K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2018

Mưa tầm tã, giã thêm cho nát thân xác hoang tàn của một công trình đổ nát hiện vẫn còn đè bẹp vài số phận hẩm hiu. Lực bất tòng tâm, mấy anh mấy chú cứu trợ đành chịu buông xuôi trước nhịp vẫy của đôi tay mỗi phút trôi qua yếu dần đi của một con người xui xẻo đang quằn quại, ngột ngạt trong đống sắt thép.
Ở xa xa bên kia hàng rào ngăn cách, đằng sau cả đám người bu đông cả đường đi kia, có một người phụ nữ tuổi còn trẻ, ngồi bệt dưới đất, bên cạnh cuốn sổ đen và cái túi xách bằng vải bông đã phai màu. Gò má ướt đẫm, chả biết được đó là do nước mắt , mồ hôi,hay nước mưa chỉ biết nó đang đầm đìa trên khuôn mặt thất thần và tái xanh của cô.Mưa vẫn chưa ngớt, từ lúc chiều rồi, đến giờ trời đã tối hẳn,trên mảnh đất đau buồn này chỉ còn vài con ngừơi sắp ngã gục vì thể xác và tinh thần hành hạ, cô vẫn ngồi đó, nét mặt lạnh tanh đương thấm sự lo lắng vô cùng, chốc chốc lại gật gà gật gù, toan ngủ , đến mãi sớm mai, mặt trời còn chưa thức hẳn, chợt có một anh đội nón bảo hộ, quần áo xộc xệch tất tả chạy đến, đứng truớc mặt cô lúng túng, không dám nhìn cho thẳng, cứ đánh mặt sang chỗ hỗn độn ấy mà rặng ra chữ :” Bình tĩnh nghe tin này Nâm nhé..Đừng buồn Nâm ơi…chú Tín nói đã thấy xác…cũng đã xác nhận được tên…chính nó Nâm à, ko ai khác…nó đã đi thật rồi Nâm ơi…” Rồi yên lặng.. rồi òa khóc… cả hai ngừoi như chìm vào một thế giới đau đớn khốc liệt và nguyên nhân là một con ngừơi mà họ đã yêu mến vừa rời bỏ họ mà ra đi vĩnh viễn
“Hức..hức…”tiếng nấc xé lòng của mẹ, đã một tháng qua, cái bức họa thảm khốc ấy vẫn chưa buông tha cho tâm trí của mẹ. Cứ đến chiều trời vừa chập tối là hình ảnh của cha lại hiện về nhiều hơn, mẹ cứ tự tưởng tượng ra cái cảnh cha vùng vẫy một cách vô vọng, rồi cố cảm nhận cái nỗi đau ấy để mà khóc nấc lên. Rồi lại len lẻn ra chỗ bàn thờ cha, ngồi bên linh cửu cha mà than thở:
-Anh này, số mình xui thế anh nhỉ? Cũng đúng chứ, người nghèo có cái khổ của người nghèo, cái khổ của ngừơi nghèo là “khổ liên miên”- rồi khẽ nấc lên, cái giọng nói mỗi lúc lại thêm nghẹn ngào - hức..anh bỏ con bỏ em mà đi, anh đi được thì anh ráng mà sống cho sướng với ông bà, còn lại nỗi khổ của anh ở nơi này thì em thay anh em gánh…em sẽ gánh tất cả..một mình em gánh…hư..hư..
Mẹ khiến tôi muốn khóc, tâm trí tôi hỗn loạn và sao sự hỗn loạn cứ sinh sôi nảy nở thêm trong đầu, càng hỗn loạn, không thể chứa được ngần ấy suy nghĩ nữa,tôi cảm thấy…
...
Căn nhà này thật ngột ngạt,
Căn nhà này thật buồn chán, thật rùng rợn.
Tôi ước mong được rời khỏi đây thật nhanh,
Rời khỏi mẹ là một người phu nữ nhiều nước mắt và hay than vãn.
Tôi muốn rời khỏi đây thật nhanh,
Rời khỏi sự bi quan đó như thể nó sẽ đuổi theo tôi và biến tôi thành một con người đau khổ như mẹ.
Chạy trốn khỏi đây là điều tôi muốn.
Trốn đến nơi nào chỉ có mình tôi thôi.
Tôi còn muốn…
