng: “Ngon ngỏn ngon ngon! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Bà quát mắng và đuổi quạ đi. Nhưng khi ăn gần hết, cuối chòm hĩnh bà mới nhận ra đầu lâu của con gái mình và lăn đùng ra chết.