'' Khi con tu hú '' của Tố Hữu đã thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. Em hãy chứng minh
LẬP DÀN Ý CHI TIẾT NHA
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng- dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Câu thơ nào miêu tả cụ thể những nét đặc trưng của dân chài lưới?
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
- Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ -
Khắp dân chài tấp nập đón ghe về
.Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
- Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
- Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
=> Thể hiện rõ nét đặc trưng của người dân chài , mạnh mẽ , mang nặng mùi muối đặm đà và linh hông thiêng của biển cả mà chỉ riêng dân chài lưới mới có.
- Tác giả sử dụng những từ ngữ miêu tả để làm nổi bật hình ảnh dân chài lưới mạnh mẽ, chất phác
Cảm nhận sách: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” Nguyễn Nhật Ánh
Trong mỗi người chúng ta chắc chắn ai cũng đều có tuổi thơ! Tôi cũng vậy, hàng tỷ người trên thế giới này cũng vậy! Dù bạn có là người già hay trẻ, là người lớn tuổi hay vẫn còn thanh niên và dù chúng ta có lớn lên theo những cách khác nhau đi chăng nữa thì đa phần tuổi thơ của chúng ta đều diễn ra một cách khá giống nhau. Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi với một đống công việc được giao mỗi ngày, mệt mỏi với một đống tài liệu dày cộp đang chờ được giải quyết hay đau đầu với những suy nghĩ về cuộc sống này, những lúc như thế bạn có thực sự muốn đầu óc được thảnh thơi? Bạn muốn được thoát ra khỏi thế giới phức tạp đó? Những lúc như vậy xin hãy dành thời gian để đọc cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Một trong những truyện dài thành công của ông - một tác phẩm nhận được Giải thưởng Văn học Asean năm 2010.
Tác phẩm gồm những truyện nhỏ xoay quanh 4 đứa trẻ tiểu học trong một khu xóm là Tủn, Tí, Sún, Hải Cò và Cu Mùi. Trong đó người kể chuyện là nhân vật tôi - tức cậu bé Cu Mùi. Những câu chuyện về tuổi thơ được kể lại và nhận xét bởi Cu Mùi gần 50 tuổi. Xin đừng vội nghĩ cuốn sách này chỉ dành cho lũ trẻ con lít nhít đang còn độ tuổi chọc phá, cuốn sách này dành cho tất cả chúng ta - những người đã từng có tuổi thơ như chính tác giả đã khẳng định sau cuốn sách “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Khi đọc cuốn sách này bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của chính bản thân ở những ngày xa xưa - là những trò giả vờ ngủ say để được bám trụ vài phút quý giá trên chiếc giường trước khi dậy đi học; những lúc hối hả chạy đi truy lùng sách vở để nhét vào cặp sách trước khi đến trường và còn vô cùng nhiều chiêu trò lém lỉnh thời học trò... Sẽ có những lúc bạn thấy mình đã từng rất nghịch ngợm giống cậu bé Mùi trong truyện và những suy nghĩ của chúng ta thời thơ ấu thật giống với nhóm bạn tiểu quỷ trong tác phẩm. Chúng ta đã từng suy nghĩ rằng kho báu là những thứ có thật và chúng được chôn ở trong vườn, dưới cái cây hay trong bãi cát nào đó. Cũng giống như họ, chúng ta đã từng bực bội thốt lên những câu nói điển hình như: “Người lớn thật khó hiểu và bất công”. Bạn đã từng lập một phiên tòa kể tội bố mẹ như nhóm bạn của Cu Mùi chưa? Chắc chắn trong số chúng ta đã có nhiều người làm vậy rồi. Chúng ta ngồi lại với nhau, thay phiên đóng giả bố mẹ của nhau và cùng nhau nói lên hết những suy nghĩ, những điều chúng ta thấy người lớn luôn bất công và sai phạm. Điều đó không có gì là xấu cả. Khi còn trẻ thơ, mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình.