Đột nhiên xung quanh tôi tất cả đều là màu đen, như thể hai mắt đang nhắm tịt nhưng mà sự thật là nó đang mở to, bốn bề im lặng, tôi tự hỏi mẹ tôi đâu, sao không đi thắp nến đi, cái nệm đâu, không đến được chỗ cái nệm thì làm sao mò được cái quat tay để quạt cho mát thì mới ngủ được chứ, tôi cứ đinh ninh là cúp điện và theo thói quen thì khi cúp điện cứ mò theo bức tường khi nào đụng phải cái ghế thì rẽ trái và khi nào đụng cái nệm thì cúi xuống và mò xem cái quạt ở đâu, đó là nhiệm vụ của tôi, nhiệm vụ của mẹ là thắp nến và… nhiệm vụ của ba là bất ngờ hét to lên và cố hù cho mẹ và tôi sợ phát khiếp, đó là cái niềm vui của ba khi cúp điện.
Nhưng không phải vậy, xung quanh tôi không có chút động tĩnh, không có tiếng la thất thanh và đôi bàn tay bất chợt nắm chặt vai tôi của ba cũng không có ánh nến lấp ló, lập lòe của mẹ,
Tôi đi mãi đi mãi, mò mẫm hai bên nhưng không thấy bất cứ cái ghế nào đụng cái cốp vào chân như thường lệ.Sư khác lạ làm tôi sợ, bất giác nhớ lại câu chuỵen ma của Ngọc Ngạn vừa xem hôm rồi, tôi rùng mình, cảm thấy toàn thân muốn rụng rời.Tự nhiên, cái gì đó nắm lấy chân tôi, cái gì lành lạnh, kéo tôi muốn ngã xuống:
-Á..á…á…!Cứu con với mẹ ơi.Cứu!Cứu con!Cứu con mẹ ơi…
Tôi cố vùng chạy, tim đập như trống đánh, lúc này thật kinh dị, thật kinh khủng, tôi nhắm mắt lại, cố nghĩ đây chỉ là một giấc mơ, chợt có ánh sáng nhỏ du hành vào nơi tối tăm này, tôi mừng hết lớn, vừa sợ vừa hy vọng.Thế mà ánh sáng đó vô tình cho tôi thấy một hình ảnh kinh khủng nhất trong đời mà tôi chưa từng nhìn thấy cái hình ảnh nào khủng khịếp hơn thế trong suốt thời gian tôi sinh ra đến giờ.”Cái gì đó” nắm chặt chân tôi chính là một bàn tay, bàn tay trầy trụa, có ít máu nhòe ở các vết trầy, mà cái rùng rợn nhất, đó là bàn tay của một người đàn ông mặc cái áo có thêu cái chữ N là chữ kí của mẹ tôi khi may áo cho cha tôi.Thật điên rồ, chưa có chuyện gì điên rồ hơn chuyện này, cha tôi đã chết rồi và cha đẹp trai lắm, còn người đang nằm đây thật ghê rợn, hốc hác, xanh xao, bầm dập, tôi sợ quá, sợ lắm, ước gì có mẹ ở đây với tôi hay nếu có thằng Ù cũng tốt, thằng ấy chả sơ cái gì bao giờ cả, vì thế có thể nó sẽ làm cho tôi hết sợ hãi.
Nhưng thực tế là tôi chỉ có một mình, tôi thừa nhận là tôi đã ước được ở một mình nhưng một mình ở thế giới giống thế này thì chưa bao giờ tôi nghĩ đến . Bàn tay ấy dần nới lỏng ra và rớt xuống đất.Cha của tôi đây sao?Mười hai năm sống bên cha có lúc yêu cha có lúc giận cha, một tháng không còn cha và đây là giậy phút gặp lại thật khó ngờ, khi đã khẳng định được đó là cha của mình, và sau những giây phút hoàng hồn, sợ hãi thì lúc này đây lòng tôi nặng nề làm sao, niềm vui đoàn tụ đè nặng lên tất cả những cảm xúc khác, tôi nhìn cha, lúc này đây cha thật yên lặng, cha chẳng nói gì cả, chẳng buồn nói một câu bông đùa , ánh sáng mỗi lúc thêm tỏ hơn, tỏa rộng ra xung quanh cha, ba thanh thép đã rỉ, chắc tại mấy bữa ông trời khóc quá chừng, trên chân phải của cha, một miếng bê tông còn ẩm và lạnh tanh,đè chân cha nát tan, máu loang ra đất, tôi tự hỏi, còn bao nhiêu người