Khi chúng ta lớn hơn một chút, chúng ta có những cảm xúc, những tình cảm dành cho người khác giới, đó có thể là cậu bạn cùng lớp, cô bé hàng xóm trong khu - cũng giống như tình cảm dễ thương và sự ghen tuông vô cớ của Cu Mùi dành cho bé Tủn. Để rồi khi chúng ta trưởng thành, gặp lại nhau, thú nhận với nhau những cảm xúc ngốc xít ngày xưa mới thấy sự rung động đầu đời đó trong sáng và đáng yêu biết bao.
Chỉ qua 12 chương truyện ngắn ngủi trong cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” nhưng đã vẽ lên cả một thế gới tràn ngập kí ức của mỗi người chúng ta. Khi đọc xong cuốn sách này tôi tin rằng tất cả chúng ta đều muốn có một tấm vé trên chuyến tàu hành trình tìm về với những kí ức để được sống lại khoảng thời gian rất đỗi bình dị và ngọt ngào của tuổi thơ. Cũng sẽ có không ít người thấy mình thật khờ khạo khi còn bé, đừng xấu hổ hay cố gắng né tránh bởi vì đó chính là một phần quá khứ của mỗi chúng ta – những kí ức rất đẹp, rất trong sáng và đáng được trân trọng. Đó chính là tất cả những gì mà tác giả muốn gửi gắm thông qua cuốn sách này.
#$@%#@ ^_^ Chúc bn hok tốt ^_^ %#$#
Nhớ giữ lời nha
Cho tôi xin một vé về tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh
Có thể có nhiều người hỏi rằng: Văn viết cho thiếu nhi có thiếu đâu, sao cứ là Nguyễn Nhật Ánh? Vâng, bởi lẽ, đằng sau mỗi câu chuyện như có như không đó là những suy tư, triết lí về cuộc sống. chất triết lí không cao xa, nặng nề mà nhẹ nhàng len lỏi trong từng trang viết; có cả trong tiếng cười, sự hồn nhiên, và cả trong nỗi buồn, tư lự, trăn trở rất đời.
Vâng, sách Nguyễn Nhật Ánh không chỉ đơn thuần là “ăn khách”. Bởi, bên cạnh tính giải trí, những trang viết của chú còn mang giá trị thẩm mĩ, giá trị nhân văn cao đẹp. Nhà văn đã tạo được một “Khóe” văn riêng: Đó là những câu chuyện tự sự và đối thoại nội tâm trong thế giới tuổi thơ của mỗi người. Đọc Nguyễn Nhật Ánh, ta còn tự khám phá chất hài hước trong ta. Sẽ không bất ngờ nếu bạn bắt gặp một ai đó đang say sưa bên trang sách và bỗng bật cười hồn nhiên. Đích thị là họ đang đọc Nguyễn Nhật Ánh!
Nguyễn Nhật Ánh là tác giả mang lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất. Tôi luôn tò mò tại sao một người lớn tuổi như thế lại có lời văn trẻ trung vui nhộn đến vậy. Từ bao giờ, đọc nhưng tác phẩm của ông tôi lại như muốn sống lại trong tuổi thơ với biết bao điều thú vị mà bây giờ mình không thể có lại được, thấy mọi thứ sao có nhiều điều mới lạ quá.
Ngoài thế giới con người, các con vật như con chó, con mèo hay cả con lợn, con gà đều có thể có một cuộc sống đầy đủ màu sắc đến vậy sao. Và chính những cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa tôi đến với văn học. Đọc sách của ông từ năm lớp 7, tôi đã bị lôi cuốn trước thế giới thần tiên đầy màu sắc mà nhà văn đã tạo ra, từng dòng chữ kia là những nét mực phác học những bức tranh cổ tích rực rỡ, khiến cho việc màu xanh không còn là màu xanh mà là một màu gì đó thật mới, thật sự mới.
Cuốn truyện được nhiều người yêu mến tôi muốn giới thiệu đến mọi người, một cuốn sách rất đặc biệt, tác phẩm đạt giải thưởng văn học Asean 2010 - “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Vâng, sở dĩ tôi nói đây là một tác phẩm đặc biệt bởi ở mặt sau cuốn truyện nhà văn viết “Tôi viết sách này không chỉ dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em …Tôi muốn người lớn thông cảm với trẻ con hơn”.
Trên chuyến tàu đặc biệt được làm bằng kỷ niệm, một người đàn ông quay trở lại thăm thời thơ ấu của mình, những trò tinh nghịch, những suy nghĩ rất trẻ thơ được kể lại với giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng và hài hước. “Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt. Năm đó tôi tám tuổi… Đó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa… Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm… Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ. Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa..”. Đó là đoạn trích trong chương đầu tiên của tác phẩm có tiêu đề: Tóm lại là đã hết một ngày. Một ngày của cu Mùi - nhân vật chính là cố thức dậy vào buổi sáng, đánh răng, rửa mặt và đi học. Là bữa ăn và giấc ngủ bị ép buộc vào buổi trưa. Là việc vệ sinh thân thể và ngồi vào bàn học bài đến khi ngủ gục trên bàn vào buổi tối. Không chỉ với cu Mùi, mà với Hải cò, con Tý sún, con Tủn mà có lẽ với nhiều đứa trẻ khác vào năm chúng tám tuổi ngày nào cũng trôi qua như thế.
Mở đầu như thế, cuốn sách khiến độc giả giật mình, tự hỏi, tuổi thơ thời bây giờ phải chăng đã già đi mất rồi? Và cu Mùi chỉ “trẻ” lại khi cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng “bảo bối” sẵn có của trẻ thơ - đó là trí tưởng tượng. Với bảo bối ấy, cu Mùi đã “tập tành làm một nhà cách mạng tí hon”vậy là cả một thế giới ngây thơ, trong sáng và cũng không kém phần u sầu, nổi loạn hiện ra. Chúng dùng trí tưởng tượng biến con chó thành bàn ủi, gọi cái đầu là cái chân ,và, thằng bạn thân là Thầy hiệu trưởng…Chúng cho rằng: Học bài là lêu lổng; chạy nhảy, trèo cây, tắm sông, đánh lộn mới là con ngoan. Ngay đến cả bảng cửu chương, 2 nhân 4 cũng không muốn là 8, mà “phải là cái gì cũng được, miễn là khác đi”;. Thậm chí, cu Mùi còn cho rằng, cả chuyện trái đất ngày ngày quay quanh mặt trời cũng là một việc hết sức buồn tẻ mà nếu nó là trái đất, nó sẽ “tìm cách quay theo hướng khác”. Và đằng sau cái trò chơi kì quặc ấy của bọn trẻ là: “…Muốn thay đổi một cách gọi, thậm chí nếu được thì đặt tên lại cho cả thế giới, chỉ với một mục đích hết sức tốt đẹp là làm cho thế giới mới mẻ, tinh khôi như được sinh ra lần nữa…”
Từ trò chơi nói ngược này tác giả đã khéo léo đan cài giữa suy nghĩ trẻ thơ với suy nghĩ của người lớn: “…Người lớn cũng rất thích chơi trò này, tất nhiên với một mục đích hoàn toàn khác… gọi hối lộ là tặng quà trên mức tình cảm, gọi những hành vi sai trái là thiếu tinh thần trách nhiệm,… Mục đích của sự đánh tráo khái niệm này là đẩy vô chỗ mù mờ những gì đang vô cùng sáng rõ… và minh bạch đến mức dù muốn cũng không ai có thể hiểu khác đi…”. Nếu vậy thì xem ra trẻ con ngây thơ và trong sáng hơn nhiều.
Chúng cũng thích làm người lớn bằng trò chơi tình yêu: Chú Nhiên yêu cô Linh, tôi hỏi thì chú bối rối đỏ mặt. Sau này khi có mối tình đầu thứ 8 tôi mới hiểu vì sao khi yêu một người dễ hơn cắt nghĩa vì sao ta yêu người đó. Rồi cũng thử định nghĩa cả tình yêu, rằng “yêu cũng như học bơi vậy, ai lười sẽ bị chìm”. Rồi cũng học theo người lớn nhắn tin kiểu buồn sầu vì nhớ nhung: chiều nay mình đi dạo nhé, buồn ơi là sầu; chiều nay mình lai rai một chút chăng, buồn ơi là sầu. Nói là thế, có làm được gì đâu, chỉ nhắn theo thôi mà, nhưng rồi buồn ơi là sầu vì bị bố đánh đòn khi bị phát hiện.