đã chịu cảnh như cha? Bỗng tối dần lại, một, hai, ba giọt nước rơi rơi, có hạt rơi rất nhanh, có hạt rơi chậm rãi, có hạt thật nặng và đầy nước, có hạt bé xíu như bụi phấn, chúng nó cứ rơi vô tư như thế, tạo nên một giai điệu thật đẹp đẽ nhưng buồn và rất buồn.Chúng rủ rê cả nước mắt của tôi rơi theo, rớt lên khuôn mặt của cha, khuôn mặt vốn dĩ đang gầy gò và rất xanh.Người ta nói tình phụ tử là một tình cảm thiêng liêng và kì diệu, người ta đúng, tôi có thể nghe tiếng cha thở, và cơ thể cha chuyển động, cha đang sống lại, tôi bắt đầu thấy nghi ngờ sự việc này, nó giống truyện cổ tích và thường chỉ có trong phim, cớ nào lại đến với một con ngươi` “chẳng có gì” như tôi?Mọi thứ trở nên mơ hồ, huyền huyền ảo ảo, mờ nhạt và phai nhòa thấy hẳn, bấy giờ, tôi chỉ thấy cha ngồi dậy, và tôi nhớ từng lời cha nói :
-Cha yêu con, con gái, cha yêu mẹ con.Con nói với mẹ như thế, con nói với mẹ, cha luôn luôn nghe thấy mẹ than vãn với cha, con truyền lời của “vị vua già” này đến “ thái hậu” là “xì tốp” than vãn đi con nhé!Cha nghe chán quá rồi! - nói đến đây, cha tôi khúc khích cười
Thật hạnh phúc khi được nghe laị cái điệu cười và lời nói quen thuộc như thế, tôi thấy cha dễ thương quá, và thóang nghĩ “trên đời này không ai có được cha như cha của mình”,bỗng, cha đổi giọng trầm xuống:
-Con gái, từ nay, có lẽ cuộc đời con sẽ có chút thay đổi đấy, biết không con?Cha sẽ không thể giúp đỡ mẹ được nữa, vì vậy mẹ sẽ rất cơ cực, mẹ sẽ rất mệt, và mẹ sẽ cáu lên!Con thấy mẹ cáu chưa?Ôi cha sợ lắm đấy.Ha ha.Này con, cha thật là buồn vì từ nay sẽ bỏ lỡ rất nhiều chuyện nhưng có một điều cha muốn con nhớ : “sự mất mát dẫn đến một sự khắc phục, sự khắc phục phải đưa đến một sự tốt đẹp hơn, như thế thì sự mất mát ấy mới không vô ích”.Rồi mọi thứ sẽ lại như bình thường, quan trọng là từ đây, ta có tốt lên hay không và ta phải cố gắng làm sao không để xảy ra thêm sự mất mát khác.Từ nay, con phải thay cha an ủi, động viên mẹ này, giúp mẹ những việc mà mẹ vẫn làm, để mẹ có thời gian làm những công việc ba “nhường” lại cho mẹ đó con, nhớ lời cha chưa nào?
Thật dễ dàng cho tôi trả lời:”Dạ vâng ạ!”
Và nhanh như thời gian cho một cái xe tải từ trên ngôi nhà hai tầng rớt xuống đất, tôi trở về căn nhà yêu dấu của tôi.Sau bức tường, tiếng mẹ hòa với tiếng nấc:”Sao không bật đèn vậy con gái?”.”A !Mẹ mẹ.”-nguời tôi lảo đảo, đến ôm me một cái thật chặt, cảm thấy tâm hồn thật bình yên và hạnh phúc.Tôi nói với mẹ:
-Mẹ này, con yêu mẹ lắm!Mẹ có mệt không con lấy cho li nước?
Rồi tôi nói với ba “Con cũng yêu ba lắm!Ba yên tâm, con gái ba sẽ làm cho mẹ thật hạnh phúc, con sẽ ngoan hơn bất kì đứa trẻ nào trên đời, con rất bùôn đó ba, vì mai này con sẽ không bình thường nữa, con sẽ thành mồ côi, là một đứa vừa nghèo vừa mồ côi, nhưng mà ba ơi, con gái ba sẽ cố gắng, dù điều đó thật khó khăn.”Sự mất mát dẫn đến một sự khắc phục, sự khắc phục phải đưa đến một sự tốt đẹp hơn, như thế thì sự mất mát ấy mới không vô ích”, phải không ba? 