Xuyên suốt tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là những trò nghịch ngợm, những suy nghĩ rất đỗi hồn nhiên, trong trẻo của những đứa trẻ mà người lớn thường cho là “trò trẻ con”. Nhưng qua đó, để những độc giả đang làm cha mẹ phải ngỡ ngàng nhận ra rằng: đôi khi mình đã sai khi tự cho bản thân cái quyền phán xét con trẻ. Có ý kiến độc giả cho rằng những đứa trẻ trong truyện đã mở cả một phiên tòa phán xét người lớn. Phiên tòa ấy phản ánh rất thật, rất đúng nguyện vọng và chính đáng của tuổi thơ: đó là sự công bằng.
Cứ thế, không có những tình tiết câu khách, không dụng công để xây dựng cốt truyện gay cấn; một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, Nguyễn Nhật Ánh dẫn dắt người đọc háo hức cho đến hết 12 chương truyện.
Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin cho mình một chỗ ngồi trên chuyến tàu về lại tuổi thơ mà còn mang tặng tất cả mọi người một tấm vé để tìm về nơi trong trẻo, ngây ngô và yên bình nhất của đời người. “Được tắm mình trong dòng sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bụi bặm của thế giới người lớn một cách diệu kỳ”. Cuốn sách chính là tấm vé trở về tuổi thơ của bạn, và dĩ nhiên trên con tàu ấy, sẽ không có một ai là người soát vé…!
Trang sách cuối cùng khép lại - lấy cảm hứng từ một đoạn trong thi phẩm của nhà thơ Nga Robert Rojdesvensky - mở ra một khoảng trời của ngày xưa trong veo, lung linh một miền hoa nắng, làm tim ta thổn thức:
... Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà.
Đến ga, xếp hàng mua vé.
Lần đầu tiên trong nghìn năm. Có lẽ.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Vé hạng trung.
Người bán vé hững hờ…
Khe khẽ đáp - Hôm nay hết vé!...
Những kỷ niệm như ùa về khi đọc xong cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Một cuốn sách lấy nhiều xúc cảm trong tôi. Đọc hết trang cuối, tôi còn tìm xem có cái gì còn sót lại cho mình đọc tiếp hay không. Nhưng tôi chắc chắn mình sẽ lại “gặm nhấm” cuốn này thêm “n lần” nữa, có thể là lúc rảnh rỗi, hay những lúc giải lao, có thể là lúc tôi cô đơn và không biết những lần sau khi đọc lại liệu tôi có còn cảm xúc như lúc này? Nước mắt đã làm nhòe những trang cuối cùng do những câu thơ ám ảnh, hay là tôi đang khóc cho những kỷ niệm chợt ùa về?
Với cuộc sống hiện đại ngày nay, không biết tuổi thơ của thế hệ sau này sẽ khác với tuổi thơ của thế hệ trước nhiều lắm không?. Giờ ngay cả khi về quê, những trò chơi thả diều, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò…đã là hiếm thấy. Chỉ thấy những đứa trẻ cắm đầu vào học, xem tivi, ngồi vào máy tính, chơi bất cứ trò gì cũng gắn với công nghệ…không biết mấy mươi năm sau chúng có còn đọc được những tác phẩm na ná như “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ’ rồi lại hồi tưởng lại và lau nước mắt như tôi bây giờ? Tôi nghĩ mình sẽ lại tìm đọc nhiều tác phẩm hơn nữa của chú Nguyễn Nhật Ánh, không đơn giản là để đọc những câu chuyện tuổi thơ mà chú viết, mà tôi đọc để cảm nhận được những triết lý sống trong đó…“Hãy cho tôi xin một vé không hai, vé trung thôi không cần quay trở lại. Chỉ cần cho tôi được trở về tuổi thơ, thì tôi sẽ xin…chờ hoài…”. Nếu muốn xin một vé đi tuổi thơ, hãy đọc cuốn sách của chú Nguyễn Nhật Ánh. Mà thật vậy, nhờ chú, tôi đã có được một tấm vé và vừa kết thúc cuộc hành trình trên chuyến tàu về với tuổi thơ tôi.