k đúng mk nhé

1 tháng 10 2018

Có những hoài bão, có những khát vọng mà ta sẽ chẳng bao giờ thực hiện được trong thế giới thực tại. Có lẽ, nó chỉ tồn tại trong giấc mơ có phép màu kì diệu, có nàng tiên, ông bụt, thánh thiện và hiền lành. Nhưng cũng chính giấc mơ đó sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta thực hiện được khao khát của mình, dù chỉ là một phần nhỏ nhoi...Bị choáng ngợp bởi một quầng ánh sáng và âm thanh kì lạ, tôi dụi mắt tỉnh dậy. Cả căn phòng được bao trùm bởi màu vàng ấm áp và sáng lấp loáng. Một cô bé rất xinh, cỡ trạc tuổi tôi, mắt cô có màu xanh và mái tóc vàng óng ả thắt nơ thật gọn gàng. Cô bé nói một câu bằng tiếng Việt, rất sành sỏi: - Hãy đi với tôi, tôi sẽ dẫn bạn đến một nơi thật đẹp, rời xa cái thế giới đầy mâu thuẫn và bất công này !Tôi ngây người ra, chưa hết bàng hoàng cô bé lại nói tiếp:- Hãy nhắm mắt lại, bạn có nghe thấy tiếng gió vi vu không? Có nghe thấy tiếng hát êm dịu, bay bổng không? Đấy. Đó chính là thế giới của chúng ta. Tôi làm theo lời cô bé, dần dần khép hai mi mắt lại. Toàn thân tôi nhẹ hẫng rồi từ từ bay lên giữa không trung. Tiếng piano nhẹ nhàng hòa quyện cùng tiếng violon réo rắt dẫn tôi đến “xử sở thần tiên”.- Chúng ta đang bay sao? – tôi hỏi.- Đúng vậy, chỉ một lát nữa thôi là sẽ đến, đừng mở mắt ra cho đến khi tôi bảo bạn.“Không biết thế giới bạn đó đưa mình tới sẽ như thế nào nhỉ?” – tôi nghĩ thầm. Một nỗi sợ hãi vô hình bao trùm cả thân xác. 

k mk nhé

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 10 2018

Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lợi lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 10 2018

Cai lệ là tay sai trung thành của xã hội thực dân nửa phong kiến, bức bách và chà đạp lên nhân dân thống khổ.

Chị Dậu là người nông dân hiền lành chân chất, yêu chồng thương con, có sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

1 tháng 10 2018

Tâm trạng của bé Hồng trong bài hồi kí Trong Lòng Mẹ của Tác Gỉa Nguyên Hồng 

Lúc đầu khi nghe bà cô độc ác nói xấu mẹ mình:

Dành trọn tình yêu thương cho mẹ

Không bị những lời lẽ cay kiệt ảnh hưởng đến tình yêu dành cho mẹ minhg

=> Quyết tâm bảo vệ và bênh vực cho mẹ "không cho những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..Nước mắt đầm đìa..." ; "Gía những cổ tục..mới thôi"

=> Thể hiện sự căm ghét muốn đập tan hết những cổ tục đã đày đọa mẹ em

* Cảm giác được sống trong lòng mẹ 

gọi bối rối "mợ ơi,..."

-> Tiếng gọi khao khát tình yêu thương dồn nén từ bấy lâu nay

-òa lên khóc nức nở

=> Đó là giọt nc mắt vui sướng tột đọ khi đc sống trong lòng mẹ

mẹ vẫn đẹp như xưa

=> Ca ngợi tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng ,đẹp đẽ ko gì phá vở nổi và tình yêu thương mẹ vô bờ bến của chú bé Hồng

30 tháng 9 2018

"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu. 

   Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

 Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.

   Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"

   Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.

30 tháng 9 2018

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

30 tháng 9 2018

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

30 tháng 9 2018

vậy thì bạn tự mình vào vietjack đi